Tâm lý ai cũng muốn dùng đồ mới vì mẫu mã bắt mắt và chất lượng sẽ đảm bảo hơn… Nhưng suy xét về mặt sức khoẻ thì một số vật dụng dùng đồ cũ lại an toàn, về mặt kinh tế cũng tiết kiệm cho bạn một phần.
1. Đồ nội thất
Đồ nội thất mới sẽ sản sinh ra chất formaldehyde độc hại, hít phải chất này dễ gây chóng mặt, buồn nôn, khó chịu thậm chí có thể gây nguy cơ ung thư.
Thông thường đồ nội thất mới sau khi sử dụng 3-6 tháng mới bay hơi hết được formaldehyde. Nếu bạn sử dụng đồ cũ sẽ vừa giảm được nguy cơ này vừa tiết kiệm chi phí.
2. Sách
Có một số sách sử dụng mực in kém chất lượng dễ gây kích ứng cho da, đặc biệt là hàm lượng chì quá tiêu chuẩn trong mực in có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Việc sử dụng lại sách cũ sẽ giảm thấp được nguy cơ này với sức khỏe mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
3. Quần áo trẻ con
Thông thường quần áo trẻ con thường có màu sắc bắt mắt, lòe loẹt đặc biệt là những quần áo rẻ tiền tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.
Nếu trẻ hít phải thuốc nhuộm rẻ tiền đặc biệt là trong thuốc nhuộm vải có thành phần formaldehyde sẽ khiến trẻ mất ngủ, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt thậm chí ho. Nếu da tiếp xúc thường xuyên với chất này có thể nổi ban, mẩn ngứa.
Nếu sử dụng lại quần áo cũ thì vải sẽ mềm hơn, các chất độc đã được loại bỏ sẽ an toàn hơn cho da và sức khỏe của bé. Hơn nữa, theo phong tục dân gian xin lại quần áo của những bé khác cho con mặc là cách lấy vía cho dễ nuôi.
4. Ô tô
Trong khoang xe mới vẫn còn tồn dư nhiều chất độc hại như benzen, toluene, xylene, formaldehyde, các chất có mùi hôi thối, carbon monoxide, carbon dioxide… đều là chất độc hại với sức khỏe của con người.
Vì thế nhiều người đi xe mới hoặc sẽ quá kín thường bị say cũng chính là do một phần hít phải những chất độc hại này. Thông thường xe đã qua sử dụng 2-3 năm có thể loại bỏ được những chất có hại này.
5. Dọn về “nhà cũ”
Ngày nay, sơn tường đang trở thành một trong những biện pháp làm đẹp sống động cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, ẩn dưới những gam màu ấn tượng ấy là những tác hại khôn lường đến sức khỏe của chính con người chúng ta, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với sơn và trẻ em.
Trong từ 6-7 ngày đầu tiên sau khi sơn, mùi sơn rất khó chịu, thậm chí là không ít người cảm thấy buồn nôn khi hít phải mùi hắc, nồng do sơn gây ra. Bởi vì các dung môi của sơn thường được cấu tạo bởi những hợp chát hữu cơ có vòng thơm, những hợp chất này có khả năng lấy mất khí oxy trong không khí, khiến cho khả nâng hấp thụ khí oxy của con người giảm đi, đồng thời cũng là những hợp chất độc nếu được hấp thụ vào phổi sẽ vào máu và có thể gây đau đầu, chóng mặt. Nếu ở quá lâu trong 1 căn phòng vừa sơn không có thông gió thì có thể gây mất trí nhớ trong giây lát.
Chì và thủy ngân là hai chất độc vô cơ, nhiễm độc chì sẽ phát bệnh sau thời gian 5 đến 10 năm, trong khi nhiễm độc thủy ngân có thể phát bệnh nhanh hơn như vậy, đặc biệt là khi hít phải hơi thủy ngân. Hai chất độc này lại là những thành phần không thể thiếu trong thành phần của sơn nhà, và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc. Bạn nên chọn những hạng sơn uy tín để giảm thiểu tối đa nguy cơ này.
Do vậy nếu nhà mới xây xong nếu chọn ngày dọn về nhà mới thì cũng nên đợi cho ngôi nhà “cũ đi một chút” để đảm bảo an toàn sức khoẻ. Một số mẹo để khử mùi sơn bạn có thể tham khảo:
- Đặt nhiều quả dứa ở các góc phòng để hút mùi sơn, thay vào mùi dứa.
- Bọc các cục than củi, than sinh học, than hoạt tính vào giấy báo rồi để nhiều nơi trong nhà để hút mùi sơn. Lưu ý đóng kín các cửa ra vào, cửa sổ… để hiệu quả khử mùi cao hơn và không được ở trong nhà suốt quá trình khử mùi.
- Đun sôi một nồi dấm ăn ở giữa phòng (dấm hoa quả đầu tiên mùi khó chịu, nhưng sau 2 ngày bám vào tường sẽ tỏa mùi dễ chịu).
- Cắt hành tây ra nhiều lát mỏng và trải khắp nhà giúp khử mùi sơn.
Hoàng Kỳ
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.