Bệnh tay chân miệng dễ lây lan, diễn biến nhanh, nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc mọi người nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh giúp điều trị kịp thời, giảm nguy cơ tử vong. 

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người nhiễm.

6 dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng cha mẹ nên lưu ý
6 dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng cha mẹ nên lưu ý

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng là các vết loét miệng lợi lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông kèm theo biểu hiện lên cơn sốt và đau họng.

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc.

6 dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng cha mẹ nên lưu ý
Ảnh minh họa.

Nếu bệnh nhẹ, có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng, trẻ cần nhập viện để điều trị tránh biến chứng.

Dưới đây là 6 dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng:

– Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt đường uống cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

– Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

– Khó thở: Có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Phát hiệu triệu chứng khó thở bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng….

– Rối loạn ý thức: Biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp… Cần phát hiện sớm từ khi trẻ có triệu chứng ngủ gà, chậm chạp.

– Tiểu ít: Tiểu ít là biểu hiện loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đánh giá số lượng như chai nước nhựa.

6 dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng cha mẹ nên lưu ý
Một số dấu hiệu khác như nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng….

Lưu ý:

Hiện nay, tay chân miệng chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy biện pháp phòng bệnh tối ưu nhất là giữ vệ sinh cá nhân, môi trường, khử khuẩn đặc biệt trong các nhà trẻ mẫu giáo nhằm hạn chế lây lan.

Thực hiện tốt an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi…

Thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

H.H