“Trong mơ, bước một bước nhỏ về mơ ước, dưới ánh nắng rực rỡ, những chú bướm sặc sỡ đang vỗ cánh, bay đến nơi cao hơn…”. Đây là tác phẩm của ca sỹ nổi tiếng Phần Lan Anna Kokkonen, ca khúc có tên “Bước chân mùa hè”. Bài ca này bày tỏ nội tâm của cô, bày tỏ nguyện vọng muốn thay đổi bản thân.
Những giai điệu vang lên, một bức tranh phương Đông thần thánh, trang trọng và xa xôi hiện lên trước mắt. “Tự do đang vẫy gọi. Trong đen tối và sợ hãi, lời dối trá và thù hận tấn công, nước mắt chảy trong lửa… Bước tới ánh hừng đông, nào chúng ta cùng bước, trong lòng đang cầu phúc…” Đây là ca khúc trong phim tài liệu “Trung Quốc tự do”, được sáng tác bởi Trần Đông (Tony Chen), đã được trao giải thưởng âm nhạc của Hollywood.
Là một tay trống nổi tiếng New York, Sterling Campbell, đã từng hợp tác với siêu sao nhạc Rock nổi tiếng David Bowie 14 năm, anh gia nhập đội quân nhạc có các gương mặt phương Đông là chính. Hết năm này qua năm khác, anh đi diễu hành khắp các đường phố lớn ở New York, Washington DC…
Âm nhạc là đôi cánh tâm hồn, 3 nghệ sỹ nổi tiếng này có mối duyên kỳ ngộ của cuộc đời và câu chuyện xúc động lòng người như thế nào?
Ca sỹ nổi tiếng Phần Lan trong ánh đuốc
Rất nhiều tác phẩm của Anna Kokkonen bao gồm cả bài hát “Bước chân mùa hè” đều là ca khúc ‘hot’ được phát trên đài truyền hình Phần Lan.
Cô đã từng rơi xuống vực sâu của cuộc đời. Là một ca sỹ, cô phải phục tùng thiết kế thương mại của công ty phát hành đĩa hát, phải đón xu hướng thị trường. Những điều này luôn luôn khiến cô cảm thấy đau khổ.
Năm 2006, trong sự nghiệp cô đã có bước ngoặt. Hôm đó, Kokkonen đang ở nhà chăm chú sáng tác một ca khúc thuộc dòng nhạc mạnh Heavy Metal thuận theo sở thích thính giả. Người bạn trai đi tản bộ trở về nói với cô, có một quý cô đang luyện Pháp Luân Công – một công pháp Phật gia rất đẹp mắt có nguồn gốc phương Đông. “Ôi, đó chính là thứ em muốn luyện”. Đến nay cô vẫn nhớ lại phản ứng lúc đó của cô có chút bất ngờ. “Tôi không biết một tí gì về Pháp Luân Công, nhưng lại buột miệng nói ra như vậy”.
Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, Anna thường đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân” một cách rất tự nhiên. Cuốn sách mà từ trên mặt chữ xem thấy không có gì là thâm sâu khó hiểu, nhưng lại ẩn chứa rất nhiều đạo lý cao thâm và trí huệ vĩ đại, khiến cô vô cùng chấn động tận nơi sâu thẳm tâm hồn, một cảm giác xưa nay chưa từng xuất hiện. “Tôi đọc sách mà khóc rất nhiều lần”.
“Tôi luôn cảm thấy trong sâu thẳm tâm hồn mình có những hạt giống rất nhỏ, rất đẹp, có thể phân biệt rõ thiện ác. Nhưng xưa nay tôi chưa từng có dũng khí để tin tưởng vào nó, cũng chưa từng thực sự tin tưởng nó sẽ phát ra âm thanh”. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, Anna cuối cùng cũng đã quyết định lần đầu tiên nghe theo tiếng gọi của hạt giống nhỏ trong tâm hồn mình. Đầu tiên, cô quyết định từ bỏ không biểu diễn nhạc Rock, một dòng nhạc không phù hợp với sở thích của cô, cô chuyển sang học một khóa học âm nhạc cổ điển.
