Một địa động khổng lồ đã được phát hiện dưới cao nguyên Thanh Tạng, giới khoa học cho đến nay vẫn chưa có lời giải. Có phải đó là Shambhala, xứ sở bí mật của Tây Tạng, nơi cư ngụ của các Thần tộc thời tiền sử? Hitler đã tìm ra “trục tâm của Trái Đất”?
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Hôm nay, chúng ta hãy nói về Cao nguyên Thanh Tạng bí ẩn và thế giới địa hạ chưa được biết đến.
Nhắc đến cao nguyên Thanh Tạng, trong tâm trí mọi người sẽ hiện lên những cư dân Tây Tạng thuần phác, những ngọn núi phủ tuyết trắng hùng vĩ, và đỉnh Everest khiến không biết bao nhiêu người đam mê leo núi mơ ước được đến. Trên thực tế, tất cả những ngọn núi cao hơn 7000m trên thế giới đều nằm ở đây. Vì vậy mà cao nguyên Thanh Tạng được mệnh danh là “nóc nhà của thế giới”.
Từ lâu, đã có một truyền thuyết lưu truyền trên cao nguyên Thanh Tạng rằng, bên dưới dãy núi Himalaya kỳ thực là một không gian rỗng, có những lối đi thần bí dẫn đến thế giới dưới lòng đất, nơi đó không phải là hang động, mà là một thế giới hoàn toàn khác, có nền văn minh phát triển cao độ và bất đồng với nền văn minh của nhân loại trên mặt đất.
Trong nhiều năm, mọi người đều coi truyền thuyết này như một chuyện viễn tưởng, nghĩ rằng đó chỉ là thần thoại do nền văn minh cổ đại ở Tây Tạng lưu lại, nhưng phát hiện của những nghiên cứu địa chất cận đại đã khiến người ta kinh ngạc: Hết thảy đều không phải là thần thoại truyền thuyết, mà là chân tướng sự thật.
Địa động dưới lòng đất rộng 15 vạn km vuông
Theo quan điểm chính thống hiện nay trong cộng đồng khoa học, cao nguyên Thanh Tạng được hình thành do sự va chạm của các bản khối lục địa Á-Âu và tiểu lục địa Ấn Độ, và những ngọn núi cao xuyên mây này cũng do va chạm của các bản khối lục địa mà bị đùn đẩy lên. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có một phát hiện đáng ngạc nhiên trong quá trình tính toán vật chất trước và sau vụ va chạm: vật chất không thủ hằng (vật chất không bất biến).
Ngay từ những năm 1970, một số học giả đã ước tính rằng, kể từ vụ va chạm giữa bản khối Ấn Độ và lục địa Á-Âu, diện tích bề mặt bị tổn thất do sự thu ngắn của lớp vỏ tạo thành, sẽ vào khoảng 57 × 105 đến 62 × 105 km vuông. Chiểu theo đạo lý thông thường, diện tích bề mặt bị tổn thất này đáng lẽ sẽ làm tăng độ dày lớp vỏ của cao nguyên Thanh Tạng sau khi bị ép đùn lên. Tuy nhiên, khi họ tiến hành so sánh dữ liệu này với sự dày lên của lớp vỏ cao nguyên Thanh Tạng, họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện rằng, khoảng một nửa hoặc một phần ba sự tổn thất bề mặt này không hề khởi tác dụng, nó chỉ đơn giản là biến mất.
Vì vậy, vào năm 1995, một nhóm bao gồm các học giả từ Canada, Ireland, Trung Quốc, Pháp và các nước khác đã hợp thành một tiểu tổ khoa học liên hợp quốc tế, tiến vào cao nguyên Thanh Tạng, chuẩn bị vận dụng phương pháp điện từ để nghiên cứu lớp vỏ Trái Đất ở đây. Tuy nhiên, họ không ngờ rằng, lần nghiên cứu này đã đưa ra những phát hiện đáng kinh ngạc.
Tín hiệu điện kỳ dị
Tiểu tổ khoa học đã bố trí bốn cấu hình thám trắc độ sâu bằng siêu khoan tần toàn đại địa qua sông Yarlung Zangbo theo hướng đông-tây trên dãy Himalaya tại miền nam Tây Tạng. Kết quả phát hiện, dải cực tây có điện trở suất cao và tính dẫn điện kém, trong khi ba dải phía đông có điện trở suất thấp và tính dẫn điện tốt. Đường này kéo dài hơn 1.000 km theo hướng đông tây, càng hướng về phía đông thì điện trở suất đo được càng giảm, tính dẫn điện càng tốt.
