Từ thời cổ xưa, dưỡng sinh vẫn luôn được đề cao để phòng chữa bệnh, rất chú trọng kinh lạc dưỡng sinh, thuận thời dưỡng sinh, điều khí dưỡng sinh… Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem biện pháp dưỡng sinh trong hoàng cung thời cổ đại xa xưa như thế nào nhé.
Bí quyết dưỡng sinh thứ 1: Kinh lạc dưỡng sinh
Kinh lạc là một “mạng lưới” hệ thống phân bố trên toàn cơ thể của chúng ta, nó khống chế sự vận hành dịch chuyển của khí và huyết, để bảo đảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể con người được bình thường, theo “Hoàng đế nội kinh”, kinh lạc có liên quan quyết định tới vấn đề sinh tử, xử lý giải quyết được bách bệnh, điều tiết khí hư. Các chuyên gia dưỡng sinh học cũng nhận định, khơi thông kinh lạc có thể nói là phương sách quan trọng trong việc bảo đảm sức khỏe. Phương pháp đơn giản nhất đó là thường xuyên kích thích, massage, châm cứu vào ba huyệt vị quan trọng đó là huyệt Hợp cốc nơi khe ngón tay trỏ và ngón cái, huyệt Nội quan tại mặt trong cổ tay và huyệt Túc tam lý ở chân.
Bí quyết dưỡng sinh thứ 2: Tiến bổ dưỡng sinh
Y học truyền thống rất coi trọng việc dùng thuốc để tẩm bổ, bổ sung điều chỉnh âm dương, bồi bổ tạng phủ, bồi bổ tinh huyết. Bổ sung dưỡng chất hợp lý có thể tăng cường thể chất, phòng chống bệnh tật. Nhưng việc bồi bổ cần có tính biện chứng, lại nên đúng liều lượng, còn phải xem xét thuận theo bốn mùa. Khi dùng thuốc bổ, nếu là thuốc dùng bổ phổi, thích hợp nhất dùng vào mùa đông; nếu là thuốc giúp bồi bổ dưỡng ấm cơ thể, lại thích hợp dùng vào mùa đông.
Bí quyết dưỡng sinh thứ 3: Cố tinh dưỡng sinh
Tinh huyết là một phần tinh hoa trong các chất dinh dưỡng của cơ thể con người, là vật chất cơ bản của sinh mệnh, lục phủ ngũ tạng được tinh huyết cung cấp dinh dưỡng, mới có thể giúp chức năng của các cơ quan trong cơ thể được hoạt động bình thường. Nếu tình dục vô lối không điều độ, tinh huyết tổn hại quá nhiều, sẽ dẫn tới sức khỏe suy yếu, biến đổi bệnh lý chồng chất, giảm thọ mệnh. Dưỡng tinh khí âm mới có thể làm chậm quá trình lão hóa.
Bí quyết dưỡng sinh thứ 4: Ăn uống dưỡng sinh
Theo y học cổ truyền Trung Hoa, chế độ ăn uống hợp lý có thể điều dưỡng tinh khí, điều hòa cân bằng âm dương, phòng tránh bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Điều cần thiết cần chú ý trong chế độ ăn uống của người xưa đó là “phong phú các loại thực phẩm”, lại cần coi trọng điều hòa ngũ vị, nếu không, sẽ dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng, mất cân bằng về thể chất, mất cân bằng chức năng của lục phủ ngũ tạng, dẫn tới sinh bệnh cho cơ thể.
Bí quyết dưỡng sinh thứ 5: Điều khí dưỡng sinh
Theo y học cổ truyền Trung Hoa, nguyên khí cơ thể có thể nuôi dưỡng, đẩy mạnh, củng cố và hấp thu máu, nuôi dưỡng chăm sóc các cơ quan tổ chức toàn thân, chống lại khí bệnh, tăng cường chức năng của tạng phủ. Có rất nhiều nhân tố như mất cân bằng dinh dưỡng, lao động quá sức mệt mỏi, chuyện phòng the mất cân bằng, bị tà khí tấn công… đều có thể dẫn tới các chứng bệnh do nguyên khí bị hư hao, thiếu hụt, ứ trệ, rối loạn.., từ đó dẫn tới các thay đổi bệnh lý của cơ thể.
Bí quyết dưỡng sinh thứ 6: Thải độc dưỡng sinh
Theo y học cổ truyền Trung Hoa, nếu con người buồn vui thất thường sẽ dẫn tới mất cân bằng âm dương và khí huyết của cơ thể. Làm việc lao lực quá sức sẽ tổn hại tới khí ở tỳ tạng, tổn thương do ăn uống sẽ sinh ẩm, nhiệt, đờm độc. Phạm phải tà dâm vô lối, tổn thương do tà khí ngoại lai bên ngoài là khởi nguồn sinh bách bệnh. Nhân tố này được người ta coi là “độc”, do đó mới đề ra “giải độc” để bảo toàn chân khí trong đạo dưỡng sinh.
Bí quyết dưỡng sinh thứ 7: Thuận thời dưỡng sinh
Y học Trung Hoa nhận định rằng, trời có bốn mùa khí hậu thay đổi biến hóa khác nhau, vạn vật trên mặt đất có quy luật sinh, trưởng, thâu, tàng, và con người cũng không nằm ngoại lệ quy luật đó. Do vậy, cổ nhân cũng xuất phát từ các phương diện như ăn, mặc, ở, đi lại… để đưa ra phương pháp dưỡng sinh thuận theo thời tiết. Lục phủ ngũ tạng, vận hành khí huyết âm dương của con người đều nên thích ứng tương hỗ thuận theo thời tiết, không thể đi trái ngược được quy luật đó. Điều chỉnh sinh hoạt hành vi của bản thân thuận theo thời tiết thời gian một cách thích hợp, có thể khỏe mạnh và phòng tránh được bệnh tật, nếu không, đi ngược với xuân khí dễ tổn thương gan, đi ngược với hạ khí dễ tổn thương tim, đi ngược với thu khí dễ tổn thương phổi, đi ngược với đông khí dễ tổn thương thận.
Bí quyết dưỡng sinh thứ 8: Tĩnh thần dưỡng sinh
Tĩnh thần trong y học truyền thống chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trung y nhận định, thần là chủ thể mọi hoạt động của sinh mệnh, bảo trì thần trí thanh tĩnh, tâm lý vững vàng, có thể bảo tồn nguyên khí, giúp ngũ tạng yên ổn hài hòa, và hỗ trợ phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe và kéo dài thọ mệnh. Ngược lại tức giận làm tổn thương tới gan, hoan hỷ làm tổn thương tới tim, đau buồn làm tổn thương tới phổi, sợ hãi tổn thương thận, cứ như vậy kéo theo gây ra đủ các loại bệnh về thể xác và tinh thần.
Bí quyết dưỡng sinh thứ 9: Tu thân dưỡng sinh
Trung y cho rằng, phàm là những người mong muốn theo đuổi khỏe mạnh và sống thọ đầu tiên nên bắt đầu thực hiện từ tu thân dưỡng sinh. Bình thường nên loại bỏ các tạp niệm xấu trong đầu, nói nhiều lời hay, làm nhiều việc thiện. Dưỡng thành phẩm hạnh tốt đẹp, thường làm những việc có ích cho người khác, có thể giúp mở rộng tấm lòng, mang lại tâm trạng vủi vẻ cho bản thân.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch
Xem thêm:
- Tiết lộ của thầy thuốc Trung Y: Tại sao đã thử hết các phương pháp dưỡng sinh mà đều không được như mong muốn?
- Cội nguồn của dưỡng sinh là dưỡng tâm
- Trải nghiệm phi thường của nữ nhà báo tìm lại đôi mắt sáng khi cận kề bóng tối vĩnh viễn…
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.