Môi trường lạnh khiến sức đề kháng giảm dần, cho nên mỗi người cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống tốt để giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh.
Theo Lương y Đinh Công Bảy cho biết trên báo VnExpress rằng, thực phẩm giàu protein như: Thịt heo, thịt bò, thịt gà, trứng, cá, sữa, đậu hạt, thực phẩm chế biến từ đậu nành. Mỗi ngày dùng ít nhất 3 lần các loại thực phẩm này giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh cúm.
Các thực phẩm giàu vitamin C như: Sơ ri, cam, quýt, chanh, nho, bưởi, táo tây, kiwi, bơ, chuối, dứa… có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, nâng cao khả năng diệt khuẩn của các tế bào. Các loại rau xanh giàu chất sắt, các loại đậu hạt, cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, theo Zing, giám đốc của Viện Y Thảo dược Washington, Douglas Schar nói rằng: “Nấm tăng hoạt động và sản xuất tế bào máu trắng của cơ thể theo cách tích cực nhất. Đây là điều tốt khi bạn bị nhiễm trùng”. Nấm chứa axit béo không bão hòa và một lượng lớn ergosterol và fungisterol có thể chuyển hóa thành vitamin D, tác dụng rất tốt trong việc tăng đề kháng với bệnh, phòng ngừa và điều trị bệnh cúm.
Khoai lang có tác dụng tái tạo làn da bền vững chống lại vi khuẩn, virus và một số tác nhân gây bệnh khác. Da là bộ phận rộng lớn nhất trên cơ thể con người, bức tường chống lại các vi khuẩn tấn công vào bên trong. Để khỏe mạnh, làn da cần được cung cấp vitamin A. Một trong những cách tốt nhất để bổ sung vitamin A là từ thực phẩm chứa beta-carotene (như khoai lang, cà rốt, quả bí đỏ).
Bên cạnh đó theo Heathline, tỏi là một trong những loại gia vị được dùng phổ biến trong các bữa ăn trên thế giới. Thậm chí đã có chuyên gia nhận định, tỏi là gia vị bắt buộc cần được bổ sung hằng ngày để tăng cường sức khỏe. Đầu tiên, tỏi giúp giảm huyết áp và làm chậm quá trình xơ cứng động mạch. Ngoài ra trong thành phần của tỏi có nhiều allicin – một chất giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả.
Gừng không chỉ biết đến như một thực phẩm làm ấm cơ thể, tăng cường miễn dịch trong ngày lạnh. Gừng còn có khả năng chữa bệnh hiệu quả như: Giảm viêm, giảm đau họng và cải thiện tình trạng buồn nôn.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Ohio, Mỹ đã chỉ ra, thiếu kẽm làm tăng tỉ lệ viêm nhiễm và việc bổ sung kẽm vào lúc bắt đầu khi bị cảm lạnh có thể ngăn chặn mức độ nghiêm trọng của nó. Người ta cho rằng, phát hiện này có thể có tác động đối với cả các bệnh khác. Các loại động vật có vỏ chứa nhiều kẽm bao gồm: Cua, sò, tôm, trai, ngao… Tuy nhiên, lượng kẽm được khuyến nghị hàng ngày đối với đàn ông trưởng thành là 11 miligam (mg) và đối với phụ nữ là 8 mg. Nếu nạp vào quá nhiều kẽm sẽ phản tác dụng gây ức chế chức năng hệ thống miễn dịch.
Cuối cùng Prevention cho biết, trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt là catechin. Một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng catechin trong trà xanh có thể tiêu diệt các virus cúm và cảm lạnh thông thường nhờ khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Duy trì thói quen dùng trà xanh ấm hàng ngày giúp bạn tránh xa bệnh tật đồng thời còn là biện pháp thư giãn rất tốt cho sức khỏe tinh thần.
Để đảo bảo sức khoẻ tốt nhất, bạn nên đeo khẩu trang, mặc ấm khi đi ra ngoài nữa nhé!
Video xem thêm: Khỏe mạnh với 6 loại thực phẩm bổ thận