“Tôi trở nên vô cùng dũng cảm, tôi muốn sáng tác những bản nhạc mà tôi cho là tốt, tôi thực sự có dũng khí đi làm những việc mà tôi muốn làm”.
Tu luyện Pháp Luân Công khiến cô thay đổi tính cách nhút nhát của mình. “Điều này cảm giác như đến một thế giới khác. Trong thế giới này không có đài truyền hình, không có công thành danh toại, chỉ có giờ này phút này, âm nhạc kết nối bạn với những thứ rộng lớn mênh mông hơn”.
Tác phẩm thành công nhất của cô đến nay đều là các tác phẩm có chủ đề truyền đạt giá trị phổ quát nhân loại. Ví như bài hát “Trái đất sắc vàng”:
“Đôi cánh vàng kim vỗ nhẹ trái đất,
Chúng ta cùng dệt trái tim ngọn nến;
Bình minh đêm nay đang đến,
Lệ sầu cũng sẽ theo đó tiêu tan”.
Anna nói, bài hát “Trái đất sắc vàng” do cô viết, là để khích lệ những người bị bức hại vẫn đang sống ở Trung Quốc. “Trong đêm đen, mọi người đang thắp lên từng ngọn nến, cuối cùng, sau khi rất nhiều người đã thắp nến, cả trái đất sẽ tỏa ra ánh sáng vàng kim. Khi mọi người tỉnh dậy, hiểu ra Đảng cộng sản Trung Quốc thật tà ác, họ giống như đã thắp sáng ngọn nến trong tay mình”.
Nguồn cảm hứng sáng tác của nghệ sỹ đạt giải thưởng âm nhạc Hollywood
Tác phẩm được trao giải thưởng của Trần Đông (Tony Chen) trong bộ phim tài liệu “Trung Quốc tự do”, miêu tả trải nghiệm bản thân của các công dân Mỹ như Lý Tường Xuân. Tác phẩm còn phản ánh cuộc bức hại tàn khốc của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công, vạch trần rất nhiều tội ác kinh hoàng như mổ cướp nội tạng sống, sản xuất hàng hoá sử dụng lao động cưỡng bức, phong tỏa Internet…
Trần Đông (Tony Chen) sinh năm 1983 ở Bắc Kinh, mẹ anh là một giáo viên phổ thông trung học, cũng tu luyện Pháp Luân Công. Tony Chen đã thấy được vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp từ những người tu luyện Pháp Luân Công. Dù cho ngày 20-07-1999 Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công, các phương tiện truyền thông điên cuồng bôi nhọ vu khống, nhưng anh không có bất kỳ ấn tượng tiêu cực nào đối với Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công lấy “Chân – Thiện – Nhẫn” làm nguyên tắc, với 5 bài công pháp đẹp mắt. Số lượng người tu luyện ở Trung Quốc đã từng đạt đến 100 triệu người, và được đông đảo mọi người đón nhận. Nhưng Giang Trạch Dân cho rằng nó uy hiếp đối với hình thái ý thức của Đảng cộng sản Trung Quốc, nên đã hạ lệnh bức hại.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Trần Đông học âm nhạc ở Đại học Huddersfield nước Anh. Môi trường tự do ở nước ngoài giúp anh hiểu được nhiều chân tướng Pháp Luân Công hơn.
“Người nước ngoài, đặc biệt là học viên Pháp Luân Công phương Tây, họ cất lên tiếng nói cho các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, họ đích thân đến quảng trường Thiên An Môn, căng biểu ngữ “Chân – Thiện – Nhẫn”, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”, để lên tiếng cho Pháp Luân Công. Khi chứng kiến cảnh tượng này, tôi nhớ, tôi đã khóc khi xem.” – anh nói.
