Trên thực tế, giữa con trai và con gái có sự khác nhau về cơ thể, còn có những khác biệt về tâm lý. Vậy nên, phương pháp giáo dục cho bé trai và bé gái không thể giống nhau.
Làm thế nào để nuôi dạy một cậu bé thành một người tốt, biết cách cảm ân? Đây là một câu hỏi mà các bậc cha mẹ đều lo lắng. Cha mẹ muốn con trai trở nên tốt, muốn ít đi đường vòng trong giáo dục con trai, thì có ba điểm này là điều cấm kỵ, cha mẹ càng sớm biết càng tốt.
Tránh chỉ trích con trai ở nơi công cộng
Con trẻ tuy nhỏ nhưng cũng có lòng tự trọng, vậy nên phê bình, mắng mỏ trẻ ở nơi công cộng có thể dễ dàng làm tổn thương lòng tự trọng của con. Nó không chỉ không có tác dụng giáo dục trẻ mà còn phản tác dụng và gây hại nghiêm trọng hơn.
Rất nhiều lúc, khi cha mẹ gọi con, cô con gái có thể nhanh chóng nghe theo “chỉ dẫn” của cha mẹ, nhưng cậu con trai thì vẫn cứ bất động như “người điếc”. Điều này khiến cha mẹ cảm thấy rằng đứa trẻ đang cố tình chống lại mình, do đó quở trách cậu bé.
Đó là bởi vì sự khác biệt trong cấu trúc thể chất giữa con trai và con gái. Con trai ít “nhạy bén” đối với âm thanh hơn so với con gái.
Vì vậy, cha mẹ có thể làm như thế này: Thay vì hét lên từ xa, cha mẹ hãy ngồi xổm xuống, bằng giọng nhỏ nhẹ nói với đứa trẻ, nói cho trẻ biết phải làm gì, để cậu bé hiểu ý định của bạn.
Làm như vậy, cậu bé sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy như được tâm sự, cảm nhận được tình yêu của cha mẹ, cậu cũng biết những gì có thể làm và không thể làm được. Khi lớn lên, cậu cũng sẽ sử dụng cách giáo dục này cho chính con của mình. Cậu cũng sẽ biết cách tôn trọng người khác và biết ơn cha mẹ.
Tránh cấm con trai khóc
Trong cuộc sống, nhiều cha mẹ dạy con trai tính cách mạnh mẽ và không được khóc. Nếu cậu bé khóc, một số cha mẹ sẽ nói: “Con là con trai, phải mạnh mẽ, dũng cảm. Chỉ có con gái mới khóc, con có phải là con gái không?”
Vì vậy “khóc” nghiễm nhiên đã trở thành nhãn mác của một ‘cậu bé không mạnh mẽ và dũng cảm’.
Khác biệt về thể chất, cơ thể của bé trai nhiều chất dopamine hơn các bé gái, đặc biệt là trong não, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển não của cậu bé. Nó tạo thành tính cách hiếu động của các bé trai. Trong việc thể hiện cảm xúc, các cậu bé cũng không bằng các cô bé, khi chịu uất ức, tủi thân thì khóc cũng chính là một phương thức biểu đạt nỗi buồn của các chàng trai.
* Dopamine là một hợp chất hóa học quan trọng trong não có nhiều tác dụng tốt cho cả tinh thần lẫn thể chất. Người ta còn gọi dopamine như một hormone hạnh phúc. Bởi chúng tạo ra động lực phát triển trí não, sự chú ý và thậm chí điều chỉnh chuyển động của cơ thể. Hơn thế nữa, khi dopamine được giải phóng với số lượng lớn thì sẽ tạo ra cảm giác vui vẻ và lạc quan, thúc đẩy hành vi của bạn.
Mặc dù con trai là một hình tượng mạnh mẽ và dũng cảm, nhưng cậu ấy cũng không cần phải ra sức che đậy một mặt yếu đuối của mình, cũng cần phải trút ra những nỗi niềm của mình.
Nếu những cảm xúc tiêu cực của bé trai bị kìm nén trong một thời gian dài, rất dễ khiến cậu trở nên tự ti, thậm chí là tự kỷ. Những cảm xúc tiêu cực không được loại bỏ kịp thời, ‘bóng đen’ trong lòng sẽ tích lũy ngày càng nhiều, dẫn đến ảnh hưởng cả một đời.
Vậy nên khi con trai khóc, cha mẹ nên hỏi cậu bé, tại sao lại khóc, có điều gì cần giúp đỡ? Hãy ôm con và nói với con rằng có mẹ và bố ở đây rồi, mọi chuyện sẽ ổn.
Tránh ôm đồm làm hết cho trẻ
Trong việc nuôi dạy con cái ngày nay, đặc biệt là đối với con trai, nhiều cha mẹ làm thay hết thảy những việc mà trẻ có thể làm, chẳng hạn như quét nhà, đổ rác, cất quần áo… Một số là những đứa trẻ sẵn sàng làm các việc đó, trong khi cha mẹ không cho phép trẻ làm; một số không muốn làm và cha mẹ nuông chiều con.
Có nhất nhiều phụ huynh có tư tưởng rằng: miễn là bọn trẻ chăm chỉ học hành, chúng không cần phải làm gì khác, mọi việc nhà đã có cha mẹ làm thay.
Có một trường hợp đáng buồn như vậy. Ngay cả khi con đi học đại học, người mẹ vẫn đi cùng con để chăm sóc và làm các việc cho con. Đến thời điểm đứa trẻ tốt nghiệp đại học thì người mẹ không may gặp tai nạn và ra đi mãi mãi. Tuy nhiên, cậu con trai không biết gì về cuộc sống, không có kỹ năng nào, không biết làm gì, kể cả nấu cơm. Cuối cùng, quá căng thẳng về tâm lý, cậu bị trầm cảm và buồn bã kết thúc cuộc đời.
Từ nhỏ, cha mẹ không nỡ để con trẻ chịu khổ, khi trẻ lớn lên, chúng sẽ gặp nhiều cay đắng hơn. Tựa như người xưa nói: con người khi còn sống đều có điều “tốt” và “xấu”. Nếu dùng “xấu” trước, thì phần còn lại là thời gian hạnh phúc. Nếu dùng “tốt” trước, phần còn lại là đau khổ.
Khi một đứa trẻ từ nhỏ đã ‘chịu khổ’, khi này có cha mẹ ở bên cạnh chăm sóc bảo ban thì cũng không phải là khổ cực gì nhiều. Nhưng để đứa trẻ lớn lên mới chịu khổ, thì lúc này cha mẹ đã không còn khả năng để bảo vệ con nữa.
Cha mẹ có thể cho con rất nhiều thứ, nhưng kinh nghiệm sống, từng trải xã hội, niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống, cha mẹ không thể nào kiểm soát được.
Nếu muốn con trai lớn lên khỏe mạnh và xuất sắc, cha mẹ nên biết cách buông tay, để trẻ tự lập và biết cách can đảm chịu trách nhiệm. Cha mẹ không muốn cho con mình tự lập, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, cũng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con.
Vân Hà
Theo tw.aboluowang.com