Bạn chưa hài lòng với công việc hiện tại? Bạn đang tìm việc mới hay đang suy nghĩ xem có nên tiếp tục công việc này không?… Tất nhiên, mỗi người một cảnh và bạn sẽ phải đưa ra lựa chọn cho bản thân, nhưng có rất nhiều người đã đi qua con đường tương tự như bạn, và rút ra bài học sau những thăng trầm trong sự nghiệp. Vì vậy, tham khảo một chút những lời khuyên đó sẽ giúp bạn ra quyết định tốt hơn cho mình.

Dưới đây là 7 lời khuyên về công việc:

1. Tiền không thể giải quyết hết các khó khăn thực sự của bạn

Đồng tiền mà bạn kiếm được có thể giúp bạn trang trải các chi phí trong cuộc sống, đáp ứng một số yêu cầu của bạn nhưng tiền không phải là thuốc bách bệnh để chữa trị mọi khó khăn thực sự của bạn. Thực tế hẳn bạn cũng thấy có một số người đi làm với thu nhập thấp, nhưng họ sống một cuộc sống khá vui vẻ và hạnh phúc, còn một số người có thu nhập rất cao nhưng thực sự cuộc sống của họ lại đau khổ và bi ai.

Thu nhập tốt có thể giúp bạn mua được một căn hộ, một chiếc xe ô tô hay một số dịch vụ giải trí, tuy nhiên, nó không giúp bạn giải quyết hết các xung đột, mâu thuẫn hay giúp bạn thoát khỏi sự cô đơn. Thực tế cho thấy là cái “hạnh phúc” mà tiền mang lại chỉ là thoáng qua và phù du chứ không phải là niềm hạnh phúc thực sự. Hạnh phúc không phải là thứ mua được bán được, nếu bạn hy vọng rằng công việc có lương cao hơn sẽ khiến bạn có được mọi thứ đều tốt hơn trước thì có lẽ bạn đã nhầm.

(Ảnh: internet)
(Ảnh: Getty Images)

Xem thêm:

2. Đừng vội vã khi quyết định

Bạn đừng nên vội vã, nhất là khi ra quyết định. Nếu bạn đang trong trạng thái kích động hay cảm xúc dâng trào, hãy tránh ra quyết định, vì khi đó cảm tính đang điều khiển, hãy đợi đến khi tâm thái bình ổn, khi đó lý trí của bạn đang làm chủ.

Những người bán hàng biết rất rõ điều này, họ sẽ mời bạn đến xem sản phẩm, làm cho bạn tưởng tượng ra nó sẽ mang đến những điều tuyệt vời như thế nào, làm cho bạn hào hứng… Sau đó đưa ra một đề nghị giảm giá hay khuyến mãi mà bạn phải quyết định ngay. Bạn có thấy quen thuộc?

Hãy cho bản thân bạn một chút thời gian để ngẫm nghĩ xem bạn nên làm gì, hãy tránh xa điện thoại, tivi trong 15 phút và ngồi viết ra các lựa chọn hiện có, rồi bạn sẽ thấy rõ hơn tình hình trước mắt.

3. Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người

Bạn đừng nên đặt mục tiêu là mọi người phải đồng ý với bạn và thậm chí thích bạn. Bản chất của con người là muốn được người khác phụ thuộc, muốn được yêu thích, muốn được đánh giá cao nhưng dần dần họ sẽ dễ chiều theo cảm xúc của người khác mà quên đi chính kiến của bản thân. Khi đó, cái giá phải là chính là niềm hạnh phúc của bạn.

Vậy bạn hãy cố gắng nói lên suy nghĩ của mình khi cần thiết, yêu cầu được tôn trọng và trung thực với bản thân bạn. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một sự dũng cảm nhất định vì mọi người có thể ngạc nhiên và phản ứng khi bạn thay đổi.