Năm 2003, Trần Đông chính thức bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Vừa kinh ngạc vừa vui mừng, anh phát hiện ra, Pháp Luân Công đã khiến cái tính nóng nảy của anh lắng xuống. “Cả thân và tâm tôi được quy chính và tẩy tịnh. Đây là những việc cần làm mỗi ngày, cứ như thế, tôi phát hiện ra, tôi đã được giải thoát khỏi các sự việc, cảm xúc phức tạp một cách nhẹ nhàng. Điều này khiến tôi luôn giữ được một thái độ hoàn toàn mới”.
Phong cách âm nhạc hiện nay của Trần Đông vô cùng thuần chính nhưng rất đỗi khoan dung. “Âm nhạc thuần tịnh có được từ tâm hồn thuần tịnh. Tu luyện Pháp Luân Công giúp tôi có một tư duy rộng mở hơn khi sáng tác, chứ không chỉ là sự bột phát tùy tiện của cảm xúc”.
Với sự sâu lắng trong tâm hồn, dẫu tuổi đời còn rất trẻ nhưng Trần Đông đã liên tiếp giành được những thành tích đáng nể trong giới âm nhạc quốc tế. Từ năm 2011 đến nay, anh đã nhận được nhiều giải thưởng của giới âm nhạc nước Mỹ:
Năm 2011 anh giành giải thưởng “Ngôi sao của dân chúng” trong cuộc thi âm nhạc độc lập lần thứ 10 hàng năm của nước Mỹ và giải thưởng cuộc thi sáng tác ca khúc lần thứ 12 của nước Mỹ.
Năm 2012 anh giành giải xuất sắc, một vinh dự cao nhất trong cuộc thi sáng tác âm nhạc độc lập lần thứ 11 của nước Mỹ, và giải nhất giải sáng tác ca khúc lần thứ 13 của nước Mỹ.
Năm 2013 anh giành giải thưởng lớn âm nhạc Hollywood “Giải thưởng ca khúc phim tài liệu độc lập hay nhất”.
Năm 2014 anh giành giải thưởng lớn âm nhạc Hollywood “Giải thưởng âm nhạc thế giới”.
Duyên kỳ ngộ của tay trống siêu sao
Là một tay trống chuyên nghiệp, anh bắt đầu chơi trống từ năm 12 tuổi. Nhờ tài năng âm nhạc thiên phú, anh đã nổi đình nổi đám khi chỉ mới hơn 20 tuổi. Anh và ban nhạc nổi tiếng của mình đã lên sân khấu biểu diễn cùng các ngôi sao ca nhạc nổi tiếng. Anh cũng từng hợp tác với David Bowie, một siêu sao nhạc Rock suốt 14 năm.
Cuộc sống xa xỉ hào hoa của giới giải trí khiến anh bị cuốn theo dòng. Hàng ngày anh đều chìm trong khói thuốc, trong men rượu và ma túy. Anh muốn từ bỏ những thói hư tật xấu này nhưng không thể.
Vào một ngày năm 1996, khi Campbell đang đi dạo trong một công viên ở New York, tình cờ anh gặp các học viên Pháp Luân Công đang luyện công ngoài trời. Ngay lập tức anh bị cuốn hút bởi những động tác luyện công yên bình, thế là anh bắt đầu học các bài công pháp. Đồng thời anh cũng đọc “Chuyển Pháp Luân” – tác phẩm chủ yếu của Ngài Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Công. Anh mừng rỡ phát hiện ra: “Những lời trong quyển sách này đều động đến trái tim tôi, tôi tin tưởng những điều viết trong sách, đó là những gì mà tôi luôn tìm kiếm”.
Sau khi tu luyện, nội tâm Campbell trở nên bình lặng, tĩnh tại. Campbell nhớ lại, trước khi tu luyện, anh thường đánh trống rất quyết liệt phô trương, nhằm thu hút khán giả chuyển sự chú ý từ ca sỹ sang phía mình. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, anh học được cách cho đi. Sau khi được Bowie đồng ý, anh còn viết lên trống của mình 3 chữ “Chân Thiện Nhẫn” và đem chiếc trống này đi lưu diễn khắp nơi.
Năm 1999 sau khi Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, anh không ngừng đọc được tin tức các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc bị bức hại đến chết. Dẫu bản thân ở New York, không phải đối mặt với nguy cơ bức hại, nhưng anh vẫn quyết tâm đến Bắc Kinh, để có thể làm một điều gì đó nhằm sớm kết thúc cuộc bức hại này.
Ngày 14-02-2002, anh đến quảng trường Thiên An Môn. Tại đây anh cũng gặp được rất nhiều các học viên Pháp Luân Công giống như anh, họ đều sẵn sàng buông bỏ được mất cá nhân để đến nơi này. Rất nhanh chóng, các anh đều bị cảnh sát bắt đi, Campbell bị giam 1 ngày rưỡi, bị cảnh sát đánh đập dã man và chửi bới nhưng trong lòng anh không có chút oán hận. Anh nói: “Tôi chỉ muốn nói cho mọi người biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện hòa bình”.
Campbell cũng gia nhập đoàn nhạc Thiên Quốc (Tianguo Marching Band) do các học viên Pháp Luân Công tình nguyện tổ chức. Hết năm này qua năm khác, anh đi diễu hành trang nghiêm khắp nơi trên thế giới, đem giai điệu tươi sáng của bài hát “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” tặng khán giả khắp mọi nơi.
Âm thanh xuất phát tự tâm hồn
Campbell không phải người phương Tây đầu tiên đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ngay từ ngày 20-11-2001, đã có 36 người phương Tây đến Thiên An Môn. 36 người phương Tây này được mọi người gọi là dũng sỹ, đến từ 15 quốc gia, hoàn toàn không quen biết nhau. Điều khiến họ đến cùng nhau chỉ là một hẹn ước đơn giản: “Đúng 2h chiều ngày 20 tháng 11, ngồi đả tọa kháng nghị ở phía nam quảng trường Thiên An Môn, ai muốn đi đều được”.
Truyền thông thế giới đua nhau đưa tin quang cảnh lúc đó: Một nhóm người phương Tây, một tấm pa-nô lớn màu vàng được dựng lên, trên tấm pa-nô có hàng chữ Hán lớn: “Chân Thiện Nhẫn”, ở dưới hàng chữ Hán là hàng chữ tiếng Anh tương ứng: “Truth Compassion Tolerance”.
Những người phương Tây này ngồi bệt xuống đất, một tay lập chưởng trước ngực. Các du khách xung quanh kinh ngạc há mồm trừng mắt. Sau đó, tiếng xe cảnh sát chói tai, cảnh sát xuất hiện cướp lấy tấm biểu ngữ, quây quanh họ và bắt đầu tấn công. Hai cảnh sát kéo một người phương Tây miệng vẫn đang hét lớn: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo! Cả thế giới đều biết! Nước Mỹ biết! Châu Âu biết! Pháp Luân Đại Pháp Hảo…”
Sau này có người đã viết một bài hát “Vì bạn mà đến” kể về câu chuyện này, bài hát này cũng đại diện cho tiếng nói tâm hồn của hàng triệu triệu học viên Pháp Luân Công:
Vì bạn mà đến
Vượt muôn sông ngàn núi
Tôi đến vì bạn hết lần này tới lần khác
Tôi vì yêu bạn mà đến
Các bạn Trung Quốc yêu quý ơi
Xin hãy tĩnh tâm lắng nghe tiếng lòng tôi.
Pháp Luân Đại Pháp Hảo
Pháp Luân Đại Pháp Hảo
Bạn chớ tin lời dối trá lừa gạt thế gian
Đối diện với bạo lực hiểm nguy
Tôi lần nữa lại lần nữa vì bạn mà đến
Tôi vì yêu bạn mà đến
Các bạn Trung Quốc yêu quý ơi
Bạn nên biết toàn thế giới đều nói
Pháp Luân Đại Pháp Hảo
Pháp Luân Đại Pháp Hảo
Bạn chớ bỏ lỡ cơ duyên vạn cổ này.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Nam Phương biên dịch