Điều gọi là “triết học nhân sinh” nhìn từ một góc độ chính là dạy chúng ta thái độ làm người, cũng là thái độ sống. Ví như, trong cư xử với người có thể có hai loại thái độ: một là thái độ cạnh tranh đối kháng, một là thái độ quan tâm hợp tác. Dĩ nhiên cũng còn những thái độ khác nữa, chúng ta đều có thể tự do chọn lựa…
Thế nhưng, khi chúng ta chọn một thái độ để hành xử cũng sẽ kéo theo hệ quả tương ứng. Giả như chúng ta chọn thái độ cạnh tranh, vậy thì những người xung quanh cũng hình thành trong họ tâm thế cạnh tranh với ta. Dĩ nhiên, trong một số tình huống, với những đối tượng nhất định, chúng ta cũng có thái độ “cạnh tranh” hoặc “đối kháng”. Ví như trong thi đấu thể thao, hoặc thi cử trong học hành… Nhưng việc cạnh tranh trong thi đấu thể thao hay cạnh tranh thành tích cao thấp trong thi cử ở trường không nên áp dụng vào cuộc sống thường ngày, trong giao lưu quan hệ với các bạn học. Bởi như thế thật khó để chúng ta có bạn bè, cũng khó để có được những mối quan hệ hữu nghị, sâu sắc.
Ngược lại, nếu chúng ta chọn thái độ “hợp tác”, hoặc “quan tâm”, vậy thì phần nhiều những người xung quanh chúng ta cũng hình thành thái độ sống với chúng ta bằng thái độ tương trợ giúp đỡ. Với thái độ hợp tác, trong đa số trường hợp chúng ta sẽ trở thành “kẻ tham dự”, không phải là “kẻ cạnh tranh”, giống như việc giúp đỡ tương trợ nhau của những người trong gia đình. Chúng ta không còn là người xa lạ, không còn “đối kháng”, có chăng chỉ là chia sẻ cùng nhau làm sao cho mọi việc ngày càng tốt đẹp hơn.
Đáng tiếc là ngày nay chúng ta sống trong thời đại cạnh tranh khoa học kỹ thuật và thương mại gay gắt khiến đa số mọi người đều mang thái độ “cạnh tranh” hay “đối kháng”. Cứ nhìn xung quanh, mọi người vì muốn có thu nhập hơn người, hưởng thụ cuộc sống vật chất hơn người mà không còn cách nào khác là đến công ty, ra xã hội… để tranh đua hơn thua với nhau.
Nhưng từ góc nhìn triết lý nhân sinh, điều quan trọng nhất với chúng ta là chọn lựa cách sống làm sao hay nhất. Ở đây, thái độ lựa chọn của chúng ta sẽ quyết định cách sống của chúng ta.
Nếu chúng ta chọn “hợp tác” hoặc “quan tâm”, vậy thì chúng ta sẽ không thể nào gặp người là xung đột, không vui vẻ. Đồng thời, khi người khác gặp khó khăn, chúng ta sẽ chủ động giúp đỡ; tương tự, khi chúng ta có khó khăn, chúng ta cũng dễ được người khác tương trợ kịp thời.
Nếu chúng ta chọn thái độ sống “cạnh tranh” hoặc “đối kháng”, chúng ta sẽ tạo nên bầu không khí cạnh tranh, đối kháng từ người xung quanh chúng ta. Chúng la luôn muốn chiến thắng đối phương, hoặc phải là người hay hơn đối phương. Tương tự, đối phương cũng muốn chiến thắng chúng ta, hay hơn chúng ta. Trong sự giằng co này đương nhiên dễ dàng xảy ra xung đột, tạo không khí không khi nào vui vẻ.
Chúng ta đối diện cuộc sống bằng “tâm thái” nào sẽ nhận lại kết quả như thế. Có thể nói, trong giới hạn chọn lựa này, “sống vui vẻ” hay “sống căng thẳng”, thường là do chúng ta lựa chọn, tạo “nhân” nào sẽ có “quả” ấy.
Shi Zhaoying, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Đoàn Thanh biên dịch
Xem thêm:
- Bức ảnh lan truyền trên mạng: Cảnh sát đánh lạc hướng cô bé 2 tuổi sau tai nạn xe hơi chết người
- Người phụ nữ đi 2.400km để giải cứu 100 con chó khỏi lễ hội giết mổ ở TQ
- Tâm nguyện đời thường của Cổ Thiên Lạc
- Một quả quýt có thể khiến tên tội phạm giết người quay về thiện lương
- Bhutan – Quốc gia đầu tiên trên thế giới nói không với thuốc lá