Những sản phẩm “made in China” vốn được dùng rất phổ biến ở Việt Nam đều tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, đặc biệt là các sản phẩm đồ dùng học tập cho trẻ em như bút, cặp, sách… 

Cặp sách (ba lô)

Một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 9/2015 cho kết quả: hầu hết các sản phẩm balo sản xuất ở Trung Quốc đều có chứa  lượng lớn formaldehyde và có dấu vết của kim loại nặng, đặc biệt là chì.

Những sản phẩm xuất xứ Trung Quốc có mẫu mã rất đẹp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (Ảnh: laodongthudo)

Phó Giáo sư tại Đại học Phục trang và Kỹ thuật Bắc Kinh, ông Cung Diễm cho biết, tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài sẽ làm hủy hoại hệ miễn dịch, có thể gây chóng mặt và suy nhược thần kinh. Thế nhưng, hầu hết các cặp sách (balo) trẻ em Việt Nam đang sử dụng hiện nay đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

Giấy

Tháng 9/2015, cơ quan quản lý ở tỉnh Giang Tô kiểm tra 13 nhãn hàng giấy in khác nhau, phát hiện độ sáng của các nhãn hàng này cao hơn 95% mức quy định của quốc gia, với mức trung bình là 101,5% và cao nhất là 111%. Nguyên nhân là do các công ty sản xuất giấy sử dụng chất tẩy sáng vượt quá mức quy định.

Một quan chức tại Cục Kiểm tra Kỹ thuật và Chất lượng Giang Tô cho biết đây là chất hóa học gây kích ứng da, cần hạn chế tiếp xúc. 

Bút

Vào năm 2013, tại Trường Xuân, báo chí địa phương đưa tin về triệu chứng đau đầu của một bé gái sau khi sử dụng màu nước và bút màu. Sau khi các cơ quan chức năng điều tra thì phát hiện ra vỏ của các văn phòng phẩm này có chứa kim loại nặng, đứa bé bị đau đầu do có thói quen ngậm bút.

Những chiếc bút xinh xắn nhưng nếu không cẩn thận trẻ em rất dễ bị ngộ độc (Ảnh: ordertrungquoc)

Ngoài ra, trong một điều tra của cơ quan chức năng có liên quan tại tỉnh Giang Tô năm 2015, sau khi kiểm tra 38 loại ruột bút chì thì phát hiện 13 loại có chứa vượt mức chất benzene.

Bút xóa

Ở các nước phương Tây, các nhà sản xuất đã thay các hóa chất độc hại thường được sử dụng trong các sản phẩm bút xóa như là toluene, bằng các loại hợp chất từ nước. Tuy nhiên, ở Trung Quốc thì việc bút tẩy sử dụng các chất có độ hóa học không an toàn dường như vẫn chưa được quan tâm thích đáng.

Năm 2012, một cuộc thí nghiệm được thực hiện ở Trung Quốc như sau: đặt các con chuột được trong hai môi trường khác nhau (1. không có chất tẩy bút xóa; 2. có các bông gòn thấm các chất tẩy này). Kết quả các con chuột ở trong môi trường có chất tẩy bút xóa chết trong vòng chưa đến 3 phút.

Thí nghiệm này đã được các kênh truyền thông ở Bắc Kinh đặc biệt quan tâm. Người ta bắt đầu tiến hành thí nghiệm với bốn thương hiệu bút xóa. Kết quả phát hiện cả bốn thương hiệu này đều có toluene. Đặc biệt, một trong số nhãn hiệu đó còn ngang nhiên ghi quảng cáo trên bao bì là không sử dụng toluene. Để đạt hiệu quả cao về chức năng, các thương hiệu này sử dụng toluene cao hơn tiêu chuẩn an toàn quốc gia đến 7 lần. Người ta cũng tìm thấy các chất như carcinogenic, hợp chất phóng xạ, và một lượng quá mức cho phép formaldehyde (có thể gây kích ứng da).

Thí nghiệm với 2 môi trường không có và có chất tẩy bút xóa. (Ảnh: epochtimes)

Vào cuối năm 2015, truyền thông Trung Quốc đưa tin, Cục Kiểm tra Kỹ thuật và Chất lượng tỉnh Giang Tô đã kiểm tra 30 loại bút xóa thì có 13 loại có chứa các dung dịch hữu cơ vượt mức cho phép.

Tẩy

Vào tháng 9/2014, báo chí Thượng Hải đưa tin, bé Mã Tiêu (9 tuổi) đã phải đưa vào bệnh viện do đau đầu, chóng mặt. Nguyên nhân là do bé đã ngửi chiếc tẩy bị nhiễm độc phthalate.

Cục Kiểm tra Kỹ thuật và Chất lượng Thượng Hải sau đó kiểm tra và phát hiện ra 1/3 số lượng tẩy có chứa vượt mức quy định chất phthalate. Chất này ngoài việc gây đau đầu, thì có thể gây ra các chứng nhức mắt, mũi và họng.

Cuộc điều tra khác tại tỉnh Giang Tô cũng phát hiện ra 1/3 số tẩy có chứa dư lượng chất phthalic axít, chất mà báo cáo cho biết là có thể dẫn đến ung thư vú và tinh hoàn.

(Nguồn: Epochtimes.com.tw)

Hiểu Minh