Nuôi mà không dạy là lỗi của cha, dạy mà không nghiêm thì đó cũng là sự lười nhác của cha. Để tôi có thể vượt lên, cha đã áp dụng những biện pháp nghiêm khắc hơn so với người khác trong vấn đề giáo dục. Nhưng những biện pháp đó không làm tôi thấy đau khổ mà giúp tôi từ trong đó hình thành được một phẩm chất cao đẹp – Tính tự giác.

Từ khi mới có 1 tuổi, cha đã nghiêm khắc dạy dỗ tôi. Ông chưa bao giờ có suy nghĩ kiểu như: “Nhỏ thì thả lỏng một chút, đến khi lớn hơn thì nghiêm khắc hơn một chút”.

Bởi cha tôi có suy nghĩ rằng, là một người cha phải có trách nhiệm và nghĩa vụ giáo dục con biết việc gì nên làm, việc gì là không nên làm.

Tôi còn nhớ hồi tôi mới 6 tuổi, cha đưa tôi cùng đến nhà một người bạn của cha chơi và ở lại đó vài ngày.

Mỗi ngày khi ăn điểm tâm, tôi uống một chút sữa bò. Tôi vốn dĩ thích uống sữa, hơn thế nữa tất cả mọi người trong gia đình bạn của cha tôi rất yêu quý tôi. Để chuẩn bị cho chuyến đến thăm của tôi họ đã chế ra một loại sữa đặc biệt, đồng thời chuẩn bị những món điểm tâm ngon nhất, điều này vô cùng thu hút tôi.

Sau khi tôi rót rớt sữa ra bàn, mặt tôi đỏ lên, chần chừ một chút và sau đó là không uống nữa. Bởi vì theo quy định của gia đình chúng tôi, rơi vãi đồ ăn sẽ bị phạt, do vậy tôi chỉ có thể ăn bánh bao và muối.

Lúc đó, cha tôi giả vờ không nhìn thấy.

Người trong nhà bạn của cha tôi, khi nhìn thấy chuyện đó đã rất lo lắng, nhiều lần khuyên tôi uống sữa, nhưng tôi vẫn không uống, đồng thời nói một cách ngại ngùng: “Bởi vì cháu đã làm rớt sữa nên không thể uống nữa”.

Người nhà bạn của cha tôi khuyên tôi nhiều lần: “Không có vấn đề gì, mọi chuyện ổn cả, không sao đâu, uống đi cháu”.

Cha tôi ở bên cạnh ăn điểm tâm, vẫn giả vờ như không nhìn thấy gì. Tôi vẫn kiên quyết không uống. Trong tình huống ấy, mọi người đã hướng tới cha tôi và đoán rằng có lẽ do cách giáo dục của cha tôi quá nghiêm khắc.

Trong tình huống ấy, mọi người đã hướng tới cha tôi và đoán rằng có lẽ do cách giáo dục của cha tôi quá nghiêm khắc. (Ảnh minh họa: samarra.tv)

Để phá tan cục diện đó, cha yêu cầu tôi ra ngoài một chút, sau đó nói rõ lý do với cả gia đình bạn mình.

Sau khi nghe xong, họ chỉ trích cha tôi: “Đối với một đứa trẻ mới chỉ 6 tuổi hạn chế nó ăn những thứ mình thích chỉ vì một chút lỗi nhỏ, phương pháp giáo dục của ông có phải quá nghiêm khắc không?”

Cha tôi giải thích rằng: “Không, Karl không phải bởi vì sợ tôi mới không uống sữa mà bởi vì ngay từ nhỏ Karl đã nhận thức được đây là nguyên tắc ước thúc chính bản thân mình, cho nên cậu bé mới không chịu uống sữa”.

Sau khi nghe cha tôi giải thích, cả gia đình bạn của cha tôi vẫn không tin, thế là ông đành thông qua một thí nghiệm nhỏ chứng minh chân tướng của sự việc.

“Nếu đã như vậy – Ông đứng dậy và nói với mọi người – Bây giờ chúng ta hãy làm một thí nghiệm nhỏ, trước tiên tôi sẽ rời khỏi căn phòng này, mọi người hãy gọi Karl vào và khuyên nó uống sữa, xem cậu bé có uống không?”.

Nói xong, ông liền bước ra ngoài.

Đợi sau khi ông rời khỏi phòng, họ đã gọi tôi vào, rất nhiệt tình bảo tôi uống sữa, ăn điểm tâm nhưng không có kết quả.