Hiện tượng kỳ lạ này đã dẫn khởi sự hứng thú của các nhà khoa học, họ phát hiện, độ dẫn điện trong phạm vi của lớp vỏ ở độ sâu 100km dưới cao nguyên Thanh Tạng đạt từ 0,3 vạn đến 2 vạn Siemens, gấp 10 đến 100 lần độ dẫn điện của lớp vỏ lục địa ổn định điển hình. Có thể thấy, “dưới chân” của cao nguyên Thanh Tạng không phải toàn là nham thạch lạnh, mà là một vật chất thần bí có điện trở thấp, càng về phía đông thì quy mô của vật chất này càng lớn.
Vậy thì vật chất thần bí này là gì?
Chúng ta biết rằng trong những tình huống thông thường, đá là chất cách điện và hầu như không dẫn điện. Các vật chất có tính dẫn điện cao thường thấy là thuộc kim loại, than chì, nước, v.v. Do đó, các nhà khoa học đầu tiên lần theo phương hướng này mà nghiên cứu.
Tuy nhiên, kết quả phát hiện cho thấy không có mỏ kim loại quy mô lớn nào nằm dưới cao nguyên Thanh Tạng, nên họ đã loại trừ “kim loại”. Liệu đó có thể là “than chì”? Ví dụ, nham thạch ở rất sâu có thể có chứa các thứ mang cacbon, cuối cùng bị hóa than chì, dẫn đến độ dẫn điện cao? Các nghiên cứu về sự phân bố của các lớp than chì trên cao nguyên Thanh Tạng cũng phủ nhận quan điểm này. Vậy liệu đó có phải là “nước” không? Các chuyên gia giải thích, nước sâu trong lòng đất nói chung hòa tan rất nhiều muối, không phải là trạng thái nước thường thấy trên mặt đất, mà rất có khả năng được phân bố đầy trong các khe nứt của đá dưới hình thái đặc thù, nhưng rải rác, không thể tập trung trong một diện tích rộng lớn như vậy.
Những vật chất trên đều không phải, vậy nó sẽ là gì? Các nhà khoa học đột nhiên nghĩ đến một khả năng khác – magma.
Có thể là nhiệt độ ở sâu dưới lòng đất rất cao, vượt quá nhiệt độ nóng chảy của đá, khiến đá tan chảy, điện trở suất giảm xuống đáng kể. Trạng thái nóng chảy và sệt này nên tồn tại ở những khu vực rộng lớn trong lớp vỏ dưới độ sâu 100 km. Tuy nhiên, trong cả một khu vực rộng lớn bán kính 20km dưới mặt đất của cao nguyên Thanh Tạng, điện trở suất chỉ là vài ohm. Nhưng điện trở suất của đá ở nhiệt độ thông thường là hàng chục nghìn ohms. Và trong phạm vi 20km dưới lòng đất, dù có magma nóng chảy, nó cũng không thể tồn tại trên diện rộng. Nếu nó thực sự tồn tại, e rằng toàn bộ cao nguyên Thanh Tạng có thể sẽ biến thành một hỏa diệm sơn.
Sau nhiều lần phỏng đoán, nghiệm chứng và phủ quyết, cuối cùng tiểu tổ khoa học đã đưa ra một giả thuyết khả tín hơn.
Hải dương rộng lớn và khu vực có thể sống được
Các nguồn tài nguyên địa nhiệt ở Tây Tạng xếp hạng nhất ở Trung Quốc, và có rất nhiều suối phun địa nhiệt gần Lhasa. Các cuộc thử nghiệm đã phát hiện ra rằng nước phun ra từ các suối phun địa nhiệt này rất giàu khoáng chất, chất điện phân và có độ dẫn điện rất cao.
Nếu có một lượng lớn dung dịch chứa chất điện phân dưới lòng đất, điều đó có nghĩa là có một hải dương khổng lồ, và hải dương đó phải là một không gian khổng lồ dưới lòng đất. Khả năng không gian khổng lồ này không bị nước biển lấp đầy, mà còn tồn tại một không gian cực lớn có không khí.
Về lý thuyết mà nói, rất có thể tồn tại một thế giới có thể sinh sống được dưới lòng đất. Bởi trước hết, thế giới dưới lòng đất này có nguồn nước và địa nhiệt có thể thích hợp cho sự sống tồn tại. Nước ở đây không nhất định toàn bộ là nước có nhiệt độ cao, khác xa địa nhiệt của những dòng sông ngầm ở những hang động thông thường, và có những thủy đạo (lạch nước) rất dài. Nhiệt độ nước ngầm không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của khí hậu biến hóa trên bề mặt, nên nước ngầm có thể được giữ ở nhiệt độ ổn định khoảng trên dưới 20 độ, thích hợp cho thực vật thủy sinh và các loại động vật khác nhau sinh sống.
