Thời gian gần đây vấn đề về ngộ độc thực phẩm trong các công ty, nhà hàng xảy ra liên tục trên diện rộng. Nguyên nhân chung là sử dụng thức ăn không đảm bảo. Trước thực trạng trên việc tìm kiếm một phương pháp xử lý kịp thời là điều thiết yếu đối. Bài viết này chúng tôi cung cấp đến quý độc giả cách xử lý hiệu quả khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm có 2 dạng đó là ngộ độc cấp tính và mạn tính. Dạng cấp tính sẽ có các dấu hiệu xuất hiện ngay sau khi ăn, cảm thấy đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, đi ngoài nhiều… Dạng mạn tính sẽ không biểu hiện ngay sau khi ăn và cũng không có triệu chứng ngộ độc rõ ràng, chất độc trong thức ăn lặng lẽ tích tụ và ngấm vào nội tạng, chúng có khả năng gây các bệnh ung thư sau này.
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cấp tính
- Khó chịu trong bụng và buồn nôn
Buồn nôn chình là dấu hiệu thường gặp nhất khi bị ngộ độc thức phẩm. Các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm, hóa chất,… tấn công đường ruột. Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể lập tức hoạt động và phản ứng lại bằng cách buồn nôn, nôn mửa để thải bớt độc tố ra ngoài.
Tùy vào mức độ nhiễm độc mà triệu chứng nôn ói sẽ khác nhau, chất độc tiếp nhận càng nhiều thì càng bị nôn thốc nặng. Khi thấy có biểu hiện này cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để sơ cấp cứu. Nôn khiến cơ thể mát sức và mất nước, gây ra tình trạng rối loạn chất điẹn giải, choáng váng, mất ý thức.
- Bị tiêu chảy
Sau khi ăn một thời gian bỗng thấy đau, sôi trong bụng và buồn đi tiêu. Số lần đi đại tiện tăng lên nhiều lần, bị tiêu chảy. Những dấu hiệu khác thường đi kèm đó là chướng bụng đầy hơi, chuột rút, toát mồ hôi.
Tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy kiệt và mất nước nghiêm trọng, nghiêm trọng hơn là ngất xỉu, sốt nặng cũng là một dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm.
- Thân nhiệt tăng
Triệu chứng này thường xuất hiện trong hoặc sau khi bị tiêu chảy nhiều lần. Sở dĩ nhiệt độ cơ thể tăng cao để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
- Đau nhức đầu
Đây cũng là một trong những biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc thức ăn, những cơn đau nặng hay nhẹ phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh và mức độ ngộ độc. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do vi khuẩn, virus hoặc do mất sức, mất nước sau khi nôn mửa, tiêu chảy.
Phương pháp cấp cứu nhanh hiệu quả
Trước hết đánh một dấu chấm mực vào chỗ cao ở đầu lòng ngón chân thứ hai, cạnh ngón cái. Sau đó gấp ngón chân đó lại để vết mực dính vào gan bàn chân, chỗ ấy là huyệt. Khi ngộ độc thức ăn, dùng điếu ngải cứu hoặc 3 que nhang hoặc điếu thuốc lá cứu nóng (hơ nóng) huyệt này.
Khi ngộ độc sẽ không cảm thấy nóng lắm, vì vậy phải cứu cho đến khi thấy nóng, tức là cứu tới vài lượt. Đến khi nào chỗ ấy nóng bỏng mới thôi.
P. Chiến – Cao Sơn
Xem thêm:
- 5 loại thực phẩm ăn cùng đậu phụ có hại cho sức khỏe
- 7 cặp thực phẩm đi cùng nhau giúp tăng hiệu quả dưỡng sinh
- Có 1 bảo bối trị bách bệnh trong cơ thể chúng ta, nhất định không được phung phí
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.