Giới y học Nhật Bản vừa tạo nên một kỷ lục trong chẩn đoán ung thư sau khi phát triển thành công kỹ thuật xét nghiệm máu mới, có thể phát hiện được 13 loại ung thư với độ chính xác 96-97%. Tuy nhiên, để dùng 1 liệu pháp mà điều trị được nhiều bệnh ung thư khác nhau thì vị trí kỷ lục phải “nhường lại” cho một phương pháp cổ xưa.
Đột phá trong xét nghiệm chẩn đoán
Theo Japan News, các chuyên gia từ Trung tâm Ung thư quốc gia tại Tokyo đã phát triển thành công một phương pháp thử máu, cho phép phát hiện được đến 13 loại ung thư khác nhau.
13 loại ung thư bao gồm: Ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy, ung thư gan, ung thư tuyến mật, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, u xương và mô mềm, u não glioma.
Các chuyên gia đã dựa vào phân tích microRNA (miRNA), một chất do tế bào sản xuất ra và giải phóng vào máu để điều tiết chuyển động của gene.
miRNA của các tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh có sự khác biệt.
Thử nghiệm đã thành công trên 40.000 mẫu máu đông lạnh. Phương pháp này cũng cho phép chẩn đoán ung thư giai đoạn đầu với độ chính xác 96%. Ung thư vú được chẩn đoán thành công với độ chính xác 97%.
Người đứng đầu nghiên cứu, ông Takahiro Ochiya cho biết: “Bệnh nhân sẽ không cần phải làm nhiều xét nghiệm mà vẫn có thể xác định các giai đoạn và đặc điểm ung thư”.
Đây là một đột phá quan trọng vì hiện tại, chưa có bất kỳ phương pháp xét nghiệm nào có thể xác định được nhiều loại ung thư một lúc như vậy.
Lúng túng trong điều trị
Trong những năm qua, Y học hiện đại đã tốn kém rất nhiều tài chính và nhân lực đầu tư vào các giải pháp công nghệ cho điều trị ung thư. Nhiều loại dòng máy cao cấp đã được tạo ra phục vụ chiếu chụp sàng lọc bệnh ung thư, xạ trị, hóa trị và nhiều thuốc thế hệ mới… Tuy nhiên nhiều phương pháp điều trị hiện đại có chi phí cao nhưng hiệu quả lại không chắc chắn, nhất là khi bệnh đã vào giai đoạn cuối.
Theo Kaiser Health News, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, 72 phương thuốc điều trị ung thư được phê duyệt từ năm 2002 đến 2014 chỉ kéo dài cơ hội sống thêm 2,1 tháng so với các loại thuốc cũ. Và có tới ⅔ trong tổng số các loại thuốc điều trị ung thư phê chuẩn trong vòng 2 năm qua không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh cho việc nó có thể kéo dài sự sống. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố hồi tháng 11/2016 trên tạp chí Y khoa JAMA.
Những loại thuốc này không chỉ mức giá cao hơn, mà dường như những tác dụng phụ mà chúng gây ra cũng nhiều hơn. Ví dụ, trong số các bệnh nhân ung thư tuyến giáp sử dụng loại thuốc đắt tiền nhất là cabozantinibt (cabo), đã có quá nhiều người báo cáo về việc bị mắc các tác dụng phụ như tiêu chảy, mệt mỏi, kiệt sức và khó ghi nhớ các sự việc, nguy cơ nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, thậm chí là đe dọa mất mạng (như đối với Avastin dùng điều trị ung thư vú.)
Tiến sỹ Richard Schilsky, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Y tế tại Khoa Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ cho biết: “Bệnh nhân của chúng tôi cần các loại thuốc hữu ích nhất có thể ở mọi phương diện, nhất là khi tính đến chi phí.”
Ông nói thêm: “Và hẳn là các bạn sẽ bắt đầu đặt câu hỏi xem giá trị thực sự của một liệu pháp là gì, khi mà nó không mang lại nhiều hiệu quả, tính độc hại thì chẳng kém gì loại thuốc sử dụng trước đó, trong khi chi phí lại cao hơn.”
Phương pháp hóa trị rất phổ biến hiện nay trong điều trị ung thư, ngăn chặn khối u phát triển. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Y Albert Einstein (Mỹ) chỉ ra rằng hóa trị có thể kích thích ung thư lan ra khắp cơ thể khiến tình trạng bệnh thêm tệ. Theo các chuyên gia, hóa trị chỉ làm khối u co lại trong thời gian ngắn và tạm thời. Ngoài ra, nó thúc đẩy khối u di chuyển đến vị trí khác đồng thời kích thích hệ thống “sửa chữa” khiến ung thư quay lại mạnh mẽ hơn.
Nghiên cứu xác nhận: Khí công có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư chỉ sau hơn 3 tháng
Bên cạnh phương pháp điều trị truyền thống bằng hóa trị, xạ trị, nhiều chuyên gia cũng đã thử nghiệm các phương pháp “thân thiện” và theo chiều hướng tự nhiên: thải độc cho cơ thể, thay đổi hoàn toàn thói quen dinh dưỡng/lối sống, kết hợp thiền định/khí công. Nhiều kết quả thu được cũng cho thấy đây là hướng đi rất tiềm năng.
Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí U bướu Lâm sàng của Hiệp hội U bướu Lâm sàng Mỹ, cho thấy: bệnh nhân mắc phải các loại ung thư ở giai đoạn cuối đã khỏi hoàn toàn chỉ sau 3 đến 6 tháng tập luyện môn khí công Pháp Luân Công.
Trong số các trường hợp nghiên cứu đề cập đến, có ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư máu, ung thư thực quản, tụy/mật, trực tràng… Trước khi tập luyện Pháp Luân Công, nhiều bệnh nhân đã được điều trị nhưng không thành, nhiều người đã ‘buông xuôi’. Kết quả là, thay vì chỉ sống được hơn 5 tháng theo dự kiến của các bác sĩ, những người này đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại và sau 5 năm vẫn sống bình thường.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã kết luận: “Tập luyện khí công Pháp Luân Công có thể giúp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối kéo dài thời gian sống rõ rệt, hơn nữa, các triệu chứng ung thư cũng cũng cải thiện đáng kể”.
Kết quả này thêm một lần nữa tái xác nhận hiệu quả trị bệnh tuyệt vời của môn khí công Pháp Luân Công.
Một nghiên cứu quy mô trên 35.000 bệnh nhân do các chuyên gia y tế của Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc thực hiện vào năm 1998 cho thấy hiệu quả chữa khỏi bệnh của Pháp Luân Công là trên 98%. Điều đặc biệt là đa số những người tham gia nghiên cứu đã từng qua điều trị Tây y, Đông y trước đây mà không khỏi, nhưng cuối cùng họ lại nhanh chóng hết bệnh sau khi tập môn khí công này.
Minh Thành
Xem thêm:
- 10 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư máu
- Từ cõi chết trở về sau một giấc ngủ, người phụ nữ mắc ung thư bất ngờ khỏi bệnh và kể về bí mật lạ lùng
- Tốn kém, rong ruổi mọi nẻo đường chữa ung thư, chị đã khỏi nhờ môn tu luyện giữa đời thường
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.