Những “cóc ổi mía ghim”, những bún cóc vàng thơm tay nội, vị lá sấu chua giòn… tháng 9, tháng 10 này, Sài Gòn đang đón thêm một mùa kỷ niệm nữa.

Cóc xanh dằm muối ớt, xắt sợi làm gỏi, cóc chín lột vỏ thơm thơm… ấy là mùa con nít được ăn thỏa thích mà không lo tốn tiền. Trái cũng khỏi mắc công lắc lỉu.
Cóc xanh dằm muối ớt, xắt sợi làm gỏi, cóc chín lột vỏ thơm thơm… ấy là mùa con nít được ăn thỏa thích mà không lo tốn tiền. Trái cũng khỏi mắc công lắc lỉu!
Trái chót vót trên cao, đượm nắng Sài Gòn.
Trái chót vót trên cao, đượm nắng Sài Gòn.
Cóc sống, cóc chín với muối tiêu, muối hột - thức quà dân dã từ miền Nam.
Gợi nhắc nhiều người nhớ về một góc tuổi thơ.
Cóc chín thì lá non cũng vừa mọc. Lá non chua ngọt người miền Nam dùng làm rau ăn sống hoặc làm gỏi.
Cóc chín thì lá non cũng vừa mọc. Lá non chua ngọt người miền Nam dùng làm rau ăn sống hoặc làm gỏi.
Nhưng còn thêm món bún cóc ít ai hay. Nội nói ngày xưa không đủ tiền mua xương thịt, nước lèo nấu xong, trụng bún, bỏ ít thịt bằm, bỏ thêm những lát cóc chín vàng vào nữa, vậy là có món ngọt chua thơm mùi cây cóc đầu ngõ (Tin, ảnh: Bùi Bình An/vnexpress.net)
Nhưng còn thêm món bún cóc ít ai hay. Nội nói ngày xưa không đủ tiền mua xương thịt, nước lèo nấu xong, trụng bún, bỏ ít thịt bằm, bỏ thêm những lát cóc chín vàng vào nữa, vậy là có món ngọt chua thơm mùi cây cóc đầu ngõ. (Theo Bùi Bình An/vnexpress.net)
Cóc Thái lúc lỉu quả giữa quận 12, vườn nhà anh Nguyễn Ngọc Khuyến. (Ảnh: khampha.vn)
Cóc Thái lúc lỉu quả giữa quận 12, vườn nhà anh Nguyễn Ngọc Khuyến. (Ảnh: khampha.vn)
Hay cóc cầy, trồng nhiều cả ở miền Tây và miền Đông. Cây cóc trước trồng để ăn chơi, lấy bóng, sau lại trở thành loại trái nhiều người mua. Các lái thương, công ty mua cóc bao tử về chế biến, cóc sống, cóc chín thì lại càng được người thành phố chuộng hơn.
Hay cóc cầy, trồng nhiều cả ở miền Tây và miền Đông. Cây cóc trước trồng để ăn chơi, lấy bóng, sau lại trở thành loại trái nhiều người mua. Các lái thương, công ty mua cóc bao tử về chế biến, cóc sống, cóc chín thì lại càng được người thành phố chuộng hơn.
“Quả cóc hái bán tại vườn là giá từ 7.000đ - 10.000đ/kg, giá quả cóc nào giờ vốn rất thấp, nó dân dã lắm chứ có phải đặc sản gì đâu! Quả cóc thường được hái lúc vừa già hoặc còn non xanh. Quả cóc chín đang được bán trên thị trường là đã để theo thời gian nên chín”, bà Phạm Thị Đằng, một nông dân miền Tây cho hay, theo trang Afamily.
“Quả cóc hái bán tại vườn là giá từ 7.000đ – 10.000đ/kg, giá quả cóc nào giờ vốn rất thấp, nó dân dã lắm chứ có phải đặc sản gì đâu! Quả cóc thường được hái lúc vừa già hoặc còn non xanh. Quả cóc chín đang được bán trên thị trường là đã để theo thời gian nên chín”, bà Phạm Thị Đằng, một nông dân miền Tây cho hay, theo trang Afamily.
“Nghề bán cóc dạo hổng phải trông trời, trông đất, chỉ trông ý thích khách hàng”, chị chủ xe cóc chín ở một góc ngã tư Sài Gòn cho hay. (Tin, ảnh: vnexpress.net)
“Nghề bán cóc dạo hổng phải trông trời, trông đất, chỉ trông ý thích khách hàng”, chị chủ xe cóc chín ở một góc ngã tư Sài Gòn cho hay. (Tin, ảnh: vnexpress.net)
Cóc chín vàng trên phố (Ảnh: vnexpress.net)
Cóc chín vàng trên phố (Ảnh: vnexpress.net)
Theo xe cóc dạo, trái dầm trên đường Trần Hưng Đạo, Q.1 (Ảnh: vnexpress.net)
Theo xe cóc dạo, trái dầm trên đường Trần Hưng Đạo, Q.1 (Ảnh: vnexpress.net)
Hay về với cây bẹo ở chợ nổi miền Tây (Ảnh qua traveltimes.vn)
Hay về với cây bẹo ở chợ nổi miền Tây (Ảnh qua traveltimes.vn)
Chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang), chợ nổi Cái Bè (huyện Cái Bè, Tiền Giang), chợ Cái Răng trên sông Cần Thơ - bộ ba chợ nổi trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ vì những cây bẹo lúc lỉu dưa hấu, bầu, khoai lang, bưởi, khóm, chuối...., và cóc. Có những thứ “treo mà không bán”, là quần áo đang phơi. (Ảnh qua traveltimes.vn)
Chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang), chợ nổi Cái Bè (huyện Cái Bè, Tiền Giang), chợ Cái Răng trên sông Cần Thơ – bộ ba chợ nổi trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ vì những cây bẹo lúc lỉu dưa hấu, bầu, khoai lang, bưởi, khóm, chuối…., và cóc. Nhưng có thứ “treo mà không bán”, là mấy bộ đồ đang phơi. (Ảnh qua traveltimes.vn)
Ngược lại những năm 60, 70, cóc theo các thức vặt rẻ tiền khác trong những gánh "cóc ổi mía ghim". Trong ảnh, một “phố” "cóc ổi mía ghim" trên đường phố Sài Gòn.
Ngược lại những năm 60, 70, cóc theo các thức ăn vặt rẻ tiền khác trong những gánh “cóc ổi mía ghim” của người nghèo lên phố kiếm sống. Trong ảnh, một “phố cóc ổi mía ghim” trên đường phố Sài Gòn.
"Ngày xưa người ta chỉ bán có 3 món đó là cóc, ổi và mía chặt khúc thôi. Thời đấy mấy quả cóc, quả ổi không có bỏ bọc, xếp túi như bây giờ, mà là được ghim vào những đoạn tre rồi xếp chồng lên nhau, nên vì thế mà người ta hay gọi đó là hàng "cóc ổi mía ghim" mãi cho đến tận bây giờ" - một người bán "cóc ổi mía ghim" lâu năm ở đường Trần Hưng Đạo cho hay.
“Ngày xưa người ta chỉ bán có 3 món đó là cóc, ổi và mía chặt khúc thôi. Thời đấy mấy quả cóc, quả ổi không có bỏ bọc, xếp túi như bây giờ, mà là được ghim vào những đoạn tre rồi xếp chồng lên nhau, nên vì thế mà người ta hay gọi đó là hàng “cóc ổi mía ghim” mãi cho đến tận bây giờ” – một người bán “cóc ổi mía ghim” lâu năm ở đường Trần Hưng Đạo cho hay, theo trang Kenh14.
“Mía ghim” dạo (Ảnh qua facebook Huuvinh Dang)
“Mía ghim” dạo (Ảnh qua facebook Huuvinh Dang)
Những gánh "cóc ổi mía ghim" quen thuộc trên từng con phố, con hẻm Sài Gòn, giờ trở thành góc kỷ niệm riêng của những lớp ba mẹ, ông bà.
Những gánh “cóc ổi mía ghim” đã từng quen thuộc trên từng con phố, con hẻm Sài Gòn, giờ trở thành góc kỷ niệm riêng của những thế hệ nay đã thành ông bà, ba mẹ.

Phan A tổng hợp

Xem thêm: