Bà lão mắt đã mờ, bàn tay run rẩy nhón từng hạt cơm đưa vào miệng. Bà không muốn làm phiền những người phục vụ trong viện dưỡng lão này cả, mặc dù họ ra sức năn nỉ. Suất cơm tối bà thường không ăn ngay, mà đợi khi nào vắng vẻ, bà mới ăn. Bà tự phục vụ cho mình đã quen.

Bà cụ đến viện dưỡng lão này được hơn một tháng. Một buổi chiều, khi cái nắng mùa hè đang dần tắt, người ta thấy bà lang thang trước cổng viện, nơi có con đường cái lớn chạy qua, đây là nơi núi đồi heo hút. Người ta đưa bà vào và sắp xếp chỗ ở. Khi những người có trách nhiệm trong viện hỏi thăm về gia đình, bà không nói gì, chỉ lắc đầu quầy quậy, dấu hiệu của người mất trí nhớ. Thế là họ đành phải bỏ trống thông tin trong phần khai lý lịch.

Cuối tuần, những người trong viện có người thăm nom, bà lão chỉ lủi thủi bên chiếc ghế đá dưới gốc cây cổ thụ nằm trong viện. Rất nhiều người cho quà, bà lão hờ hững nhận mà không nói lời cảm ơn. Đôi mắt bà đã nhòe đi, có lẽ dòng nước mắt đã cạn rồi.

Vậy mà sáng nay, có một người đàn ông trung niên, mái tóc đã điểm bạc, dáng vẻ còn mệt mỏi, hình như anh mới vừa xong đợt điều trị ở bệnh viện. Anh vào hỏi thăm, trình bày và tả hình dáng cụ, người ta đưa anh xuống gặp bà lão. Người đàn ông vừa thấy bà lão, liền quỳ mọp xuống, nước mắt giàn giụa.

Bà cụ luôn chỉ muốn một mình trong viện dưỡng lão (ảnh minh hoạ: flickr).

Hóa ra bà lão còn rất tỉnh táo. Bà chưa hề lẫn, chưa hề mất trí nhớ như mọi người lầm tưởng.

Bà lão đã bảy mươi tám tuổi, anh con trai của bà cũng đã ngoài năm mươi. Anh ta lúc trước có một cơ nghiệp khá đồ sộ ở thành phố …

Gia đình họ ở quê, lúc trước họ ở trên mảnh đất ông bà xưa để lại. Anh Toàn (tên người đàn ông trung niên) là người có học thức, anh học xong đại học rồi ở lại thành phố. Bà lão chỉ có một mình anh. Chồng bà là bộ đội, bị mất tích, chẳng hiểu vì sao, họ đồn đoán là đã sang Mỹ sau 75. Mẹ con bà nương tựa nhau, sống khổ sở nơi quê nhà trong suốt những năm vừa giải phóng.

Toàn học xong đại học và lấy vợ rồi ở luôn trên ấy. Thời gian đầu bà rất hãnh diện về cô con dâu thành phố, xinh đẹp, lại đảm đang. Mỗi lần con cháu của bà về thăm, bà nở mày nở mặt với bà con lối xóm.

Thế nhưng cuộc đời chẳng có gì đoán trước được, vào những năm có đợt “sốt” đất ở quê, bà lão thấy vợ chồng anh con trai trở về thường xuyên hơn. Họ khuyên bà cụ bán chỗ đất ở quê để họ lấy vốn làm ăn, hay mở công ty gì đấy? Bà cụ dứt khoát từ chối. Đây là đất của tổ tiên, ông bà để lại, một tấc bà cũng không cho.

Chỉ khổ thân anh con trai của bà, bị cô vợ ép, bắt bà phải ký tên vào mảnh giấy bán vườn. Nhưng bà lão không bán hết, bà để lại một góc, nơi có căn nhà đang ở, gọi là có chỗ chui ra chui vào. Bà lão dứt khoát không lên thành phố, theo đề nghị của anh con trai.

Vợ của “nó”, tức là con dâu của bà lão, bắt đầu trở chứng. Mảnh đất ấy ở quê là cả cơ nghiệp mấy đời. Nhưng so với thành phố thì chẳng có nghĩa lý gì thật. Bán được mảnh đất rồi, bắt đầu cô tỏ ra khinh thường gia đình bên chồng. Bà lão biết cả, nhưng chỉ ngậm ngùi làm thinh.

Những năm đầu, khi làm ăn còn khấm khá, thỉnh thoảng họ về quê thăm nom bà lão. Chỉ ít năm gần đây, chẳng biết làm sao, họ thưa dần, có khi Tết đến, họ chỉ đảo qua rồi lại đi ngay. Thậm chí năm ngoái họ cưới vợ cho con xong mới về báo với bà. Bà cụ tủi thân lắm nhưng chẳng biết làm sao. Cụ thui thủi sống một mình với lối xóm bà con, chỉ đến khi có người nào hỏi thăm bà về con cháu, cụ lại rớm nước mắt.

Hai tháng trước, đột nhiên bà lão thấy anh con trai trở về một mình, lâu lắm bà mới gặp. Nhìn vẻ mặt buồn bã, bà không hỏi, nhưng bà hiểu những gì đã xảy ra với con bà.

Anh làm ăn thất bát, số vốn ngày xưa mà anh bán cả cơ nghiệp dưới quê mang lên, bây giờ chỉ là con số không, vợ đòi ly dị, con cái của anh cũng bỏ mặc. Anh lại mang khối u trong người, nếu muốn sống thì số tiền bỏ ra không hề nhỏ. Mà vợ con anh chẳng hề đoái hoài. Căn nhà trên phố là của gia đình bên vợ đứng tên.

Bà lão thấy anh trở về thui thủi, bà hiểu. Thế là một bà già gần đất xa trời, lại một tay dẫn cậu con trai đã qua tuổi ngũ tuần đi nhập viện.

Ca mổ thành công, bà dốc hết số tiền dành dụm từ những ngày họ đem về biếu, để lo cho anh con trai, rồi lặng lẽ ra đi. Bà ra bến bắt chuyến xe lên phía Bắc, bà biết rất rõ cái viện dưỡng lão nơi rừng xanh núi thẳm này. Và bà trở thành một bà lão vô gia cư trong viện.

Người con trai mái tóc điểm màu muối tiêu, khi xuất viện đã đi tìm bà khắp hang cùng ngõ hẻm, viện dưỡng lão này là nơi anh đến chỉ …cầu may. Và anh đã gặp lại mẹ. Bà lão không giận anh, bà chỉ buồn cho số phận. Ở trên đời, có nhiều thứ có thể lội ngược dòng, nhưng nước mắt bao giờ cũng chảy xuôi.

– Con cầu xin mẹ về với con. Con …ngàn …lần …xin …lỗi …mẹ.

Người đàn ông quỳ xuống, nức nở trong nước mắt, mắt bà lão lại nhòe đi. Bà cố sức lấy tay đỡ anh con trai đứng dậy

Những người có mặt trong viện, mắt ai cũng cay xè, những giọt nước mắt khóc thương cho bà lão một đời cô quạnh.

Độc giả có thể đọc bài gốc tại đây.

Video xem thêm: Hành trình người cha chữa bệnh suy giảm tiểu cầu vô căn cho con gái

videoinfo__video3.dkn.tv||5bb2f448d__