BV Chợ Rẫy (TP. HCM) vừa phẫu thuật thành công cứu sống bệnh nhân người Campuchia bị lupus ban đỏ hệ thống kèm theo nhiều bệnh nguy hiểm khác. Đây là một ca bệnh cực kỳ khó, nếu bệnh nhân không được phẫu thuật kịp thời sẽ tử vong.
Bệnh nhân là anh Chum Chetra, một bác sĩ người Campuchia, 31 tuổi, bị sốt kéo dài kèm đau bụng, nhập Bệnh viện 115. Tuy nhiên, điều trị không thấy có kết quả nên đã chuyển tới BV Chợ Rẫy.
Tại khoa Nội tiêu hóa – BV Chợ Rẫy, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng dịch báng do tụ cầu Staphylococcus, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trên van động mạch chủ do tụ cầu, biến chứng hở van động mạch chủ, áp xe gốc động mạch chủ và áp xe thành trước động mạch chủ, suy tim; xét nghiệm chẩn đoán Lupus dương tính, bệnh nhân được chuyển xuống Khoa nội khớp của BV Chợ Rẫy điều trị tiếp.
TS.BS Nguyễn Đình Khoa, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp BV Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân có biểu hiện mệt khi nằm đầu thấp nên được làm xét nghiệm siêu âm tim, phát hiện bệnh nhân bị sùi osler trên van động mạch chủ, gây hở van động mạch chủ, áp xe gốc động mạch chủ và thành trước động mạch chủ.
Với tình trạng trên, bệnh viện đã đã tiến hành hội chẩn các chuyên gia khoa Nội khớp, Bệnh nhiệt đới, Nội tim mạch, Hồi sức phẫu thuật tim và đưa ra kết luận sử dụng kháng sinh mạnh và kháng nấm, phẫu thuật tim sớm cho bệnh nhân.
Tại khoa Hồi sức phẫu thật tim, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật tim để thay van động mạch chủ cơ học, thay động mạch chủ ngực đoạn lên và cắm lại 2 lỗ vành, đặt hệ thống tim phổi nhân tạo bằng kĩ thuật (ECMO) cho bệnh nhân.
Trong đó, ECMO là phương pháp oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể trong điều trị hội chứng nguy ngập suy hô hấp cấp và viêm cơ tim cấp, nhằm cung cấp oxy cho cơ thể khi hai cơ quan chính làm nhiệm vụ lấy oxy từ ngoài không khí và đưa đến các tế bào là phổi và tim bị trục trặc. Nếu là 3 năm trước đây, bệnh nhân sẽ rất khó có cơ hội sống sót vì kỹ thuật này chưa tồn tại.
Ca mổ kéo dài 6 giờ, 7 ngày sau ca phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân dần hồi phục, chức năng các cơ quan cải thiện và được rút máy ECMO…
Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống tốt, sinh hiệu ổn định và vẫn được theo dõi.
BS Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức phẫu thuật tim – BV Chợ Rẫy cho biết, đối với bệnh nhân này nếu không được chẩn đoán đúng tình trạng và can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong khi vỡ gốc động mạch chủ. Đây là một ca bệnh cực kỳ khó, nhiều nguy cơ.
Điểm nhấn trong điều trị thành công của ca bệnh này là bệnh liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, đòi hỏi sự phối hợp giữa các bác sĩ chuyên khoa sâu phải kết hợp hết sức ăn ý để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên đây cũng chỉ tạm thời điều trị các triệu trứng mà chưa có cách để chữa triệt để căn bệnh tự miễn này, nên dù là một bác sĩ anh Chum Chetra cũng rất khó để tìm cách vượt qua căn bệnh quái ác này.
Lupus ban đỏ căn bệnh nan y (ta tự phá ta) trái ngược với ung thư nhưng bản chất lại tương tự
Lupus ban đỏ hệ thống (tiếng Anh: Systemic lupus erythematosus, SLE hay lupus), là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể. Cũng như trong các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ thể, gây viêm và hủy hoại mô. Còn ung thư một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).
Tuy bên sinh bên diệt nhưng đều do cơ chế nội tại của cơ thể nên rất khó có thuốc điều trị hay biện pháp tác động từ bên ngoài.
Quá trình phát triển bệnh rất khó đoán trước, có những giai đoạn bị ốm xen kẽ với những giai đoạn phục hồi. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn gấp 9 lần ở đàn ông, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 15 đến 50, và phổ biến hơn ở những người không có nguồn gốc châu Âu.
Các triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm âm ỉ. Do tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên triệu chứng của bệnh cũng hết sức đa dạng.
Lupus ban đỏ hệ thống gây nguy hiểm tất cả bộ phân cơ thể nhưng nhiều nhất ở tim, các khớp, da, phổi, các mạch máu, gan, thận, và hệ thần kinh; đây chính là nguyên nhân gây tử vong.
Hiện chưa có thuốc chữa triệt để căn bệnh này mà chỉ dựa vào điều trị các triệu trứng chủ yếu bằng các corticosteroid và các chất ức chế miễn dịch nhưng chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy giảm vì luôn trong tình trạng suy kiệt.
Một số bệnh nhân khi đã đến tận cùng hy vọng thì bước vào thử các phương pháp khí công dưỡng sinh, yoga hay thiền định lại may mắn vượt qua được. Vì bản chất của các môn dưỡng sinh giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng, điều chỉnh hết thảy các trạng thái không đúng đắn nhờ có được nội tâm an hoà, thanh tĩnh.
Như em Nguyễn Thu Trang trong chuyện dưới đây, 6 năm vật lộn với bệnh tật, được gia đình chạy chữa ngược xuôi mà không thuyên chuyển. Em từng mất hy vọng đến mức chọn ĐH Nông Nghiệp vì có môi trường trong lành để dễ thở dễ sống và “chờ chết” chứ không phải lý do yêu nghề nông. Nhưng khi biết đến Pháp Luân Công, môn khí công Phật Gia với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, em đã lấy lại được niềm tin cuộc sống và cải biến hoàn toàn thành con người mới: hoạt bát, yêu đời…
Xem thêm:
Hoàng Kỳ (T/h)
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.