Xem thêm:

4. Sức khỏe của bạn là tài sản quý giá nhất

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng để ý đến điều đó nhất là khi còn trẻ. Chúng ta thường lãng phí sức khỏe để làm việc này việc khác mà đôi khi nó không mang lại giá trị gì cho cuộc sống. Bệnh tim, bệnh loãng xương, đột quỵ, ung thư… danh sách những căn bệnh quái ác rất dài vì vậy bạn đừng để sau này phải hối tiếc.

Công việc hiện tại có đáp ứng yêu cầu về sức khỏe của bạn không? Nếu không, hãy suy nghĩ tìm công việc khác.

(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)

5. Cuộc sống luôn đầy ắp bất ngờ

“Cuộc sống là những gì đang diễn ra, ngay cả trong khi bạn bận rộn với những kế hoạch này, kế hoạch khác”

– John Lennon

Cho dù bạn lên kế hoạch cẩn thận đến đâu và chăm chỉ làm việc đến mức nào, rất nhiều lúc mọi việc diễn ra không như bạn mong muốn, và điều đó là bình thường. Cuộc sống luôn đặt ra những thử thách như vậy, để xem bạn có kiên gan bền chí với mục tiêu hay không. Phải trải qua khó khăn thì những gì đạt được mới thực sự quý giá và sau này nhìn lại, bạn sẽ cảm thấy vui vì mình đã đi qua con đường đó.

Sẽ có lúc bạn ngồi bệt xuống và cố gắng tìm ra con đường cần đi, thực tế cho thấy là bạn phải thử một vài việc trước khi chọn ra được con đường đúng. Hiểu được điều đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy rằng chuyển việc không phải là điều gì đó gây nên sự bất ổn cho cuộc sống của bạn.

6. Không ai là “người biết tuốt” cả

Không phải ai cũng biết mọi thứ, không phải ai cũng có câu trả lời cho mọi vấn đề, vậy nên không gì phải xấu hổ khi nói rằng “tôi không biết”. Lúc nào cũng mong muốn tỏ ra hoàn hảo ở nơi làm việc không khiến bạn trở nên hoàn hảo, nó chỉ khiến cho bạn trở thành người “có vấn đề”.

Thực tế cho thấy là tất cả chúng ta đều mắc lỗi, không phải đôi khi mà là thường xuyên. Chúng ta học được qua những lần thất bại, và đó là cách cuộc sống diễn ra. Ngoài ra, không ai là “người biết tuốt”, chúng ta đều là con người, đều dễ bị tổn thương và đều có những mối quan hệ với những người khác, các mối quan hệ này luôn diễn ra, có lúc tốt, lúc xấu.

Vì vậy, nếu bạn không biết điều gì đó mà khiến cho mối quan hệ với đồng nghiệp trở nên không tốt, thì bạn đừng nên căng thẳng quá, hãy suy nghĩ xem mình rút ra được bài học gì sau việc này, để lần sau làm tốt hơn.

(Ảnh: internet)
(Ảnh: Shutterstock)

7. Các vấn đề rốt cuộc cũng sẽ diễn ra…

Công việc của bạn đang không tốt? Bạn có thể cảm thấy căng thẳng vì việc đang diễn ra ngoài dự kiến, sếp không hài lòng với bạn hay bạn đang có bức xúc với đồng nghiệp?… Tuy nhiên, điều này xảy ra khá thường xuyên ở bất cứ môi trường làm việc nào. Khi mâu thuẫn xảy ra, thay vì tranh luận để tìm lỗi của người khác và biện hộ cho mình, bạn hãy thử làm ngược lại, đó là hãy xem mình có sai sót gì hay không. Hãy cố gắng nhìn vấn đề từ quan điểm của người khác, bạn sẽ hiểu tại sao họ lại hành động như vậy. Khi đó, bạn đã làm được một điều, gọi là “bao dung”.

Tuy nhiên, nếu như cầu phát triển của bạn lớn mà môi trường hiện tại không thể đáp ứng, hay nếu có những vấn đề “kinh niên” của công ty mà bạn không muốn chịu đựng thì khi đó bạn có thể xem xét những lựa chọn khác.

Hy vọng những lời khuyên trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Nhật Hạ tổng hợp, Quá Dương biên tập

Xem thêm: