Theo các nhà nghiên cứu ở Anh, rửa thịt gia cầm sống trước khi nấu làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu thịt bị nhiễm vi khuẩn campylobacter. Bởi các vi khuẩn này sẽ theo những giọt nước phát tán trong môi trường.
Tại sao không nên rửa thịt gia cầm sống?
Hầu hết khi nấu ăn, mọi người thường có thói quen rửa thịt gia cầm nhằm loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, theo Cơ quan Y tế Quốc gia Anh, khi rửa thịt gia cầm, nước bắn tung tóe có thể làm lây lan vi khuẩn ra bồn rửa, mặt bàn hay loại rau củ ăn sống. Bởi chúng có thể di chuyển hơn 50 cm theo mọi hướng. Trong khi đó, chỉ cần một vài tế bào campylobacter là có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Tại Anh, mỗi năm có khoảng 280.000 vụ ngộ độc thực phẩm mà nguyên nhân chủ yếu là do nhiềm độc campylobacter.
Cách ngăn ngừa vi khuẩn campylobacter trong thịt gia cầm
Theo các chuyên gia y tế ở Anh, cách duy nhất để loại bỏ được vi khuẩn trong thịt gia cầm là nấu chúng đến nhiệt độ thích hợp (tối thiểu 165 độ C). Trước khi tắt bếp, nên cắt vào phần dày nhất để kiểm tra xem thịt còn hồng không?
Nếu bạn vẫn muốn giữ thói quen rửa thịt gia cầm trước khi nấu, nhà nghiên cứu về an toàn thực phẩm của Đại học Drexel, Jennifer Quinlan nói: “Sau khi rửa thịt xong nên dùng khăn giấy thấm khô nước còn đọng lại trên thịt để loại bỏ độ ẩm dư thừa. Ngoài ra, cần rửa tay sạch sẽ sau khi chạm vào thịt sống, lau chùi bồn rửa, mặt bàn bằng dung dịch chuyên dụng. Đồng thời để riêng thớt, thau rửa thịt sang một bên để tránh nhiễm bẩn chéo.”
Nguyễn Hiệp (Tổng hợp)