Thường ngày ta vẫn ăn lê nhưng ít ai quan tâm đến nó có thể chữa bệnh. Trong thực tế, đây được coi là một vị thuốc tuyệt vời bởi có thể hỗ trợ loại bỏ các chất gây ung thư trong cơ thể một cách thần kỳ.

Ung thư là nỗi ám ảnh sợ hãi của mọi người bởi hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Những nhân tố gây ung thư tồn tại khắp nơi trong cuộc sống khi ta ăn, uống, sử dụng, tiếp xúc… Khi tích tụ nhiều trong cơ thể, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe khiến ta trở tay không kịp. Có một loại quả quen thuộc được các nhà nghiên cứu phát hiện, chỉ cần ăn sau bữa cơm hoặc uống một ly nước ép của nó, sẽ hỗ trợ cơ thể loại bỏ các chất gây ung thư trong cơ thể một cách thần kỳ.

Kết quả các cuộc điều tra cho thấy, hút thuốc, ăn thịt nướng… sẽ tích tụ lượng lớn các polycyclic hydrocarbon thơm vào cơ thể. Nếu thường xuyên ăn lê hoặc uống nước ép lê nóng có hiệu hỏa loại bỏ các tạp chất này một cách hiệu quả. Đây cũng là phương pháp hỗ trợ loại bỏ độc tố hiệu quả cho những người thường xuyên ăn đồ ăn nhanh và đồ chiên nướng.

Theo Đông y, lê có vị ngọt, hơi chua, tính mát có tác dụng tạo nước bọt, nhuận táo, thanh nhiệt, tiêu đờm (Ảnh: maruchiba.jp)

Lợi ích khi ăn lê sau bữa cơm

Theo Đông y, lê có vị ngọt, hơi chua, tính mát có tác dụng tạo nước bọt, nhuận táo, thanh nhiệt, tiêu đờm nên chữa được các chứng khát nước, nước bọt ít do nhiệt, ho do nhiệt, kinh sợ do đàm nhiệt, bí tiện… Trong Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân viết, “Lê nhuận phổi, mát tim, tiêu đờm, hạ hỏa, giải độc vết thương, giải độc rượu”. Trong Bản thảo cầu nguyên cũng viết: “Nước lê nấu cháo trị cam nhiệt và hôn mê do phong nhiệt ở trẻ em”. Bản thảo kinh sở cũng viết: Lê nhuận phổi, tiêu đờm, hạ hỏa, từ nhiệt. Hễ chỗ nào đau, mạch yếu, phát nhiệt hoặc bị nhọt, ăn lê có thể làm giảm nhẹ bệnh tình…

Theo Tây y, quả lê chứa protein, lipid, cellulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axit axetic… đều có tác dụng phòng chống ung thư nhất định. Y học hiện đại nghiên cứu về quả này cũng ghi nhận, loại quả này có tác dụng hạ huyết áp, bệnh tim, chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh có thể dẫn đến loạn nhịp. Trong nó lại chứa nhiều chất như đường, các vitamin…, bởi vậy, với người bị viêm gan, xơ gan, ăn sẽ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh.

Y học hiện đại nghiên cứu về quả lê cũng ghi nhận, loại quả này có tác dụng hạ huyết áp, bệnh tim, chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh có thể dẫn đến loạn nhịp.(Ảnh: chirancc.jp)

Để nghiên cứu lợi ích cho sức khỏe của loại quả này sau bữa ăn, các nhân viên nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm với những người hút thuốc. Để họ ăn 750g lê liên tục trong bốn ngày và kiểm tra lượng các chất chuyển hóa PAH 1-hydroxy-pyrene trong nước tiểu trước của họ sau khi ăn. Kết quả cho thấy, ăn quả này sau 6 tiếng hút thuốc có thể thải một lượng lớn 1-hydroxypyrene trong nước tiểu; nếu không ăn lượng này được thải ra ngoài cơ thể rất ít. Nước ép của nó có chứa một lượng lớn các chất polyphenol chống ung thư, khi làm nóng có thể thải ra một lượng lớn độc tố 1-hydroxypyrene, từ đó có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Lưu ý: Lê có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ hại tỳ vị do đó không nên dùng cho người có tỳ vị hư hoặc bị viêm ruột.

8 lợi ích khi uống nước ép lê hằng ngày

1. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Lê là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin như B2, B3, B6, C và K. Nó cũng giàu chất canxi, folate, kali, magie, đồng và mangan, hợp chất này hỗ trợ tối đa tăng cường miễn dịch. Khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi hay suy nhược, hãy thử ăn quả này, nó sẽ mang đến cho bạn năng lượng dồi dào từ những thành phần glucose và fructose tự nhiên, bởi cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ glucose và chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể hoạt động.

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho thấy, việc tiêu thụ những loại trái cây chứa nhiều chất anthocyanin sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2.
Danh sách các loại trái cây có hàm lượng chất anthocyanin dồi dào gồm có lê, táo và việt quất. Qủa này còn có chỉ số đường huyết thấp, giúp giữ lượng đường trong máu luôn ổn định. Khi ăn không nên gọt bỏ vỏ, vì phần lớn các chất dinh dưỡng đều nằm trong lớp vỏ của loại quả này.

Lê là một trong số ít các loại trái cây có chứa nhiều khoáng chất boron. Đây là khoáng chất vi lượng đóng vai trò điều hòa sự hấp thu và phân phối các khoáng chất đa lượng. (Ảnh: item.rakuten.co.jp)

3. Giảm cholesterol

Lê có chứa pectin, có tác dụng rất lớn trong việc giảm mức cholesterol trong máu. Ngoài ra chất xơ còn giúp giảm thiểu lượng cholesterol xấu bằng cách liên kết ruột mật, được tiết ra từ cholesterol và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

4. Chống tác hại của các gốc tự do

Trong quả này có chứa rất nhiều đồng, vitamin C và kali. Chúng hoạt động như những chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do. Một trái lê có chứa đến 11% vitamin C và 9.5% Cu cần thiết trong một ngày.

5. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Theo một nghiên cứu công bố năm 2007 trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ, những loại quả có sắc tố xanh và vàng (bao gồm cả quả lê) sẽ làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch, đặc biệt với phụ nữ đã mãn kinh, lượng chất xơ dồi dào có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

6. Ngăn ngừa loãng xương

Lê là một trong số ít các loại trái cây có chứa nhiều khoáng chất boron. Đây là khoáng chất vi lượng đóng vai trò điều hòa sự hấp thu và phân phối các khoáng chất đa lượng. Chúng giúp cơ thể hấp thu canxi nên là chất rất cần thiết cho “sức khỏe” của xương. Nếu thiếu nó, cơ thể sẽ khó tổng hợp các khoáng chất như phốt pho, magiê…chúng sẽ bị đào thải qua đường tiểu. Khi đó, xương dễ bị loãng và gãy, các khớp xương dễ bị vôi hóa.

7. Giảm ho đờm

Lê cũng có thể hỗ trợ loại bỏ đờm trong cổ họng hiệu quả đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Khi bé có cảm giác khó thở và cảm lạnh, ho, bạn có thể cho trẻ uống một ly nước ép quả để tăng cường năng lượng đã mất và tiêu đờm trong ngực trẻ.

Khi bé ho, khó thở và cảm lạnh, có thể cho uống một ly nước ép lê để tăng cường năng lượng đã mất và tiêu đờm. (Ảnh: item.rakuten.co.jp)

8. Giảm nguy cơ bị đột quỵ

Theo kết quả một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội tim mạch Mỹ, nếu tăng cường thêm 7g chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày, nguy cơ phải đối mặt với cơn đột quỵ đầu tiên trong cuộc đời của bạn sẽ giảm khoảng 7%. Một quả lê to sẽ cung cấp khoảng từ 8g – 10g chất xơ bởi vậy có thể bổ sung vào bữa ăn hằng ngày.

Một số phương thuốc trị bệnh từ quả lê

Tiêu đờm, giảm ho

Lê giã vắt lấy nước, đun thành cao càng tốt. Pha thêm nước gừng và mật ong lượng vừa phải vào nước lê hay cao lỏng lê. Ngậm hỗn hợp này nhiều lần trong ngày có thể tiêu đờm giảm ho. Hoặc bỏ ruột quả lê, cho 5g bột xuyên bối vào rồi hầm chín. Ngày ăn 2 quả.

Chữa khàn, mất tiếng

Dùng tuyết lê giã lấy nước. Ngậm nước này trong họng, ngày vài lần sẽ khỏi mất tiếng.

Trẻ không chịu ăn, tinh thần hoảng loạn

Lấy 3 quả lê thái nhỏ, dùng 2 lít nước đun với lê thái nhỏ, cạn còn 1 lít bỏ cặn, cho gạo vào chừng 10 thìa nấu thành cháo, ăn nhiều lần.

Lê có chứa pectin, có tác dụng rất lớn trong việc giảm mức cholesterol trong máu. (Ảnh: furusato-tax.jp)

Nước lê và ngó sen trắng

Lê  500g, ngó sen trắng 500g. Rửa sạch quả lê, gọt vỏ bỏ hạt, ngó sen bỏ đốt. Hai thứ đều thái nhỏ rồi dùng vải bọc vắt lấy nước, uống thay trà trong ngày. Nước này làm thanh nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế, trị ho… Ngoài ra có thể dùng kết hợp trong điều trị các bệnh ho, sốt, khô miệng, họng.

Lê hầm phổi heo

Phổi heo 250g, xuyên bối 10g, lê tuyết 2 quả, đường phèn 10g. Gọt vỏ lê cắt thành miếng, phổi heo thái nhỏ rửa sạch, sau đó cho lê, phổi heo, xuyên bối vào nồi đất, thêm đường phèn, nước lã đun nhỏ lửa đến khi phổi heo chín là được, ăn ngày 1 lần.

Món này có tác dụng điều trị các bệnh nhiệt do âm hư, với các triệu chứng ho khan, ít đờm, ho khan khạc ra máu, đại tiện khô, lao phổi hoặc các bệnh nhiệt do khí hậu khô hanh gây nên.

Lê nấu với gạo nếp

Cho vào nồi 200ml nước bột, cho 100g đường trắng còn lại và cả hoa quế tẩm đường đun nhuyễn cùng tinh bột. Sau đó đổ vào khay, rắc bột sơn trà và mơ xanh lên. Ăn cả 2 thứ trên có tác dụng thanh phế giải nhiệt, khai vị, sinh nước bọt.

Theo Secretchina
Kiên Định