Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nơi đây vẫn giữ nguyên được những giá trị truyền thống và là điểm đến hấp dẫn nhiều du khách.
*** Quý độc giả nhấn nút CC ở góc bên phải video để theo dõi phụ đề.
Renowned as the first national university of Vietnam, the Temple of Literature (commonly called “Văn Miếu – Quốc Tử Giám” in Vietnamese) is not only the typical historical sites in Hanoi capital, but the cultural quintessence of the bygone feudal regime also. For first-time visitors, it could be a pity if it is missed out in must-see list.
Nổi tiếng là trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam, khu phức hợp này có tên là Văn Miếu – Quốc Tử Giám, không chỉ là di tích lịch sử tiêu biểu ở thủ đô Hà Nội mà còn là tinh hoa văn hóa của triều đại cũ. Đối với những du khách lần đầu tiên đặt chân tới Hà Nội, sẽ thật đáng tiếc nếu bỏ lỡ địa điểm du lịch này.
The main architecture includes: Văn Miếu Môn, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Thiên Quang Tỉnh, Đại Thành Môn, Thái Học Môn. Actually, Văn Miếu is the Temple of Literature but Quốc Tử Giám is the Imperial Academy. Originally built in 1070 under the reign of King Lý Thánh Tông, the temple was primarily dedicated to Confucius as well as other scholars and sages. Six years later, Quốc Tử Giám was constructed next to the temple by order of King Lý Nhân Tông in order to provide education for the imperial bureaucracy, but then opening its door to brighter commoners. Successful graduates had their names engraved on a stone steel on the top of the stone turtles.
Kiến trúc chính của khu phức hợp bao gồm: Văn Miếu Môn, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Thiên Quang Tỉnh, Đại Thành Môn, Thái Học Môn. Trên thực tế, Văn Miếu là một ngôi đền còn Quốc Tử Giám là trường đại học Hoàng gia. Được xây dựng vào năm 1070 dưới thời trị vì của vua Lý Thánh Tông, ngôi đền này chủ yếu dành riêng cho Khổng Tử cũng như các học giả và nhà hiền triết khác. Sáu năm sau, Quốc Tử Giám được xây dựng bên cạnh ngôi đền theo lệnh của vua Lý Nhân Tông để cung cấp giáo dục cho con cháu hoàng tộc, nhưng sau đó trường học này được mở cửa cho cả dân thường vào học. Những sinh viên tốt nghiệp sẽ được khắc tên lên tấm bia đá đặt trên lưng Bá Hạ (thân rùa đầu rồng).
The temple in fact follows a standard Confucian layout and the most eye-catching at the front is Văn Lake. The total of the lake is about 12297 m², and in the middle stands Kim Chau mound, where the poetry commentaries took place in the ancient time. Moreover, a clear pond, surrounded by shady trees, gives visitors a sense of tranquility and freshness.
Được xây dựng theo tiêu chuẩn Nho giáo và hồ Văn chính là điểm thu hút tầm mắt nhất, nằm ngay phía trước Văn Miếu. Tổng diện tích hồ khoảng 12297 mét vuông và giữa hồ nổi lên gò Kim Châu – nơi từng diễn những buổi bình thơ. Nơi đây có hồ nước trong xanh, bao quanh là những bóng cây đem đến cho du khách cảm giác thanh bình mà tươi mát.
Most of architectural features of the temple complex are heavily influenced by Chinese style. To be more specific, the proximity of the temple to the Imperial academy is similar to the Beijing Confucius temple and Imperial Academy. Furthermore, the construction of temple also emulates the one in Confucian’s hometown in Shandong, China.
Hầu hết các đặc điểm kiến trúc của khu phức hợp đền thờ đều chịu nhiều ảnh hưởng của dấu ấn Trung Hoa. Cụ thể, khoảng cách giữa Văn Miếu và Quốc Tử Giám cũng gần tựa như khoảng cách giữa đền Khổng Tử với Học Viện Hoàng Gia ở Bắc Kinh. Ngoài ra, kiến trúc của quần thể cũng là hình ảnh mô phỏng một công trình kiến trúc khác tại quê hương của Khổng Tử.
The inner of Văn Miếu – Quốc Tử Giám is separated from the Giam garden and the outer space by brick walls.Its inside is divided into 5 different layers of space, each layer is isolated bu brick walls and connected by gates, one central gate and two on the side paths.
Khu bên trong của Văn Miếu – Quốc Tử Giám được tách ra từ vườn Giam và không gian bên ngoài bằng những bức tường gạch. Khu bên trong được chia thành 5 lớp không gian khác nhau, mỗi phần được ngăn cách bởi các bức tường gạch và được nối với nhau bởi các cổng: một cổng trung tâm và hai cổng ở hai bên.
The first and main gate of the precinct is Văn Miếu Môn (the Great Portico in English). Built in a typical Vietnamese style, it is similar to entrance gates of Buddhist and folk religion temples. Passing through the main gate, the first courtyard and three paths lying before you from which tourists will be guided to the Đại Trung Môn (Grate Middle Gate). Going further, the third courtyard comes across to you, running from Đại Trung Môn to Khuê Văn Các. The three paths continue and the next two side gates are the Cửa Bi Văn (Magnificence of Letters Gate) and Cửa Súc Văn (Crystallization of Letters Gate), which lead to two graveyards of early doctors. The structure consists of four squares, whitewash brick pillars, supporting a red wooden pavilion with an elaborate terracotta tiled roof.
Cổng chính đầu tiên của khu phức hợp này là Văn Miếu Môn. Được xây dựng theo kiến trúc Việt Nam điển hình, nó giống như cổng vào của các ngôi đền Phật giáo. Đi qua cổng chính, trước mắt sẽ hiện ra một sân rộng và ba lối đi dẫn du khách tới Đại Trung Môn. Đi sâu và hơn chút nữa, bạn sẽ gặp tiếp sân thứ ba nối Đại Trung Môn với Khuê Văn Các. Ba con đường tiếp theo và hai cổng hai bên là Cửa Bi Văn (sự lộng lẫy của cổng Thư) và cửa Súc Văn (Sự kết tinh của cổng Thư) hai cửa này dẫn đến hai khu tưởng niệm của các tiến sĩ thời xưa. Khuê Văn Các được xây dựng trên nền vuông với 4 trụ gạch, một gian bằng màu gỗ đỏ với một mái ngói đất nung phức tạp.
The fourth area is centred around the Thiên Quang Tỉnh (Well of Heavenly Clarity). On the sides of the lake are the ancient doctor’s graveyards, or Stelae Pavilions. Each headstone of them displays the name of the person that passed a high-level, examination. There are 82 of them created from 1442 to 1779. The fifth area: the central area and the main architecture of the Temple of Literature, consists of two larger works in parallel layout. The outside building is Bái Đường (House of Ceremonies), while the other is Thượng Cung. The final area is the Khải Thánh Temple where worshiping the Confucius parents takes place. Originally, it was a study place where erudite scholars were designated as official teachers to instill knowledge into the kings. In the temple of Confucius, there is a variety of statues of Confucius. At the Confucian shrine, there are two pairs of cranes riding on the backs of turtles, which are the typical objects of Vietnamese temples and pagodas.
Khu vực thứ tư nằm giữa Thiên Quang Tỉnh. Xung quanh hồ là những gian nhà chứa nhiều tấm bia đá của các tiến sĩ thời xưa. Trên mỗi phiến đá đều khắc tên những người từng đỗ đạt cao thời bấy giờ. Trong số đó có 82 tấm bia đá được tạo ra trong khoảng từ năm 1442 đến năm 1779. Khu vực thứ năm là khu vực trung tâm và cũng là kiến trúc chính của Văn Miếu, bao gồm hai công trình lớn hơn trong bố trí song song. Tòa nhà bên ngoài là bái đường, còn bên trong là thượng cung. Khu vực cuối cùng là đền thờ Khải Thánh, nơi thờ cha mẹ của Khổng Tử. Trước đây, nó là một nơi nghiên cứu của các học giả được chỉ định làm giáo viên để truyền đạt kiến thức cho các vị vua. Trong đền thờ Khổng Tử có rất nhiều pho tượng Khổng Tử. Tại đền thờ Nho Giáo này có hai con hạc đứng trên lưng Bá Hạ, đó là những linh vật biểu tượng của các ngôi đền Việt Nam.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám has long been recognized as one of the most iconic historical-cultural heritages of Vietnam. Besides being a popular sightseeing destination, it is the place where several poetry communities are organized, the celebration of the Tet Holiday and some academy-related ceremonies takes place in order to express people’s wishes and hopes for their education paths. Despite the fact that Ha Noi has been developed day in day out to keep pace with the rest of fast-changing world, a myriad of ancient relics and Vietnamese time-honored traditions has still lingered on some corners of the capital. Therefore, it is well-worth considering the building complex as the soul of Vietnamese cultural life and even the gratification of human beings until now.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám từ lâu đã được công nhận là một trong những di sản văn hóa lịch sử mang tính biểu tượng nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó là điểm đến tham quan nổi tiếng, đây là nơi tổ chức nhiều triển lãm của cộng đồng thơ ca, lễ thờ cúng trong dịp tết Nguyên Đán và một số nghi lễ thể hiện mong muốn và hy vọng của các học sinh trong con đường học vấn của họ. Mặc dù Hà Nội đã phát triển ngày này qua ngày khác để chạy theo sự thay đổi của các nước phát triển trên thế giới, nhưng vô số di tích cổ và truyền thống Việt Nam vẫn còn tồn tại ở một số góc của thủ đô. Chính vì thế, chúng được xem như là linh hồn trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam và là sự hãnh diện của người dân cho đến tận ngày nay.
Theo Hanoi Vietnam – Food & Travel