Có rất nhiều nhà nghiên cứu đi tìm sự thật về cái chết của Joseph Stalin. Nhưng cái chết của người con trai út Joseph Vasili không hiểu sao lại nằm ngoài sự chú ý của các nhà nghiên cứu thời bấy giờ. Theo tiến sĩ luật Iuri Orlov, số phận bất hạnh của Vasili có thể là một tội ác mà các nhà lãnh đạo lúc bấy giờ không muốn người dân biết.

Ngày 19-3-1962, Vasili qua đời khi mới 41 tuổi, lí do được công bố cho cái chết của anh là do những di chứng của nạn nghiện rượu mãn tính. Tuy nhiên có nhiều giả thuyết khác nhau về cái chết của Vasili. Một trong những giải thuyết phổ biến nhất là một ý tá được cố ý cử đến chữa chạy cho anh theo lệnh của một Ủy ban An ninh quốc gia, một cô Maria Nusberg nào đó, người đã trở thành vợ thực tế của Vasili.

Vasili cùng người vợ đầu Ekaterina Semenovna và con của hai người (Ảnh: http://back-in-ussr.com)

Tuy nhiên, dưới áp lực của chính quyền liên xô, không một ai dám công khai điều này. Cho đến quá trình “công khai và đổi mới” ở thời điểm cao trào, trong một chuyến trở về Liên Xô, Svetlana Allilueva, chị gái ruột của Vasili đã có cuộc phỏng vấn khá dài với đài truyền hình Liên Xô, trong đó cô đã nói thẳng Maria Nusberg là nhân viên của Ủy ban An ninh Quốc gia, người đã có chủ ý làm Vasili chết. Cô cũng cho xem hình của Vasili trước khi bị đầy đi Kazan và sau khi được Maria Nusberg “chữa chạy”. Quả nhiên trong hình là một con người đau khổ, bệnh hoạn và sắp chết, gần như người ta không nhận ra đó là Vasili nếu không nhìn kỹ.

Tuy vậy Vasili vẫn lảng tránh không trả lời câu hỏi về nguyên nhân của việc Vasili bị trừng phạt nghiêm khắc như vậy, chỉ nói một câu mơ hồ rằng: “cậu ta xử sự không đúng”. Nhưng đến ngày nay, rất nhiều nhà nghiên cứu đã thử tìm trả lời câu hỏi đó.

Vì lí do quyền lực?

Vasili cùng cha và Giám đốc An ninh, Nikolai Sidorovich Vlasik (Ảnh: Back-in-USSR.com)

Vasili có thể là đối thủ đáng gờm đối với những người bạn chiến đấu của Stalin trong cuộc chiến giành quyền lực không? Không hề. Vasili không có phẩm chất cá nhân gì đặc biệt có thể phù hợp với cương vị của một thủ lĩnh chính trị. Bản thân anh ta cũng khong hề nhắm tới (dĩ nhiên anh ta có đòi hỏi một vị trí đặc biệt như con trai của lãnh tụ vĩ đại). Đối với dân chúng anh ta cũng không có uy tín gì. Vasili không phải là thần tượng của nhân dân như người cha của anh, tình cảm yêu kính của nhân dân đối với lãnh tụ sau khi Stalin chết cũng không hề được chuyển sang người con trai.

Muốn nắm được quyền lực cũng không dễ dàng, người đó ít nhất phải nắm trong tay quân đội hoặc công an. Những trước khi Stalin mất, ông đã tước mọi quyền hành của người con trai, quân đội cũng không yêu quý Vasili bởi sự thô lỗ, cao ngạo và thô tục, vì những lời chửi mắng vô căn cứ của anh khi còn trong quân ngũ.

Nói chung Vasili không được coi là người “thừa kế ngai vàng” từ người cha, nhiều người chỉ coi Vasili là một kẻ vô công rồi nghề vô hại. Vì thế anh không phải là mối đe dọa quyền lực với bất kỳ chính trị gia nào.

Vì lòng thù hận với Stalin?

Trong thời gian cầm quyền nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin đã có những cuộc thanh trừng đẫm máu gây ra cái chết của hàng triệu người (Ảnh: Nghiên cứu lịch sử)

Bởi Stalin là một nhà độc tài tàn nhẫn, trong hơn hai mươi năm làm lãnh đạo tối cao của nhà nước Xô Viết, ông ta là nguyên nhân gây ra cái chết của hàng triệu người Nga và các dân tộc thiểu số. Những cuộc thanh trừng đẫm máu khiến cho những người thân cận nhất với Stalin cũng luôn có cảm giác sợ hãi, thậm chí nêu ý kiến riêng ngay cả khi chỉ bàn về công việc cũng là việc rất nguy hiểm.

Như vậy, hẳn Stalin có rất nhiều kẻ thù? Và cái chết của người con trai cuối cùng của Stalin là xuất phát từ lòng thù hận đối với ông?

Hồi đó hình ảnh của Stalin trong lòng người dân Nga vẫn là tình cảm yêu kính của nhân dân đối với lãnh tụ. Và những nhà lãnh đạo mới rất muốn lật đổ hình tượng này trong lòng dân chúng. Và với lối sống khá bết bát của Vasili, đây chính là một trong những cách lật đổ nhanh nhất hình tượng Stalin.

Hơn nữa nếu muốn trả thù Stalin, thì không chỉ có Vasili phải chết, ngoài người con trai Yakov đã chết trên chiến trường, và Vasili, Stalin còn một người con gái tên là Svetlana Allilueva, cô vẫn sống bình yên cho đến cuối đời, mặc dù có thời gian phải trốn ra nước ngoài, nhưng nếu những nhà lãnh đạo muốn Svetlana Allilueva phải chết thì cô vẫn không có cơ hội sống sót.

Từ lối sống phóng túng của Vasili?

Vasili Stalin là người nghiện rượu và yêu thích các cô gái. Hình ảnh: Vasili và nhà vô địch Liên Xô Maria Maximova

Như ta đã biết, lối sống phóng túng và luôn trong tình trạng say xỉn của Vasili cũng có ảnh hưởng nhất định tới hình ảnh chế độ, một chế độ luôn tuyên truyền và xây dựng cho mình một hình ảnh mẫu mực trong quần chúng nhân dân.

Tuy vậy không thể coi để khiến Vasili phải chết, bởi ngoài Vasili trong chính quyền cũng còn khối kẻ nát rượu, chẳng hạn như Jadanov, nhưng chẳng có ai phải chết hay ngồi tù vì chuyện này. Mà nói chung có nhiều cách để trừng trị một kẻ gây rối. Hơn nữa, Vasili cũng không còn có điều kiện như thời cha anh ta còn sống để mà chơi bời phóng túng, sau khi ra tù, đã từng có thời gian Vasili được chu cấp 300 rúp mỗi tháng, chỉ tương đương với mức sống của một người dân bình thường thời đó.

Vậy điều gì là nguyên nhân khiến Vasili phải chết?

Để giải thích cho điều này, chúng ta hãy lí giải vì sao Svetlana Allilueva, chị gái của Vasili lại sống sót?

Sau khi Svetlana Allilueva trốn ra nước ngoài, ở Moskva có tin đồn, dựa theo tin của “Đài phát thanh”, đầu tiên là chuyện cô dự định viết hồi kí với những chi tiết giật gân về cuộc sống trong điện Kremli. Nhưng rồi sau đó có tin rằng giữa cô ta và ban lãnh đạo Liên Xô có thỏa thận rằng cô sẽ không tiết lộ bất cứ bí mật gì và đổi lại cô sẽ bảo đảm được tính mạng.

Svetlana Alliluyeva năm 20 tuổi (Ảnh chụp năm 1946) (Ảnh: Diễn Đàn Ý Dân)

Điều này có vẻ đúng bởi thời đó thông tin về “hậu cung” Kremli đều quý như vàng. Svetlana có thể đổi thông tin để lấy một món tiền lớn, nhưng cô đã không làm điều đó. Ngay cả khi tố cáo em mình bị giết hại, Svetlana cũng tránh đề cập đến chính quyền và sau này cô cũng không viết hồi ký.

Có thể thấy Svetlana giữ im lặng rất tốt, vì thế mà cô đã thoát chết. Tuy nhiên Vasili thì lại hoàn toàn ngược lại.

Tháng 3-1953, Stalin qua đời. Trong tang lễ, Vasili nhắc đi nhắc lại câu nói: “Người ta đã giết cha rồi!”. Chưa hết, ngày 28-4-1953, trong bữa ăn tối với một nhà ngoại giao Anh Quốc, Vasili tuyên bố “sẽ tiết lộ về tất cả những chuyện bí mật của những người thân cận với Stalin, kể cả những người đứng đầu nhà nước”.

Năm 1955 Vasili ra tòa, nhận mức án 8 năm tù. Bản cáo trạng viết: “Vasili đã tung tin rằng lãnh tụ Stalin qua đời không phải vì cái chết tự nhiên mà do bàn tay sắp đặt của những thế lực cao cấp. Thêm vào đó anh ta có ý định tố cáo điều này với báo chí nước ngoài như một sự vu khống những người lãnh đạo Đảng và Chính phủ Xôviết. Anh ta đã trở thành kẻ thù của nhân dân”.

Ngày 11-1-1960, Vasili được phóng thích. Khi gặp Tổng Bí thư Nikita Khrusev, Vasili nhận được lời khuyên là “nên biết mình là ai, và nên hiểu rõ vị trí của mình”. Bên cạnh đó, Khrusev cũng nói rằng ông ta rất sẵn lòng quên đi những chuyện cũ – là chuyện mà Vasili tố cáo Khrusev có liên quan trực tiếp đến cái chết của Stalin.

Nikita Sergeyevich Khrushchyov là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông là người kế nhiệm Stalin, sau cái chết của Stalin vào năm 1953. (Ảnh: wiki)

Được cho đi nghỉ dưỡng, cai rượu 3 tháng ở Kislovodsk, được khôi phục lại quân tịch và được hưởng lương hưu mỗi tháng 300 rúp, Vasili sống trong một căn hộ tại Moscow do Bộ Quốc phòng Liên Xô cấp. Nhưng một lần nữa Vasili lại lên tiếng tố cáo “âm mưu giết hại cha mình”.

Điều này có lẽ đã khiến giới lãnh đạo cao cấp Liên Xô không còn tin tưởng Vasili được nữa. Kết quả là anh bị đày đi Kazan và kết thúc cuộc đời ở đó.

Như vậy là hẳn có mối quan hệ giữa giới lãnh đạo cao cấp Liên Xô với cái chết của Vasili. Theo ý kiến của Iu Orlov: “những bằng chứng đã xem xét là quá đủ để đưa ra bản án kết tội”. Nhưng nó có tính thuyết phục đến đâu thì tùy vào đánh giá của mỗi người.

Ngoài những bằng chứng và kết luận trên, chúng ta có thể nhận thấy một điều khác về cuộc đời của Joseph Vasili, cuộc đời anh tràn ngập đau thương và bất hạnh. Có lẽ khoảnh khoắc ít ỏi mà anh được là chính mình, là lúc lái máy bay và chiến đấu trên bầu trời nước Nga.

Video tái hiện cảnh Vasili chiến đấu:

Nam Minh