Mặc dù như cầu sắt của cơ thể rất ít nhưng khá nhiều người vẫn bị thiếu chất này, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tạo máu, gây thiếu máu, tế bào thiếu oxy, cơ thể suy nhược…
Không còn cảnh thiếu ăn như thời bao cấp trước đây, tuy nhiên tỉ lệ thiếu máu vẫn còn đang khá cao, đặc biệt còn xuất hiện tình trạng “trẻ em nhà giàu thiếu sắt” vì chế độ dinh dưỡng lệch lạc, ăn vặt nhiều, thiếu dưỡng chất.
Cơ thể thiếu sắt thành ra thiếu máu, thiếu hồng cầu, không vận chuyển được oxy từ phổi đến cho tế bào. Các hệ lụy sẽ là: hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi nhanh kiệt sức, suy nhược cơ thể, da nhăn nheo, dễ rụng tóc, suy giảm trí tuệ, giảm sức đề kháng, giảm khả năng sinh sản…
Không cần “cao lương mỹ vị” mà ngay một số thực phẩm thông dụng cũng có thể cung cấp sắt và các chất dinh dưỡng giúp khắc phục tình trạng thiếu máu.
1. Cá sắt
Thiếu sắt thì bổ sắt. Câu chuyện con cá sắt giúp người dân nhiều nơi thoát khỏi cảnh thiếu máu đã rất nổi tiếng. Đơn giản nhất là mua 1 con cá bằng sắt, cho vào nấu cùng nước, sau đó để nguội rồi bổ sung thêm vài giọt chanh, quất… Vậy là đã có được loại nước bổ dưỡng gaiuf sắt.
Cũng có thể cho cá sắt vào nấu canh, kho chung với cá (thật)… Mua 1 lần có khi dung được cả đời. Bạn hãy thử xem.
2. Mộc nhĩ
Mộc nhĩ còn bổ máu do chứa rất nhiều sắt, trong 100g mộc nhĩ chứa đến 56,1 mg sắt, cung cấp gấp 5 lần nhu cầu sắt cần cho một ngày ở người trưởng thành.
Mộc nhĩ còn có khả năng chống oxy hóa, thường xuyên ăn mộc nhĩ sẽ giúp làn da tươi sáng, mịn màng hơn, cũng rất có lợi cho hệ tim mạch, làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
3. Nấm hương
Nấm hương cũng rất bổ máu, trong 100g chứa 35mg sắt, tương đương khoảng 3 lần nhu cầu của người trưởng thành trong 1 ngày. Ngoài ra nấm hương còn có tác dụng giải độc và bảo vệ gan, tăng cường sức đề kháng, ăn thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ.
4. Cùi dừa
Cùi dừa trắng tinh khôi dùng để kho thịt rất ngon. Ngoài ra cùi dừa còn chứa rất nhiều sắt, không kém mộc nhĩ và nấm hương là bao. Trong 1 lạng cùi dừa chứa 30 mg sắt, gấp 3 lần nhu cầu sắt của người lớn mỗi ngày.
5. Vừng
Vừng là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, như giúp hạ huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa, chống loãng xương, chống lão hóa da, phòng một số loại ung thư.
Vừng cũng có tác dụng bổ máu, trong 100g vừng chứa khoảng 15 mg sắt, tương đương với nhu cầu sắt của người lớn mỗi ngày.
6. Gan lợn
Gan lợn cũng nằm trong số những thực phẩm giàu sắt. Trong 100g lợn chứa 12mg sắt.
Nhiều người còn nhớ tên gọi khác của món gan lợn là “rau bà đẻ”, chuyên dùng để giúp phụ nữ bổ máu.
7. Rau sam
Rau sam vốn được xem như cỏ dại nhưng thực ra lại là dược thảo quý. Rau sam giàu canxi, magiê, sắt, kali, đồng, mangan và các sắc tố, vitamin… không chỉ giúp bổ máu mà còn duy trì sức khỏe cho xương.
8. Củ dền
Củ dền còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C. Trong củ dền cũng chứa nhiều chất khoáng như canxi, magiê, đồng, phốt pho, natri và sắt… hoàn toàn là các chất dinh dưỡng tự nhiên, rất tốt cho cơ thể. Màu đỏ tươi của củ dền là hỗn hợp tự nhiên của nhóm chất màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím (betaxanthin). Đây là những chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, kìm hãm lão hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư.
9. Sò huyết
Trong Đông y sò huyết còn gọi là Nê Kham có vị ngọt, mặn, tính ấm, có tác dụng bổ máu, tăng cường sinh lực cho những người mới ốm dậy, viêm loét dạ dày- tá tràng, tiêu hóa kém.
Lưu ý: Một nguyên tắc quan trọng cần nhớ là không được thiên lệch bất cứ loại thực phẩm nào. Nên đa dạng bữa ăn cùng các loại thịt, gan bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt, hải sản và những rau xanh lá, củ, quả… Có như vậy việc sử dụng các chất dinh dưỡng mới là tốt nhất cho cơ thể. Để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt nhất, không nên uống chè, cà phê ngay sau bữa ăn.
Đại Hải tổng hợp
Xem thêm:
- Nhận biết 10 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu máu
- Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
- Sự tái sinh kỳ diệu của vị Bác sĩ, Tiến sĩ Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.