Với sự phát triển của y học, con người đã tạo ra được các bộ phận nhân tạo như tim nhân tạo, thận nhân tạo. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có gì nhân tạo mà lại có thể thay thế được gan. Điều đó nói lên sự phức tạp cũng như tầm quan trọng của chức năng gan.

Gan là cơ quan nội tạng đơn lớn nhất trong cơ thể, được ví như “nhà máy kỳ diệu” đảm nhiệm hơn 500 vai trò nội tiết và ngoại tiết quan trọng. Cứ mỗi 2 phút, toàn bộ máu trong cơ thể lại di chuyển qua gan một lần. Chính lượng lớn máu này từng phút từng giây mang các chất dinh dưỡng cũng như các chất độc hại trực tiếp đến gan để gan phân loại, xử lý.

Bên cạnh chức năng sống còn này, gan đảm trách dự trữ cung cấp và điều chuyển, sản xuất các chất tham gia vào quá trình đông máu, hỗ trợ tiêu hóa…

Rõ ràng, gan vô cùng quan trọng. Khi chức năng gan không tốt, cơ thể thường mệt mỏi, yếu và gặp các vấn đề tiêu hóa. Cần đặc biệt nhấn mạnh rằng bệnh gan không chỉ xuất hiện ở người uống nhiều rượu. Người dinh dưỡng kém, nhiều căng thẳng, tiếp xúc với không khí, môi trường ô nhiễm, một số người dùng thuốc trị bệnh… cũng gặp bệnh gan.

Các biểu hiện gan đang kêu cứu

Khi chức năng gan bị rối loạn sẽ biểu hiện ra bên ngoài một số triệu chứng, kỳ thực đây là chính là những lời kêu cứu sớm từ gan mà bạn không nên bàng quang.

1. Đầy bụng và táo bón

Khi gan của bạn đang làm việc quá sức vì chế độ ăn kém, thuốc hay các độc tố từ môi trường tiến nhập vào cơ thể, khả năng tiêu hóa sẽ chịu ảnh hưởng. Hãy nhớ rằng gan tựa như trung tâm điều khiển của hệ tiêu hóa. Khi gan hoạt động chậm chạp hay bị tổn thương, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa như đầy bụng và táo bón.

Ảnh: medimetry.com

2. Mệt nhọc

Những người bị tổn thương gan thường hay cảm thấy mệt mỏi. Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân là do sự thay đổi dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Khi các độc tố tích tụ trong máu do chức năng gan bị rối loạn, bạn có thể gặp các vấn đề về nhận thức như lẫn lộn, thay đổi tính tình.

Ảnh: Ydvn.net

3. Nước tiểu vàng đậm, vàng da vàng mắt

Khi chức năng gan bị rối loạn không chuyển hóa kịp sắc tố vàng, sắc tố này sẽ ngấm vào da, vào củng mạc mắt và thải qua nước tiểu. Triệu chứng thường gặp là nước tiểu vàng sẫm, da vàng, lòng trắng mắt vàng.

4. Mất cân bằng hooc-môn

Gan còn chịu trách nhiệm giáng hóa và loại bỏ hooc-môn dư thừa, giúp các hooc-môn trong cơ thể đạt trạng thái cân bằng tự nhiên. Nhưng khi gan hoạt động không hiệu quả, trạng thái cân bằng bị phá vỡ, từ đó xuất hiện các triệu chứng như thay đổi tính tình, mỡ máu cao, rối loạn kinh nguyệt.

Học cách thanh lọc gan từ Tiến sỹ Mỹ

Nếu bạn nhận thấy mình có các dấu hiệu trên, rất nhiều khả năng chức năng gan đã bị rối loạn. Điều đầu tiên bạn cần làm là giúp lá gan dọn dẹp các chất độc hại. Theo Tiến sỹ John Axe, chuyên gia về liệu pháp tự nhiên tại Hoa Kỳ, bạn có thể đồng thời tiến hành thanh lọc gan qua 6 bước sau.

1. Loại bỏ “độc tố” từ thực phẩm

Các thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống và thức ăn nhiều đường, đồ ăn nhanh, dầu hydro hóa, rượu, rau quả phun hóa chất đều làm tăng gánh nặng lên gan và có thể gây tổn thương chức năng gan. Chính vì vậy, từ bỏ các thực phẩm kể trên và lựa chọn những thực phẩm tươi sạch, không phun hóa chất, dầu dừa, thì chính là bạn đang tiến hành giải độc cho gan của mình rồi đấy.

2. Uống nước ép rau củ

Nước ép nhiều loại rau khác nhau vừa dễ hấp thu, vừa cung cấp nhiều dưỡng chất giúp gan trở nên khỏe mạnh hơn.

Ảnh: Healthplus.vn

3. Ăn nhiều thực phẩm giàu kali

Kali là một nguyên tố giúp thanh thải gan. Có nhiều thực phẩm quen thuộc giàu kali như khoai tây, khoai lang, chuối, đậu đen, đậu trắng, dưa hấu v.v.

5. Sử dụng các thực phẩm chức năng

Một số thực phẩm chức năng chứa thành phần kế sữa, nghệ, rễ bồ công anh, tỏi đen… có tác dụng thanh lọc gan rất tốt. Các sản phẩm này hỗ trợ mô gan, làm bền vững thành tế bào gan và tăng cường giải độc.

Ảnh: Toidenlinhdan.vn

6. Ăn gan bổ gan

Gan bò hay gan gà được chăn nuôi “sạch” chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe của gan. Câu nói “ăn gì bổ nấy” quả là đúng trong trường hợp này.

Đại Hải