Khi nghĩ đến chứng mất tập trung, người ta thường hình dung đến những đứa trẻ chạy nhảy khắp nơi, không chịu ngồi yên một chỗ và không chú ý nghe giảng bài… nhưng thực ra ngay cả người lớn cũng có thể vướng mắc với vấn đề này.

Bệnh mất tập trung có phải chỉ xuất hiện riêng ở trẻ em?

Các triệu chứng thường biểu hiện là hiếu động thái quá và mất khả năng tập trung, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi, kéo dài khoảng hơn sáu tháng và làm xáo trộn cuộc sống ở nhà cũng như ở trường. Nhưng căn bệnh này cũng xuất hiện trong những người trưởng thành, và thường không có biểu hiện rõ ràng và rất khó để phát hiện ra bệnh.

Lấy ví dụ, một đứa trẻ mắc bệnh mất tập trung sẽ không ngừng chạy nhảy và leo trèo. Còn người lớn thì trái lại, sự tăng động có thể được thể hiện qua việc nói chuyện rất nhanh và nói nhiều thái quá, hoặc là họ khó thư giãn và thả lỏng bản thân.

Với những người lớn mắc bệnh mất tập trung mà không được chữa trị thì có nhiều khả năng tham gia những hành vi nguy hiểm, ví dụ như lạm dụng thuốc, các hoạt động tội phạm hoặc là rơi vào vòng xoáy những mối quan hệ không lành mạnh.

(Cũng phải lưu ý rằng, ở đây chúng ta tạm dùng từ ‘bệnh’, nhưng một số nhà nghiên cứu không thừa nhận đây là ‘bệnh’, mà đơn thuần một số biểu hiện tinh thần không bình thường, không cần điều trị bằng thuốc.)

Nhìn chung, những người mắc chứng mất tập trung nói đều có những lúc kiểm soát bản thân rất tốt trong môi trường công việc cũng như ngoài xã hội. Với những người lớn mắc bệnh mất tập trung thường xuất hiện các triệu chứng từ khi còn là đứa trẻ, nhưng lại không hề được chú ý và chuẩn đoán đúng. Theo thời gian, họ trưởng thành cùng với những thắc mắc, lo lắng và bất an trong cuộc sống sau này. 

Isn

Nguyên nhân gây ra bệnh mất tập trung cũng chưa được xác định chắc chắn, một số người cho là do kết hợp của các yếu tố di truyền, môi trường và xã hội…

Nếu bạn cảm thấy bản thân mình hoặc ai đó trong số người quen của bạn có biểu hiện của chứng bệnh mất tập trung, hãy tìm hiểu xem nó có giống với các triệu chứng sau đây không.

6 biểu hiện phổ biến của bệnh mất tập trung

● Triệu chứng thứ 1: Hay quên và không có khả năng tập trung

<u>Common Symptoms Of ADHD</u><br>Symptom #1: Forgetfulness And Inability To Concentrate

Một đặc điểm chung của những người bị bệnh mất tập trung là liên tục bỏ quên hoặc làm mất đồ.

Họ thường xuyên không nắm rõ về lịch diễn ra các sự kiện hoặc là thời hạn hoàn thành công việc, cũng như hay đặt nhầm lịch làm việc, bao gồm cả công việc quan trọng hay việc cá nhân.

Mọi người có thể dần dần quên nhiều thứ qua thời gian, nhưng đối với những người mắc bệnh mất tập trung thì việc làm thất lạc, bỏ quên và nhầm lẫn mọi việc là vấn đề kinh niên, điều này cũng gây khó khăn trong cuộc sống cá nhân, công việc và xã hội.

● Triệu chứng thứ 2: Khó khăn trong việc sắp xếp quản lý

Symptom #2: Difficulty With Organization

Người mắc bệnh mất tập trung thường rất khó để bắt đúng trọng tâm của công việc, sắp xếp lên kế hoạch và theo dõi quản lý mọi việc.

Hầu hết những người bình thường cũng cảm thấy khó khăn trong việc quản lý theo dõi các nhiệm vụ, sự kiện xã hội, bài tập, công việc, cũng như các đồ vật dụng cá nhân.

Nhưng đối với người bị bệnh mất tập trung thì điều đó dường như không thể thực hiện được. Vấn đề đó thể hiện ngay trong sự lộn xộn bừa bãi của ngôi nhà, trong xe hay trên bàn làm việc của họ. Ngoài ra, việc họ không nhớ phải làm gì cho ngày tiếp theo diễn ra một cách phổ biến.

Đây cũng là một phần của chu kỳ luẩn quẩn dẫn đến việc đặt sai vị trí đồ vật cũng như việc không nhớ những nhiệm vụ quan trọng.

● Triệu chứng thứ 3: Bồn chồn và xao nhãng

Symptom #3: Restlessness And Distraction

Những người bị mắc bệnh mất tập trung, kể cả người lớn và trẻ em, đều khó có thể ngồi yên một chỗ.

Trẻ em thường có xu hướng tạo nên ồn ào huyên náo, nhưng sự bồn chồn của người lớn lại bộc lộ ra ở tính hay sốt ruột, phân tâm và các tính khí khác liên quan đến sự lo lắng.

Họ cũng có biểu hiện là không thể tập trung vào bất cứ điều gì đang diễn ra, và thường nảy ra những suy nghĩ vẩn vơ. Hầu như mọi thứ đều có thể tác động làm họ phân tâm.
Điều này có thể mang lại rắc rối ở trường, nơi làm việc hay cuộc sống ngoài xã hội bởi vì làm cho họ không bắt kịp được guồng công việc.

