Đứa trẻ luôn phải ‘giằng co’ với bài tập về nhà cả buổi tối. Một loạt các loại bài tập về nhà, nào là toán, làm văn, tiếng Anh… Và chúng luôn yêu cầu sự giúp đỡ từ cha mẹ vào phút cuối để hoàn thành. Bạn sẽ làm gì sau đó?
Giúp con hoàn thành xong bài tập? Đến trường trao đổi với giáo viên, rằng cho con ít bài tập về nhà thôi?
Vấn đề ở đây không phải là đổ lỗi cho đứa trẻ, hoặc yêu cầu ít bài tập đi, mà cha mẹ cần phải là nhà “Quản lý dự án” bài tập về nhà của trẻ.
Rất ít người thích bài tập về nhà, nhưng bài tập về nhà là một phần của giáo dục.
Khi đứa trẻ không thể hoàn thành nó, thường thì cha mẹ sẽ nổi nóng.
Học viện Giáo dục Đại học Harvard khuyên rằng phụ huynh hãy trở thành “người quản lý dự án”, không chỉ có thể giúp trẻ hoàn thành bài tập về nhà, mà bạn cũng có thể tìm hiểu thêm và học cùng con. Cha mẹ hãy giúp trẻ dưỡng thành tính kỷ luật tự chủ, độc lập và kiên trì.
Một bài báo được xuất bản bởi Viện Giáo dục Harvard nói rằng: Vào lúc này, cha mẹ cần là “người quản lý dự án” bài tập về nhà của trẻ.
“Quản lý dự án” như cái tên cho thấy, dự án ở đây chính là ‘bài tập về nhà’, các vấn đề liên quan của dự án này cần được làm rõ từng cái một. Và cha mẹ sẽ là người đồng hành, khuyến khích và giúp đỡ trẻ, lập kế hoạch và thực hiện, khẳng định chúng khi chúng được thực hiện.
Nếu muốn làm đúng vai trò của người quản lý dự án thì cần thông qua 6 bước sau đây. Nó cũng có thể giúp trẻ thích học, chấp nhận thử thách và học tốt hơn.
1. Làm rõ và giao tiếp
Nội dung và ý nghĩa của dự án (bài tập về nhà): Đầu tiên là làm rõ dự án này có vấn đề gì hay không?
Phó giáo sư MIT, ông Miller từng tốt nghiệp Học viện Giáo dục Đại học Harvard, đã tham gia vào ngành giáo dục trong hơn 20 năm, đã chỉ ra rằng: Nhiều người có ý kiến tiêu cực về bài tập về nhà, nhưng không thể phủ nhận là bài tập về nhà có thể giúp con bạn học tập, giúp trẻ biết nhiều hơn và quen thuộc với những gì chúng đã học. Hơn nữa cũng nuôi dưỡng ở trẻ thói quen tự lập và các kỹ năng cơ bản để giải quyết vấn đề sau khi lớn lên.
Bài tập về nhà hàng ngày, nó cũng có thể tăng cường sự kiên trì của trẻ. Đặc biệt là trên con đường dài của cuộc đời, luôn sẽ gặp phải những việc không muốn làm, không quan tâm, không cảm thấy hứng thú. Thế nhưng trong quá trình làm bài tập về nhà, có thể đào tạo trẻ khi gặp những tình huống như vậy trong tương lai, vẫn có thể chịu trách nhiệm và tự giác hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên nội dung bài tập về nhà là có thể được thảo luận và làm rõ.
Có thể thấy rằng bài tập về nhà là một chủ đề đau đầu phổ biến đối với các bậc cha mẹ.
Một số người nói rằng bài tập về nhà tạo ra áp lực và ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ và con cái, mà không biết có học thêm được chút gì không.
Một số người khác thì nghĩ rằng, bài tập về nhà vốn là một phần của giáo dục, cha mẹ nên tham gia.
Một số khác thì cho rằng quan trọng là chất lượng của nội dung bài tập về nhà, chứ không phải là số lượng quá nhiều hay quá ít.
Các quan điểm khác nhau cứ vậy thay đổi từ người này sang người khác. Ngay cả chính phủ Anh cũng không có cách nào để làm cho nó rõ ràng, cuối cùng bài tập về nhà cũng đã được gỡ bỏ.
Tuy nhiên, BBC của Anh cho rằng, khi cha mẹ cảm thấy có vấn đề, thì có thể giao tiếp với giáo viên và nhà trường. Đây là một phần quan trọng để làm rõ gánh nặng của bài tập về nhà.
2. Đổi vị trí để hiểu tình hình của trẻ
Miller nhắc nhở, đừng đổ lỗi cho trẻ chậm trễ. Rốt cuộc, đứa trẻ sau khi thức dậy, đã bận rộn một ngày. Đặc biệt, nếu trẻ đã tham gia các hoạt động sau giờ học và dạy kèm, thì sự mệt mỏi khi trở về nhà là có thể hiểu được; lại còn phải đối mặt với bài tập về nhà.
Cha mẹ có thể tưởng tượng, nếu bạn đang đóng vai con bạn, thì bạn còn có muốn làm bài tập về nhà nữa không?
Tại thời điểm này, trẻ cần được khuyến khích và truyền cảm hứng. Mỗi khi chúng có một số tiến bộ, cha mẹ nên cổ vũ và khẳng định thành công của con.
3. Vận dụng không gian rộng với chiếc bàn lớn
Khi trẻ không muốn làm bài tập về nhà, bạn càng giữ trẻ trong phòng, e rằng sẽ chỉ khiến chúng cảm thấy buồn chán và lười biếng hơn. Trẻ sẽ chạy đi nơi khác làm việc khác, kết quả càng tệ hơn.
Nhưng nếu bạn có thể ngồi với con, cùng trên một cái cái bàn lớn trong không gian rộng rãi ở nhà, rất thuận tiện để thảo luận bất cứ lúc nào.
4. Làm rõ bài tập về nhà
Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ lấy sách vở từ cặp ra, nhớ lại lời dặn của từng giáo viên ở lớp, kiểm tra bài tập về nhà của mình. Cha mẹ cũng có thể hướng dẫn con ghi lại lời dặn của giáo viên.
5. Thảo luận về kế hoạch bài tập về nhà
Cha mẹ có thể thảo luận với con về thứ tự các bài tập sẽ được thực hiện, khuyến khích con bạn bày tỏ suy nghĩ của mình, đồng thời ước tính thời gian cần thiết để hoàn thành.
Nếu có đồng hồ trong nhà, thì có thể được sử dụng để đo thời gian dành cho trẻ, tuy nhiên là có thể ‘du di’ một khoảng cách so với ước tính. Điều này có thể giúp đứa trẻ tỉnh táo hơn và tập trung vào bài tập ngay bây giờ.
6. Hãy nhớ vai trò của cha mẹ
Khi trẻ làm bài tập về nhà, thì vai trò của cha mẹ là để giám sát, hỗ trợ lập kế hoạch và động viên trẻ. Cha mẹ hãy khuyến khích và khen ngợi đứa trẻ khi chúng hoàn thành xong bài tập mỗi ngày.
***
Cho dù quan điểm về ‘bài tập về nhà’ hiện đang có những sự bất đồng trái chiều nhau như thế nào, thì vẫn có thể thấy là con bạn vẫn phải làm bài tập mỗi ngày. Chưa kể những ‘cuốc’ học thêm, năng khiếu… với lịch dày đặc.
Vậy thì cha mẹ hãy là người luôn ở bên cạnh động viên, cởi bỏ bớt những gánh nặng và áp lực trên vai con. Có thể là người ‘quản lý dự án’ giúp con hoàn thành bài tập về nhà mỗi ngày, thì cha mẹ chính là đang làm tròn vai trò của mình rồi.
Không thúc ép, không nặng nề mắng chửi… mà tạo cho con trẻ một không gian học hành thú vị và đầy cảm hứng. Đây chính là vai trò giám sát, hỗ trợ con của cha mẹ.
Mạnh Mẫu ba lần chuyển nhà vì con, chỉ với mong muốn con có thể có cơ hội học tập lễ nghĩa. Cha mẹ vất vả một chút vì con, để con rèn luyện sự tự giác và kiên trì cũng thật là xứng đáng.
Theo Cmoney
Vân Hà