Thời tiết chuyển mùa lạnh vào lúc sáng sớm, nóng về trưa cũng là nguyên nhân các loại bệnh tai mũi họng bùng phát đặc biệt là viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Làm sao để phân biệt hai loại bệnh này và có những nguyên nhân nào gây viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí… Tuy không đe doạ tính mạng, nhưng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài, làm ảnh hưởng tới công việc và học tập.

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí.

Cách phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm xoang

Theo Bác sĩ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, với người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì niêm mạc mũi xoang thường rất nhạy cảm, chính vì vậy nên khi tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột sẽ dễ bị kích thích gây tăng tiết dịch dẫn đến tình trạng chảy mũi, sổ mũi nhiều.

Thường gặp nhiều vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy, hoặc khi vào mùa đông lạnh, lúc này nhiệt độ môi trường thường lạnh hơn so với nhiệt độ của cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần xác định chính xác bệnh tình của mình, tránh việc nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng với viêm xoang mãn tính, để từ đó có được phương pháp điều trị hiệu quả.

Giống nhau

Cả viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người: Sức đề kháng kém, chức năng gan yếu, có dị hình như gai, lệch vách ngăn mũi… đều dễ mắc viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính.

Cách phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm xoang (Ảnh: PoCaCo.vn)

Khác nhau

Viêm mũi dị ứng: Bản chất chính là sự phản ứng hệ miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân kích thích từ môi trường như: bụi bẩn, thời tiết, mùi lạ, nấm mốc, phấn hoa… Các tác nhân gây dị ứng có thể xâm nhập qua ba con đường: hít thở, ăn uống, qua da.

Viêm mũi dị ứng gây nên bởi yếu tố di truyền, có nghĩa là nếu bố, mẹ đều bị dị ứng thì con cái chắc chắc cũng sẽ bị dị ứng, thậm chí bệnh còn nặng hơn so với bố mẹ.

Người bị viêm mũi dị ứng thường phát bệnh theo từng cơn, vào thời điểm chịu tác động của các tác nhân gây dị ứng. Ngoài cơn bệnh có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường.

Diễn biến của bệnh viêm mũi dị ứng có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hoặc theo vùng miền…

Viêm xoang: Gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương… không giống như viêm mũi dị ứng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị viêm mũi dị ứng, nhưng có người không bị làm sao.

Viêm xoang có sự khác biệt, không có tính di truyền. Đặc biệt bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, hay gặp nhất là ở độ tuổi trưởng thành, phổ biến là thành phần lao động. Người bị viêm xoang mãn tính lúc nào cũng cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Viêm mũi dị ứng nếu kéo dài liên tục có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính hoặc polyp mũi- xoang.

Ảnh minh họa: baomoi.com.

Các loại viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng theo mùa (còn được gọi là sốt cỏ khô): thường vào mùa xuân, hay mùa hè hoặc cả vào mùa thu (tùy theo vùng) do phấn hoa và các bào tử trong gió, có thể xuất phát từ: cỏ, cây, nấm mốc, lá cây khô…

Viêm mũi dị ứng quanh năm: gây ra bởi những tác nhân trong nhà như các con ve, mạt, bụi nhà và các mảnh da bong tróc của các thú nuôi… Đôi khi, có thể là do các bào tử nấm mốc phát triển ở trên các giấy dán tường, cây trồng trong nhà, rèm thảm, bàn ghế hoặc các vật được bọc vải…

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng

  • Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi (thông thường là chảy mũi loãng trong)
  • Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai
  • Đau họng, ho khạc ra đờm kéo dài
  • Ho khan
  • Cảm giác giống người bị “cảm” kéo dài
  • Bị rối loạn giấc ngủ, có thể có hiện tượng ngáy
  • Mất mùi và mất vị giác, khó tập trung
  • Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.
Ảnh minh họa (Ảnh: Oukas.info)

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Hiện tượng viêm mũi dị ứng biểu hiện khi có các dị nguyên xung đột với kháng thể. Các dị nguyên thường gặp trong cuộc sống bao gồm:

  1. Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi, ve…
  2. Các thức ăn theo đường tiêu hóa như hải sản, tôm, cua…
  3. Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh…
  4. Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, mưa bão
  5. Trong gia đình có người bị hen, nổi mề đay, những cá nhân bị dị ứng dễ nhạy cảm kích thích với các yếu tố ngoại lai, dị nguyên.

Bài thuốc dân gian trị viêm mũi dị ứng

Trong y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các chứng “tỵ cừu”, “tỵ trất”… Thông thường, người ta căn cứ vào các triệu chứng cụ thể mà phân thành nhiều thể bệnh khác nhau và tiến hành trị liệu theo nguyên tắc “biện chứng luận trị” của y học cổ truyền. Về mặt kinh nghiệm dân gian, cũng có khá nhiều bài thuốc và phương pháp trị liệu viêm mũi dị ứng, có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau:

Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hoà đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày (Ảnh: thitruongyduoc.vn)

Bài 1: Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.

Bài 2: Hoa cứt lợn tím tươi 10 cái rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70° rồi lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.

Bài 3: Lá cóc mẳn (nga bất thực thảo) lượng vừa đủ, rửa thật sạch, giã nát rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.

Bài 4: Lá cóc mẳn 65g, tân di 15g, sắc lấy nước, lọc qua gạc sạch rồi nhỏ vào lỗ mũi, mỗi ngày ba lần.

Bài 5: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g, sắc với 300 ml nước lấy 150ml chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 6: Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột rồi trộn thêm với một chút bột thạch cao, bột băng phiến và bột lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi đi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong lỗ mũi.

Bài 7: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hoà đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.

Kiên Định t/h