● Triệu chứng thứ 4 Tính khí và tâm trạng thất thường

Symptom #4: Mood Swings And Emotional Outbursts

Những người mắc bệnh mất tập trung cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, và thường có những cảm xúc bộc phát và rất mạnh mẽ.

Ví dụ như, một người bị bệnh mất tập trung có thể đột nhiên giận dữ hoặc là bật khóc vì những vấn đề thế giới bên ngoài mặc dù những vấn đề đó dường như không gây kích động gì lớn.

Những người mắc bệnh này cũng thường có tính khí khó chịu, thiếu kiên nhân và dễ gây sự. Điều đó cũng khiến họ khó xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.

● Triệu chứng thứ 5: Hay lo lắng

Symptom #5: General Anxiety

Bệnh hay lo lắng thường hoặc còn gọi là bệnh trầm cảm thường xuất hiện cùng với bệnh mất tập trung.

Với người bị bệnh mất tập trung, họ thường cảm thấy bị kích động quá mức và phải hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Họ cảm thấy không thể thư giãn hay thả lỏng, thậm chí ngay trong khung cảnh yên tĩnh như ở nhà.

Bệnh lo âu nói chung cũng như các loại rối loạn lo âu khác thường xuất hiện phổ biến trong những người bị bệnh mất tập trung hơn là trong những người bình thường.
Các triệu chứng lo âu bao gồm lo lắng, căng thẳng và cảm giác bị choáng ngợp.

● Triệu chứng thứ 6: Mất ngủ

Symptom #6: Insomnia

Bệnh mất tập trung thường đi kèm với chứng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là bệnh mất ngủ.

Những người bị bệnh mất tập trung có thể gặp khó khăn để chìm vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ, nhưng đồng thời họ cũng là những người ngủ mê mệt và khó thức dậy tỉnh táo vào buổi sáng.

Chu kỳ của việc thiếu ngủ vào buổi tối và sau đó là cảm giác uể oải vào buổi sáng thực sự có thể phá hủy cả ngày của bạn.

Những cách giúp kiểm soát bệnh mất tập trung

? Mẹo #1: Tránh những thực phẩm không có nguồn gốc tự nhiên

<u>Management Tips For ADHD</u><br>Tip #1: Avoid Artificial Foods

Một chế độ ăn nhiều chất phụ gia thực phẩm, đường tinh chế và các chất làm ngọt nhân tạo được chứng minh là có liên quan đến việc làm bệnh mất tập trung trầm trọng hơn.
Nhưng những thực phẩm cơ bản như lúa mỳ, nấm men, đậu nành và sữa cũng có thể làm các triệu chứng bệnh biểu hiện rõ rệt hơn.

Một chế độ ăn hợp lý đối với người mắc bệnh mất tập trung là bữa ăn giầu chất đạm, sắt, vi khuẩn có lợi probiotics và vitamin B. Rau chân vịt, trứng, thịt gia cầm, cá đánh bắt tự nhiên, chuối, khoai tây, đậu đen, hạt dẻ và sữa từ nguồn chăn nuôi hữu cơ đều là những lựa chọn tốt.

? Mẹo #2: Ăn sáng đầy đủ

Tip #2: Eat Breakfast

Mọi người nên ăn sáng, đặc biệt đối với người bị bệnh mất tập trung thì bữa ăn này rất quan trọng

Ăn sáng đầy đủ giúp cơ thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu và kích thích tố đồng thời còn giúp duy trì mức năng lượng bền bỉ cho cả một ngày dài.

Bữa sáng đầy đủ dĩnh dưỡng cần phải có ít nhất 20 g chất đạm ví dụ chất đạm có trong trứng gà.

? Mẹo #3: Thử chơi với quả bóng yoga

Tip #3: Try A Yoga Ball

Chà, tập luyện với bóng yoga có vẻ không thú vị, nhưng với một người dễ bị bồn chồn và phân tâm thì đó là một phương pháp tuyệt vời.

Việc giữ thăng bằng trên một quả cầu to như vậy đòi hỏi cơ bắp chỉ được chuyển động nhúc nhích từng chút một, điều này đáp ứng được đòi hỏi được cựa quậy của cơ thể bạn, đồng thời cải thiện khả năng tập trung của người bệnh.

Ngoài ra tập với bóng yoga còn mang một lợi ích khác đó là vì nó cũng bài tập thể dục làm săn chắc cơ một cách nhẹ nhàng.

? Mẹo #4: Tập thể dục

Tip #4: Get Some Exercise

Tập thể dục rất tốt đối với bất cứ ai, nhưng riêng với người bị bệnh mất tập trung, nó còn giúp tăng hóc môn làm dịu các triệu chứng bệnh.

Để đạt được kết quả tối ưu, mỗi khi phải làm một việc đòi hỏi cần sự tập trung, trước đó người bệnh nên tập thể dục ở cường độ vừa phải trong thời gian khoảng 30 phút (chú ý là không nên tập bài thể dục quá nặng khiến cơ thể suy nhược).

? Mẹo #6: Nói chuyện với bác sỹ chuyên khoa

Tip #6: Talk To A Professional

Đa số người mắc bệnh mất tập trung khó có thể tự kiểm soát được chứng bệnh mà không có sự giúp đỡ của người khác.

Họ cần được khám một cách cẩn thận và chuyên nghiệp và có phác đồ chăm sóc cá nhân riêng với bác sĩ. Đây là cách tốt nhất đảm bảo căn bệnh này không kiểm soát cuộc sống hàng ngày của họ.

Bạn có phát hiện ra bản thân mình hay người quen biết của bạn có xuất hiện các triệu chứng của bệnh mất tập trung không? Hãy chia sẻ thông tin này đến với bạn bè và người thân, nó có thể hữu ích đối với họ.

Minh Thành

Xem thêm: