Gia giáo và môn phong là những hình ảnh thu nhỏ của văn hoá truyền thống. Đó cũng là tài phú quý giá của một gia đình. Từ cổ chí kim, ảnh hưởng của gia giáo và môn phong đối với những đứa trẻ là không thể xem thường.
Có người nói: Di sản của một gia đình giống như một món đồ cổ tốt nhất. Nó trải qua rất nhiều sự che chở cũng như đánh bóng của nhiều người, âm thầm tích luỹ trong một thời gian dài, dần dần di sản này cũng giống như một món đồ cổ, sẽ được gói bọc trong một lớp bột giấy tĩnh mịch và thuần thục, yên tĩnh nhẹ nhàng, toát ra một hơi thở cổ xưa.
Đồ cổ có hình dạng còn di sản là vô giá. Nó không thể nhìn thấy được, không thể sờ được, thấm sâu vào máu thịt của những thế hệ sau trong gia tộc, trở thành một mối liên kết tinh thần giữa các thành viên trong gia đình, và thậm chí trở thành một phần của tính cách và thậm chí là vận mệnh của họ.
Lề lối là phong thủy tốt nhất
Cái gọi là lề lối chính là các yếu tố tinh thần của một người như tầm nhìn, tấm lòng, sự gan dạ hiểu biết…
Mạnh Tử từng viết: “Nghèo thì tất chỉ lo giữ thân mình đức tốt, phát đạt thì tất khiêm nhường thiên hạ.”
Có một câu chuyện như sau: Một gia đình nọ đưa con đến một nhà hàng ăn cơm, ở cửa nhà hàng họ gặp một người ăn xin.
Đại đa số những bậc phụ huynh khác sẽ nhân cơ hội này dạy dỗ con cái: Con phải học hành thật chăm chỉ, nếu không sau này sẽ giống như ông ấy, không có việc làm chỉ có thể sống dựa vào ăn xin.
Nhưng phụ huynh của gia đình này đã nói những lời rất thấm thía: Con nhất định phải học hành chăm chỉ, sau này có thể giúp những người như thế này có công việc, không cần phải sống lưu lạc đầu đường xó chợ nữa.
Dale Carnegie, nhà văn nổi tiếng người Mỹ từng nói: Những người có lề lối cấp độ 0 thì giống quần chúng, những người có lề lối cấp độ 1 chỉ nhìn thấy bản thân, người có lề lồi cấp độ 2 chỉ nhìn thấy thế giới, những người có lề lối cấp độ 3 có thể thay đổi thế giới.
Lề lối của đời người nhìn không thấy, sờ không được, nhưng nó có thể xác định thời gian một người đi con đường dài cuộc đời họ. Hành vi của đời người đều chịu ảnh hưởng từ lề lối.
Độc lập là sự trưởng thành tốt nhất
Một người mẹ sống bằng nghề bán trái cây tươi, cô chưa từng đi học, vì thế cũng không dạy được con những đạo lý trên sách vở. Điều duy nhất mà cô có thể dạy cho con mình đó chính là những bài học của cuộc sống và thực tiễn.
Một ngày nọ khi tan học về nhà, con gái cô đứng trước rạp hoa quả của nhà mình, nhìn chúng bạn cầm trên tay que kem một cách ngưỡng mộ. Người mẹ chứng kiến rồi cúi thấp đầu nhìn những đồng tiền lẻ trong túi, cảm thấy vô cùng bất lực.
Tối hôm đó, cô đã làm kem dứa cho con gái và cô bé cảm thấy chiếc kem đấy ngon tuyệt, đưa ra ý kiến rằng mẹ nên bán loại kem này kiếm tiền. Người mẹ cũng làm kem cho con gái mang ra phố bán nhưng vì con gái cô không có kinh nghiệm nên một que kem cũng không bán được.
Sau đó, người mẹ nói với con gái: “Con thử ra chợ rau xem người ta bán hàng như thế nào”. Con gái ra chợ và nhìn thấy những người bán rong chào hàng, đưa ra giá và trả giá, về nhà liền làm ra một bảng giá tiền, lên phố bán hàng rong. Cuối cùng cô bé cũng bán được hàng, hơn nữa bán hàng càng ngày càng tốt.
Để con cái tự lập, chứ không phải là yêu thương bao bọc, mới là giáo dục gia đình tốt nhất.
Trong gia đình từ nhỏ phải để con học cách sống độc lập, như thế mới có thể bồi dưỡng nên một đứa trẻ tốt. Sự độc lập giúp chúng bước vào xã hội mà không quá bỡ ngỡ và có thể thích nghi được.
Khoan dung là tu dưỡng lớn nhất
Người xưa có câu: “Đừng công kích người khác một cách quá đáng, phải nghĩ trước nghĩ sau; Dạy dỗ người khác phải lấy thiện làm trọng”.
Tương truyền thời cổ đại có một vị thiền sư già. Một buổi tối nọ, ông đi bộ trong thiền viện đột nhiên nhìn thấy một chiếc ghế dài trong góc tường, vừa nhìn là ông biết ngay chắc hẳn có một người xuất gia nào đó vi phạm nội quy của chùa trốn ra ngoài.
Lão thiền sư liền không lên tiếng, đi đến bên bức tường, lấy chiếc ghế đi và ngồi xổm ở dưới đất. Một lúc sau, quả thực có một tiểu hòa thượng đạp lên lưng lão hòa thượng trèo tường ra ngoài.
Khi chân anh ta chạm đất, anh ta mới phát hiện, vừa rồi mình dẫm lên không phải là chiếc ghế mà là sư phụ mình. Tiểu hòa thượng vô cùng hoang mang, không nói nổi nên lời.
Nhưng điều tiểu hòa thượng không thể ngờ tới là sư phụ không hề trách mắng, chỉ bình thản nói với anh ta: “Đêm khuya lạnh, nhanh đi mặc thêm một cái áo nữa.”
Chúng ta có thể tưởng tượng được sau khi nghe những lời của vị thiền sư, tâm trạng đồ đệ ông như thế nào. Sự giáo dục một cách khoan dung này khiến cho đồ đệ không bị trách phạt cũng tự cảm thấy tội lỗi.
Năng lượng của khoan dung khiến người ta cảm thấy rất kinh ngạc. Khoan dung là một dạng độ lượng, một dạng rộng rãi, một dạng thấu hiểu, một dạng tôn trọng, càng là một dạng tu dưỡng và khích lệ.
Đọc sách là thói quen tốt nhất
Năm 1937, khi quân đội Nhật xâm chiếm Trung Quốc, Lâm Huy trở thành người tị nạn chiến tranh và giữa trận hỏa lực pháo binh anh ta rời khỏi Bắc Bình. Lăn lộn nhiều vòng, anh bắt đầu cuộc sống lưu vong kéo dài 9 năm.
Khi đó con gái anh ta 8 tuổi, còn con trai 5 tuổi. Trong cuộc sống trốn chạy với điều kiện sống vô cùng khó khăn, Lâm Huy vẫn không quên cho các con tập luyện văn học.
Cơm đều ăn không no, nhưng Lâm Huy vẫn kiên trì cho các con mỗi ngày đều đọc cổ văn. Khi không có sách đọc thì đọc lại thơ văn cũ trước đây mình đã từng đọc. Sau này, khi anh ta bị bệnh nằm liệt giường, vẫn yêu cầu các con đọc cho mình nghe “Mễ khai lạc kỳ mộng truyện”.
Các con đọc không hiểu, Lâm Huy nhịn xuống đau đớn của bệnh tật, đọc lại cho các con nghe và giải thích chi tiết cho các con.
Từ đó trở đi, các con của Lâm Huy từ nhỏ đã được bồi dưỡng thói quen đọc sách và yêu thích đọc sách. Chiến tranh cũng không thể trì hoãn việc giáo dục cho trẻ.
Những người thích đọc sách có thể tiếp nhận kiến thức vô hạn, tự mình giáo dục chính bản thân mình. Một ngày đọc sách là một ngày tiến bộ.
Đọc sách không chỉ là nấc thang tiến bộ của một người, mà còn là động lực vô tận để một gia đình phát triển.
Theo Secretchina
Ngọc Linh biên dịch
Video: Trung Thu của những thiên thần bé nhỏ… trong ngục tù: Vầng trăng nào dành cho các em?