Vậy không gian này rộng bao nhiêu? Theo đo đạc của nhóm khoa học, dưới núi Animaqing, một trong tứ đại Thần Núi của Phật giáo Tạng truyền, có khoảng 10 vạn đến 15 vạn kilomet vuông không gian rỗng, có kích thước tương đương gấp 3 lần Đài Loan.
Hình ảnh 3D được tiết lộ: không gian rỗng còn lớn hơn cao nguyên Thanh Tạng
Từ đó, giới địa chất đối với cao nguyên Thanh Tạng thậm chí còn si mê hơn. Kết quả là, các nhân viên nghiên cứu từ Trung Quốc, Canada và Mỹ đã tiến hành bố trí thám trắc lại một số lượng lớn các địa chấn trên cao nguyên Thanh Tạng. Từ năm 2007 đến 2011, người ta đã mất 4 năm để nghiên cứu dữ liệu của 227 trận địa chấn ở Đông Á, thu thập tổng cộng hàng trăm triệu dữ liệu, thám trắc 900 km dưới lòng đất để vẽ thành hình ảnh, cuối cùng mới xác định được bản đồ mô phỏng 3D của cao nguyên Thanh Tạng.
Sau khi tiến hành phân tích vô số dữ liệu, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện, không gian rỗng bên dưới cao nguyên Thanh Tạng có thể lớn hơn nhiều so với dự kiến, thậm chí thể tích của nó có thể lớn hơn toàn bộ cao nguyên Thanh Tạng.
Thế giới thần bí dưới lòng đất
Những phát hiện này đã làm hưng phấn những người lâu nay tin rằng ở Tây Tạng có tồn tại một thế giới ngầm, và có vẻ như chân tướng sẽ dần lộ diện. Nếu thế giới ngầm chân thực tồn tại, nó sẽ như thế nào?
Có lẽ đã đến lúc cần nghiêm túc xem lại những truyền thuyết cổ xưa đó. Nhưng trước đó, chúng ta cần giới thiệu về một người.
Nhà thám hiểm Nicholas Roerich
Nicholas Roerich sinh ra trong một gia đình giàu có ở Nga vào năm 1874, lớn lên sống ở châu Âu và châu Mỹ, nhập quốc tịch Mỹ. Roerich không chỉ có tài hội họa, viết lách mà còn rất thích khảo cổ học và thám hiểm, ông đã dành cả cuộc đời để khám phá những điều chưa biết và ba lần được đề cử giải Nobel Hòa bình. Vì tò mò và khao khát tìm hiểu nền văn hóa huyền bí phương Đông, Roerich đã tìm đến xứ sở Shambhala, vương quốc bí ẩn dưới lòng đất của Tây Tạng, như giấc mộng cả đời của ông.
Năm 1923, đoàn thám hiểm do Roerich dẫn đầu khởi hành từ Mỹ đến Darjeeling, Ấn Độ, và cuối cùng đến Tây Tạng vào mùa hè năm 1927. Chuyến thám hiểm của Roerich đã thu hút sự chú ý của các cơ quan ngoại giao và tình báo bao gồm Liên Xô, Mỹ, Anh và Nhật Bản. Tuy nhiên, ngay trong hoàn cảnh bị giám sát chặt chẽ đó, đoàn thám hiểm đã đột ngột biến mất từ tháng 8 năm 1927 đến tháng 6 năm 1928.
Vào thời điểm họ xuất hiện trở lại trong mắt mọi người, đoàn thám hiểm đã mất năm thành viên. Roerich và những người khác cho biết họ đã bị tấn công ở Tây Tạng, bị chính quyền cưỡng hành ngăn chặn và giam giữ trong 5 tháng. Họ bị buộc phải trú trong những mùng che diện tích nhỏ dưới thời tiết 0 độ, và sống bằng khẩu phần thức ăn đạm bạc.
Nhưng người ta tính toán, sau khi trừ đi thời gian bị giam giữ, Roerich và đồng đội vẫn không rõ hành tung trong mấy tháng liền. Họ đã đi đâu?
Người ta kể rằng khi Roerich đang tìm kiếm xứ sở Shambhala, ông đã gặp một vị cao tăng ở biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng, người nói với ông rằng: Từ rất lâu về trước, tất cả các đại lục đều đan xen liên kết với nhau. Xứ sở Shambhala chiếm cứ vị trí cao nhất trên thế giới. Họ sẵn có những năng lực vượt xa người thường. Người Shambhala có những đường hầm bí mật dưới lòng đất, hệ thống đường hầm này trải dài theo tứ phương tám hướng, và dẫn đến bất kỳ ngóc ngách nào trên thế giới. Nếu họ muốn đến bất cứ nơi nào trên thế giới, họ sẽ đến nơi họ muốn ngay lập tức.
