Có rất nhiều nhà nghiên cứu đi tìm sự thật về cái chết của Joseph Stalin. Nhưng cái chết của người con trai út Joseph Vasili không hiểu sao lại nằm ngoài sự chú ý của các nhà nghiên cứu thời bấy giờ. Phải chăng các nhà lãnh đạo Liên Xô không muốn cho người dân biết câu chuyện về người con trai út của Stalin?
Tuổi thơ của Vasili
Joseph Vasili là con trai út Stalin, sinh năm 1921, từ nhỏ đã ngỗ ngược, ngang ngạnh, thất thường, thiếu cân bằng tâm lý. Có thể nguyên nhân một phần từ hoàn cảnh gia đình, thời thơ ấu, anh đã phải chứng kiến vụ tự sát của mẹ và thiếu thốn tình cảm từ người cha.
Ngay từ nhỏ, Vasili đã biết lợi dụng vị trí con trai lãnh tụ một cách khôn khéo. Mặc dù người cha đã cố không tạo ra cho cậu ta những điều kiện đặc biệt, nhưng không thể kiểm soát Vasili cả ngày. Các thầy giáo cũng không muốn có chuyện phiền phức nên với thái độ ngỗ ngược của Vasili cũng chỉ còn biết im lặng bỏ qua.
Binh nghiệp và giáng chức
Sau khi tốt nghiệp phổ thông Vasili trở thành phi công quân sự và tham gia chiến tranh Vệ quốc chống lại phát xít Đức. Tuy vậy, Stalin đã cấm không cho cậu con trai út của mình tham gia chiến đấu bởi lo sợ lặp lại số phận của người con trai cả Yakov, bị bắt làm tù binh và chết trong trại giam của phát xít Đức và có thông tin rằng quân đội Đức lúc đó cũng đang lùng bắt Vasili.
Dù vậy, con đường binh nghiệp của Vasili thăng tiến rất nhanh, chỉ hai năm trong quân ngũ Vasili đã là đại tá và năm 24 tuổi được phong cấp tướng. Kết thúc chiến tranh leo lên chức Sư đoàn trưởng. Năm 1947 là trợ lý Tư lệnh và năm 1948 là Tư lệnh không quân của tỉnh đội quân sự Moskva.
Vasili đến với rượu từ rất sớm. Theo năm tháng những vụ chè chén say sưa và những vụ scandal liên tiếp trở thành chuyện bình thường. Vasili giao du chủ yếu với giới nghệ sĩ, diễn viên, những cuộc phiêu lưu tình ái đầy tai tiếng và không ít lần trở thành mục tiêu đàm tiếu của dư luận. Đôi khi người cha phải can thiệp
Tuy vậy Vasili cũng cũng không chỉ có những mặt xấu của một “thái tử”. Dù anh ta là người nóng nảy và thô lỗ, nhưng không giận ai lâu và không có tính thù dai, cũng không tàn ác như người cha. Anh ta là một người rộng rãi, thích tặng quà, thích chiêu đãi mọi người và làm từ thiện. Đặc biệt Vasili là một cổ động viên cuồng nhiệt và anh đã bảo trợ cho các vận động viên, thành lập các đội bóng đá và khúc côn cầu, dụ những cầu thủ giỏi nhất về, xây dựng và trang bị các phòng tập thể thao.
Năm 1952, trong cuộc diễu binh của không quân do Vasili chịu trách nhiệm chuẩn bị và điều hành, anh ta đã xuất hiện trong tình trạng say xỉn. Điều này đã khiến sức chịu đựng của người cha với Vasili cạn kiệt. Anh bị Stalin tước bỏ mọi chức vụ và điều sang làm học viên dự thính của Học viện Quân sự.
Những bất hạnh của Vasili sau cái chết của người cha.
Ngày 5, tháng 3 năm 1953, Joseph Stalin qua đời, ngay trong tháng đó Vasili bị giải ngũ không được quyền mặc quân phục. Một tháng sau anh ta bị bắt và bị giam trong nhà tù Lefortovo, nơi anh ta bị canh giữ như một tội phạm bí mật.
Lời buộc tội Vasili giả tạo và nhảm nhí đến mức không cần tới sự phân tích tư pháp nghiêm túc: sử dụng tài sản nhà nướ không đúng mục đích, chủ yếu cho các nhu cầu thể thao không vụ lợi.
Ai cũng biết, nếu muốn, người ta có thể tìm ra tội quản lý thiếu hiệu quả, lạm dụng chức vụ ở bất cứ lãnh đạo nào dù cao hay thấp. Nhưng chẳng có ai bị bỏ tù vì điều này. Trường hợp xấu thì bị giáng chức, tệ hơn thì cho thôi việc.
Vasili phải ngồi trong phàm giam cách li đặc biệt của nhà tù Lefortovo hai năm trong lúc tiến hành điều tra và sau khi bị xét xử, bị kết án 8 năm tù. Chỉ có điều Vasili không tới trại cải tạo như những tù nhân khác mà anh ta bị chuyển đến nhà tù Vladimir, một trong những nhà tù có tiếng là khắc nghiệt nhất.
Sau khi ngồi hết 8 năm tù tại Vladimir, Vasili không hề được thả tự do mà bị đầy đi Kazan, nơi người nước ngoài không được tới và từ giã cõi đời khi chỉ còn 2 ngày nữa là tròn 41 tuổi.
Chúng ta biết rằng có rất nhiều nhà nghiên cứu đi tìm sự thật về cái chết của Joseph Stalin. Nhưng cái chết của người con trai út Joseph Vasili không hiểu sao lại nằm ngoài sự chú ý của các nhà nghiên cứu thời bấy giờ.
(Còn nữa)
Nam Minh