Do hệ tiêu hóa còn quá non nớt nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc chứng tiêu hóa kém, khẩu phần dinh dưỡng chỉ đáp ứng về lượng mà chưa đảm bảo về chất, khiến trẻ suy nhược, suy dinh dưỡng, cùng với đó hệ thống miễn dịch của trẻ cũng giảm xuống, làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác.

Trẻ đang trong quá trình không ngừng phát triển nên tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng nhiều hơn người lớn, đòi hỏi tiêu hóa năng suất cao. Dạ dày, cơ thắt van thực quản chưa phát triển, còn ở trạng thái nhão. Cơ thắt môn vị phát triển tương đối tốt, phần lớn dạ dày ở vị trí bằng, vì thế trẻ dễ nôn trớ hoặc trớ sữa. Khi mắc chứng tiêu hóa kém, nếu tình trạng này diễn ra thời gian dài, khả năng tiêu hóa thấp khiến trẻ, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…

Trẻ hay nôn trớ

Nôn là phản xạ của các chất chứa trong dạ dày và một phần chất chứa trong ruột non trào ngược. Khi bắt đầu nôn thường nôn ra thức ăn và niêm dịch, nghiêm trọng có thể nôn ra nước mật và dịch ruột. Nếu tắc ruột thấp, có thể nôn ra chất chứa trong ruột có mùi hôi.

Trẻ dễ bị mắc bệnh đường ruột do ăn những đồ ăn khó tiêu hóa. (Ảnh: VietNam Sport News)

Kém hấp thu của ruột

Biểu hiện là trong phân còn nhiều thức ăn chưa tiêu hóa còn gọi là phân sống, sốt nhẹ, đau bụng nhẹ, có thể nổi hạch dễ nhầm với bệnh nhiễm trùng. Khó đại tiện, ợ hơi, sình bụng, biếng ăn, mệt mỏi, sụt cân nhanh, thiếu máu, rối loạn nước và điện giải, xanh xao, suy nhược. Nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thu có thể thiếu men tiêu hóa, tổn thương tạng tiết men tiêu hóa như gan, tụy, mật. Viêm nhiễm do vi trùng, ký sinh trùng đường ruột.

Trẻ biếng ăn quấy khóc

Trẻ không thèm ăn, ăn không ngon, ăn ít. Hệ thần kinh trung ương con người ảnh hưởng các loại kích thích từ môi trường trong và ngoài cơ thể, gây mất thăng bằng chức năng tiêu hóa, sinh biếng ăn thường ở trẻ. Biếng ăn lâu dài liên quan đến bệnh mạn tính ảnh hưởng chức năng đường tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng phát triển.

Bệnh đường ruột khiến trẻ khó chịu hay quấy khóc. (Ảnh: lamchame.vn)

Mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột

Trong môi trường tự nhiên mà chúng ta sinh sống chỗ nào cũng đều có vi sinh vật. Đường ruột của con người thông với bên ngoài, vì thế ruột cũng có nhiều vi sinh vật sống bám, nhưng lợi khuẩn có tới trên 95%, vi khuẩn độc hại chỉ chiếm số ít. Nhưng nếu cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hoặc mắc bệnh mạn tính, sức đề kháng giảm, gây ra vị trí ký sinh của vi khuẩn chuyển dịch gây ra bệnh. Nếu vi khuẩn nhạy cảm với thuốc kháng sinh bị ức chế, còn cầu khuẩn tràng hạt không nhạy cảm sinh sôi nhiều sẽ gây viêm ruột.

Viêm ruột kéo dài

Trẻ thường tiêu chảy kéo dài 2 tuần không khỏi, lặp đi lặp lại, phân xấu, kèm nôn ói, gây mất nước, rối loạn chất điện giải, lâu dần tiêu hao dinh dưỡng, tiêu hóa kém, hấp thu thức ăn yếu, tinh thần mệt mỏi, ăn uống uể oải, gầy gò, thiếu máu và vitamin, giảm miễn dịch. Dễ nhiễm trùng thứ phát đường hô hấp, tai giữa, đường tiết niệu và da. Cũng có một số trẻ sau khi bị tiêu chảy cấp bị giảm hoạt tính men đường kép tạm thời, sự phân giải và hấp thu đường kép kém cũng làm trẻ tiêu chảy kéo dài.

Điều nên biết khi trẻ bị đường ruột

Ăn đúng giờ bảo vệ đường ruột cho bé. (Ảnh: bau.vn)

Cho trẻ ăn đúng giờ: Chú ý ăn đúng giờ, đúng lượng. Trẻ nhỏ ngày ăn 4 bữa, cứ cách 3-4 giờ cho ăn. Trẻ 3-6 tuổi ăn ngày 3 bữa, cách 4-5 giờ 1 bữa. Như vậy dạ dày mới bài tiết hết, giúp dịch vị tiết bình thường. Không ăn nhanh, nhai chưa nhuyễn đã nuốt sẽ hại dạ dày.

Không ăn quá no: Làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ruột, ảnh hưởng nhu động và tiêu hóa, để tránh tình trạng thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu quá, lên men, thối rữa, gây ợ hơi, nôn, không có lợi cho việc hấp thụ dinh dưỡng.

Không quỳ gối: Ăn no mà quỳ gối hoặc ngồi ép bụng làm nhu động và ruột không bình thường, ảnh hưởng tiêu hóa hấp thu, không ăn vặt khi sắp đến bữa chính.

Ngoài ra một số bệnh như viêm gan, lao, viêm loét dạ dày, ruột, bệnh giun sán, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt cũng đều dẫn đến biếng ăn, cần chú ý và điều trị sớm. Trẻ bị bệnh viêm đường ruột nếu biểu hiện đi đại tiện phân nhầy có máu, nôn kèm sốt cao, không nên chủ quan, phải cho trẻ đi khám và điều trị.

Thực phẩm cho bé

Cho bé ăn nhiều hoa quả tươi bổ sung vitamin. (Ảnh: giadinh.net.vn)

Giảm ăn thực phẩm đạm động vật, vì dễ gây dị ứng và lên men trong khung ruột. Nên ăn nhiều rau củ quả, có màu vàng, đỏ, xanh thẫm, trứng, sữa đậu nành, hoặc thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt.

Ăn nhiều trái cây tươi như cam, chuối, bưởi, xoài, nước dừa… đặc biệt là ổi, trong ổi có chứa chất chát có tác dụng an thành ruột, ăn thường xuyên sữa chua, khoai lang nhằm bổ sung Kali, vitamin B6, đây là 2 chất dễ bị thiếu khi trẻ bị viêm đường ruột.

Quan trọng nhất nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng luộc và cá biển, hai thực phẩm này chứa nhiều vitamin D nhất, tác dụng kháng viêm, tăng hệ miễn dịch đường ruột, nên ăn 3 lần/tuần.

Thực phẩm nên tránh

Trẻ bị viêm đường ruột dễ bị di ứng thức ăn và tránh các loại nước có ga, những loại nước này chứa thành phần hóa học, quá ngọt, khiến bệnh nặng hơn, dễ bị tiêu chảy. Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm công nghiệp và đồ ăn nhanh như, xúc xích, dăm bông, đùi gà quay, khoai tây chiên, bim bim… thực phẩm công nghiệp chứa các chất phụ gia và chất bảo quản, rất có hại gây dị ứng cho đường ruột của trẻ. Tránh thức ăn thô nhiều chất xơ như rau bí, rau bầu, hạt ngô, đậu đỗ nguyên hạt, măng tươi, măng khô…

Lê Vân