Sau đó, đã phát sinh một trận động đất lớn, một số vùng đất ở phía nam dần dần chìm xuống nước, một số bị chìm nửa nổi. Thuyết pháp này cũng có thể được tìm thấy trong cuốn sách cổ của Trung Quốc “Hoài Nam Tử”, trong đó có ghi chép tương tự rằng “Địa bất mãn Đông Nam, cố thủy lao trần ai quy yên”. Kết quả là đại địa bắt đầu tan rã, phân tách và trôi dạt về bốn phía đại dương xung quanh. Shambhala mất liên hệ với các vị thần trên Thiên Thượng.
Vì vậy, người Shambhala, trên vùng đất chưa kịp chìm ở phía nam, đã thiết lập những tiêu chí đánh dấu để thu hút sự chú ý của các vị Thần. Sau đó, họ chuyển xuống lòng đất dưới vùng tuyết phủ, và sống ẩn tàng bí mật kể từ đó…
Sử sách Tây Tạng và Kinh truyền Tây Tạng cũng có ghi chép về điều này, tin rằng xứ sở Shambhala xác thực tồn tại, là một thiên đường dưới lòng đất và là thánh địa Phật quốc.
Shambhala được bao quanh bởi những ngọn núi phủ hai tầng tuyết. Vương quốc này bao gồm tám khu vực có hình dạng như những cánh hoa sen hợp thành. Ở trung tâm, còn có một núi tuyết bên trong. Trung tâm của vương quốc Shambhala là cung điện Kabbalah, nơi đây sinh sống quốc vương của Shambhala – chủ nhân thực sự của thế giới địa tâm.
Sau đó, Roerich đã tuyên bố trong cuốn sách “Shambhala the Resplendent” của mình rằng, kỳ thực, trong những tháng đoàn thám hiểm hành tung bất minh, chính là họ đã đến xứ sở Shambhala trong truyền thuyết, tiến nhập vào một thế giới văn minh siêu công nghệ, và chứng kiến vô số những cảnh tượng bất khả tư nghị. Roerich cũng đã sáng tác một lượng lớn hội họa để ghi lại những gì ông đã nhìn thấy trên đường đi.
Xứ sở Shambhala
Kỳ thực, ngoài Roerich, còn có một nhóm người đến từ phương Tây cũng biết đến vương quốc ngầm huyền thoại ở Tây Tạng. Đó là Đức quốc xã, những kẻ rất cao hứng với lực lượng thần bí và công nghệ đen.
Một truyền thuyết về Atlantis đã được lưu truyền ở Châu Âu trong một thời gian dài. Người ta tin rằng lục địa Atlantis vô cùng giàu có, nơi những Thần tộc có năng lực siêu phàm sinh sống. Sau một lần đại địa chấn, lục địa Atlantis bị chìm, một số người nói rằng người Atlantis sau đó đã di chuyển xuống độ sâu của đại dương để sinh sống, cũng có người nói rằng cuối cùng họ đã định cư ở Tây Tạng, Trung Quốc.
Đức Quốc xã tin rằng những người Atlantis có Thần lực này là tổ tiên của người Aryan. Vì vậy vào năm 1938 và 1943, người đứng đầu lực lượng SS của Đức Quốc xã là Himmler đã đích thân tổ chức hai cuộc thám hiểm tiến sâu vào Tây Tạng để tìm kiếm Atlantis và một huyệt động có tên “Shambhala”. “Shambhala” này nghe rất giống “Shamballa”. Tương truyền trong hang động này có một “trục tâm Địa Cầu”, uẩn hàm nguồn năng lượng vô hạn, có thể cải biến thời gian và lịch sử.
Liệu đoàn thám hiểm Đức quốc xã đã tìm ra thế giới ngầm chưa?
Theo các quan chức Đức, một bộ phim tài liệu do Đức Quốc xã quay ở Tây Tạng lần đầu tiên đã bị cháy trong trận hỏa hoạn ở Cologne vào mùa thu năm 1945, trong khi lần thứ hai họ đến thăm Tây Tạng, một số lượng lớn tài liệu mang về từ Lhasa đã bị tịch thu bởi người Anh. Các kho lưu trữ về Đức Quốc xã tiến nhập Tây Tạng được xếp vào loại cơ mật, theo quy định của Đức, Anh và Mỹ, chúng có thể được giải mật sau năm 2044, hoặc có thể bị niêm phong vĩnh viễn trong lịch sử.
Mặc dù giới quan chức giữ bí mật, nhưng các nghiên cứu dân gian và truyền thuyết khác nhau thì rất náo nhiệt. Một trong những lời kể là, đoàn thám hiểm của Đức Quốc xã đã tìm thấy lối vào xứ sở “Shambhala” và chụp ảnh. Ngay cả lực lượng tinh nhuệ 25 vạn người của Hitler cũng đã chạy trốn vào thế giới ngầm trước khi Thế chiến II kết thúc.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch