Đôi khi chỉ một quan sát nhỏ khiến chúng ta nảy ra một ý tưởng. Nhưng việc biến ý tưởng đó thành hành động thực tế lại có thể tạo nên một ý nghĩa rất lớn. Anh Bryan Ware trong câu chuyện dưới đây chính là một ví dụ điển hình.

Có thể bạn không tin nhưng ngày xưa, ở phương Tây, trẻ em không được chào đón tại các nhà hàng. Nếu muốn ra ngoài dùng bữa, các ông bố bà mẹ phải thuê bảo mẫu theo giờ. Còn nếu cứ cố tình phớt lờ quy tắc này mà đem theo lũ trẻ đến nhà hàng, các bậc cha mẹ sẽ không kiếm đâu ra một chiếc ghế phụ cho con, đồng thời họ còn ‘nhận được’ nhiều ánh nhìn khó chịu của những thực khách khác.

Nhưng hiện nay, những nhà hàng gia đình ngày càng ‘mọc lên như nấm’ và văn hóa phục vụ cũng đã đổi khác rất nhiều. Vì thế, những thực khách nhỏ tuổi nhất cũng được chào đón và phục vụ nhiệt tình. Các bạn nhỏ có thực đơn riêng, những chiếc ghế đặc biệt và thậm chí có nhà hàng còn xây cả khu vui chơi dành riêng cho những khách hàng đáng yêu này.

Anh Bryan Ware là một doanh nhân và là một người đam mê nghệ thuật. Anh có hai cậu con trai nhỏ, vào cuối tuần, gia đình anh thường đến nhà hàng dùng bữa. Tại đây các cậu bé rất thích thú khi được vẽ nguệch ngoạc bằng những cây sáp màu của nhà hàng. Đôi khi, các bạn nhỏ còn mang những mẩu sáp còn thừa về nhà.

Có lẽ sẽ chẳng ai để ý, nhưng với bộ óc bén nhạy của một doanh nhân, Bryan tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với những cây bút sáp mà không ai đem về? Câu trả lời của người phục vụ đã làm anh cực kỳ ngạc nhiên: Đơn giản là người ta sẽ bỏ chúng vào thùng rác, thường là chỉ sau một lần sử dụng. Về đến nhà, Bryan tự mình lên mạng tìm hiểu và nghiên cứu, anh càng ngạc nhiên hơn nữa khi biết chỉ tính riêng trên nước Mỹ, hàng năm, có 60 tấn bút sáp màu bị bỏ đi lãng phí – một con số quá khổng lồ. Khó tin nhưng đó là sự thật!

1

Một tài nguyên lớn như vậy bị vứt đi, trong khi những trẻ em nghèo ngoài kia chẳng có gì để dùng không phải là điều tốt đẹp gì. Vì vậy Bryan nảy ra một ý tưởng: Gom thật nhiều bút màu bị bỏ đi, đem tái chế rồi tặng cho những đứa trẻ cần chúng – những người thật sự yêu thích và trân trọng những chiếc bút màu này?

2

Vậy là Bryan bắt đầu đến các nhà hàng và trao đổi với người quản lý. Anh thuyết phục họ giữ lại những chiếc bút không dùng đến nữa, sau đó anh sẽ đến để thu gom và cho chúng một vòng đời mới. Các nhà hàng đã rất nhanh chóng ủng hộ dự án này và đồng ý với đề nghị của anh. Tổ chức “Sáng kiến bút sáp màu” đã ra đời từ đây.

3

Sau khi mang đống bút sáp từ các nhà hàng về, Bryan chia chúng ra thành các nhóm màu giống nhau, sau đó đem nấu chảy. Những công đoạn này anh đều thực hiện cùng bạn bè tại chính căn nhà của mình. Anh còn mua những chiếc khuôn đặc biệt để đổ sáp đã được nấu chảy vào, chỉ cần đợi sáp đông lại là những chiếc bút hoàn toàn mới sẽ ra đời.

4

Dung dịch sáp được đổ vào khuôn để chờ đông lại. Quả là một công việc đầy sắc màu!

5

Mỗi mẻ như vậy tạo ra được 96 cây bút sáp mới. Bryan làm những chiếc bút này to và tròn hơn bình thường để các em bé cầm chúng dễ dàng hơn.

6

Và đây là thành quả: Những chiếc bút sáp đủ màu sắc.

8

Bryan sau đó sẽ đóng gói các hộp bút sáp và chuyển chúng đến Khoa Nhi của các bệnh viện.

9

Bryan chia sẻ về động lực của mình: “Bệnh viện là một nơi không ai muốn đến, nhất là trẻ con. Ở trong bệnh viện điều trị lâu ngày thật buồn chán và gò bó, các em không có điều kiện vui chơi như bạn bè cùng trang lứa. Nếu những cây bút màu bé nhỏ này có thể giúp bọn trẻ vui vẻ và lạc quan hơn thì có nghĩa là chúng tôi đã thành công. Hơn nữa, tinh thần phấn chấn cũng giúp cho bệnh tình tiến triển tốt hơn.

10

Tuy chỉ là vài chiếc bút màu nhỏ bé nhưng đã giúp cuộc sống của biết bao em nhỏ tươi sáng hơn. Nếu mỗi người trên hành tinh này đều chung tay góp một chút sức mình để giúp đỡ người khác như Bryan, thế giới hẳn sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

Hãy chia sẻ câu chuyện này để có thêm nhiều người biết đến Tổ chức “Sáng kiến bút sáp màu” và cùng nhau góp sức tạo nên những thay đổi cho ngôi nhà chung của chúng ta nhé!

Theo Hefty
Bảo Ngọc

Xem thêm: