Theo thống kê gần đây, gần 20% dân số thế giới đang bị căng thẳng trong công việc – một con số đáng báo động hiện nay. Những thông tin hữu ích dưới đây có thể sẽ giúp các bạn luôn dồi dào năng lượng và bình tĩnh xử lý mọi vấn đề trong công việc cũng như cuộc sống thường ngày.  

Dưới đây là 3 bí kíp giúp bạn xua tan đi mệt mỏi, nạp lại năng lượng tích cực và tức thì cho các công việc hàng ngày.

1. Thư giãn với âm nhạc

Từ lâu, âm nhạc đã được coi như một biện pháp thư giãn và hồi phục sức khỏe cho con người. Suốt các thế kỷ qua, nhiều nền văn hóa còn dùng ân nhạc để nâng cao tinh thần, thậm chí chữa lành tổn thương về cả thể chất lẫn tâm lý. Do vậy, nếu đang căng thẳng trong công việc, bạn hoàn toàn có thể dành ra 3-5 phút lắng nghe những bạn nhạc yêu thích, bình tĩnh và lấy lại tinh thần.

Bí kíp giúp xua tan mệt mỏi, nạp lại năng lượng nơi công sở
Bạn nên nghe các bản nhạc không lời, giai điệu du dương, nhẹ nhàng

Mách bạn: Bạn nên nghe các bản nhạc không lời, giai điệu du dương, nhẹ nhàng. Tất nhiên, nếu bạn yêu thích bất cứ bài hát nào, bạn có thể phiêu và tận hưởng giai điệu ấy.

2. Hãy luôn bổ sung năng lượng dồi dào cho cơ thể

Một trong những nguyên tắc bất di bất dịch: Có thực với vực được đạo. Bạn không nên bỏ qua bữa sáng, làm việc bận rộn đến mức quên cả ăn trưa, mải miết tăng ca đến tối mịt mù. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn cũng cần phải đầy đủ năng lượng để sẵn sàng “chiến đấu” với mọi công việc.

Bí kíp giúp xua tan mệt mỏi, nạp lại năng lượng nơi công sở
Bổ sung năng lượng dồi dào cho cơ thể

3. Tập cách suy nghĩ đơn giản và tích cực

Không phải ai trong lúc căng thẳng và áp lực cũng có ngay những suy nghĩ đúng đắn và hợp lý. Vậy nên, việc suy nghĩ đơn giản và tích cực cũng là cả quá trình dài cần luyện tập. Hơn thế nữa, biết đâu chừng bạn sẽ tìm thấy giải pháp cho các vấn đề trong công việc nếu suy nghĩ đơn giản hơn, bởi lẽ, sự tồn tại của stress đôi khi được “tiếp sức” bởi chính những suy nghĩ “phức tạp hóa” vấn đề.

Mách bạn: Bạn có thể bình tĩnh phân tích và trả lời các câu hỏi kiểu như “Bản chất vấn đề là do đâu? Bạn có thể làm gì tốt nhất trong lúc này? Hậu quả xấu nhất có thể xảy ra, cách xử lý như thế nào?”

Quang Minh