Tiếp theo, họ lại đổi sữa bò mới, lấy điểm tâm mới và nói với tôi: “Bọn ta không cho cha cháu biết đâu, ăn đi cậu bé!”. Nhưng tôi vẫn không ăn, còn không ngừng nói với họ: “Cho dù cha cháu không nhìn thấy, thượng đế cũng sẽ nhìn thấy, cháu không thể làm chuyện không trung thực này được”.

Bạn của cha tôi nói: “Chúng ta sắp đi ra vùng ngoại ô dã ngoại, cháu không ăn cái gì thì trong cuộc hành trình này sẽ bị đói đó”.

Tôi trả lời: “Điều đó không quan trọng ạ”.

Khi chẳng còn cách nào, họ đành gọi cha tôi vào. Tôi cố gắng kể lại sự tình cho cha nghe khi hai hàng nước mắt vẫn còn ấm nóng chảy dài trên má.

Cha lặng lẽ nghe hết câu chuyện, sau đó bèn nói với tôi: “Karl, sự trừng phạt đối với lòng tốt trong trái tim con thế là đủ rồi. Bởi vì chúng ta sắp phải đi dã ngoại, để không phụ tấm lòng tốt của mọi người, con hãy ăn hết điểm tâm và uống hết sữa đi, sau đó chúng ta sẽ xuất phát”.

Sau khi nghe cha nói vậy, tôi mới vui vẻ uống hết chỗ sữa đó. Bạn của cha tôi nói: Đối với một đứa trẻ mới 6 tuổi mà có được năng lực tự khống chế bản thân như vậy đã khiến cho ông và cả gia đình ông hết sức ngưỡng mộ.

Sự việc xảy ra khiến bạn và gia đình cha tôi rất ngưỡng mộ. (Ảnh minh họa: bradwarthen.com)

Trong khi dạy dỗ tôi, có một số chỗ cha tôi vô cùng nghiêm khắc, đây là chuyện cả tôi và cha tôi đều phải thừa nhận. Nuôi mà không dạy là lỗi của cha, dạy mà không nghiêm thì đó cũng là sự lười nhác của cha. Để tôi có thể vượt lên, cha đã áp dụng những biện pháp nghiêm khắc hơn so với người khác trong vấn đề giáo dục. Nhưng những biện pháp đó không làm tôi thấy đau khổ mà giúp tôi từ trong đó hình thành được một phẩm chất cao đẹp – Tính tự giác.

Trong nhật ký của mình, cha tôi đã từng viết:

“Con trai luôn học tập theo cha, cha không chỉ là người thầy đầu tiên của con, mà còn là tấm gương mà con có thể noi theo. Yêu cầu nghiêm khắc với con, trước tiên phải yêu cầu nghiêm khắc với chính bản thân mình.

Tôi là một người tin tưởng ở thượng đế, thậm chí nếu một ngày đứng trước mặt thượng đế, tôi cũng sẽ nói như vậy.

Những yêu cầu nghiêm khắc của tôi với con trai không biết tự bao giờ trở thành sự nghiêm khắc của con đối với chính bản thân mình. Tôi luôn nhắc nhở con trai, không có ai trói buộc con cả, chỉ có thượng đế và chính bản thân con mà thôi.

Từ khi Karl còn rất nhỏ, rất nhiều hành vi đã hình thành thói quen tự giác. Karl chưa bao giờ nói dối, điều này không phải bởi vì Karl sợ sự trừng phạt từ tôi mà là từ trong tâm con cảm thấy nói dối là một hành vi không tốt.

Những yêu cầu nghiêm khắc của Karl hoàn toàn là do một thứ sức mạnh nằm trong tim của con ước thúc. Làm cha của con, có một điểm mà tôi muốn làm đó là, để những thứ tốt đẹp nhất, tôn quý nhất trên con người con đều trở thành một loại bản năng, một loại tự giác”.

Qua những lời chia sẻ của Karl Witte, thì quả đúng là con người muốn lập nghiệp thành công thì phải lấy đạo đức làm căn bản. Từ đó mới trở thành người có học vấn, gánh vác trọng trách lớn, tạo dựng một nền móng vững chắc cho phẩm hạnh. Để trẻ hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp là trách nhiệm của mỗi bậc làm cha làm mẹ. Bởi vì, chẳng ai lại mong muốn để những đứa con của mình đi sai đường lạc lối chỉ vì sự dạy dỗ không nghiêm của mình.

Nhờ sự giáo dục của cha, Karl Witte có thể nói 5 thứ tiếng khi mới 9 tuổi và được trao bằng tiến sĩ Triết học tại trường đại học Giessen khi chỉ mới 13 tuổi. Đến nay ông vẫn giữ kỷ lục thế giới khi là người trẻ nhất có bằng tiến sĩ.

Hồng Ân