Tưởng Giới Thạch từng xem chính quyền Trung Quốc là kẻ thù lớn nhất của Đài Loan bởi họ đã phá hủy đất nước, từ bỏ đức hạnh và khả năng trí tuệ của đất nước qua việc phủ nhận văn hóa truyền thống trong đó có âm nhạc. 

Sau khi thành lập chính phủ ở Đài Loan không lâu, Tưởng Giới Thạch đã có một chuyến viếng thăm đến Philippines. Trong bữa tiệc với Tổng thống Philippines thời đó, ông đã nói rằng, sở thích của ông là “âm nhạc” và “sơn thủy”.

Nhạc sỹ, giáo sư Hà Minh Trung đã đề cập trong cuốn sách Văn hóa Trung Hóa và giáo dục âm nhạc Trung Quốc những gì ông thấy bên cạnh Tưởng Giới Thạch: “Kể từ khi Tưởng công phục chức ở Đài Loan, ông đã tổ chức tiệc tiếp đón lần lượt các nguyên thủ quốc gia của các nước tại Đài Loan: Tổng thống Đại Hàn dân quốc Lý Thừa Vãn, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower… Mỗi khi các bữa tiệc chào đón kết thúc, ông chỉ mời dàn nhạc quốc gia biểu diễn mà không cần những tiết mục khác. Trước khi dàn nhạc biểu diễn, Tưởng công giải thích sự tao nhã và vẻ đẹp của âm nhạc Trung Quốc cho các nguyên thủ quốc gia, khiến ai ai cũng yêu thích, khi dàn nhạc biểu diễn xong, họ còn đến phía sau cánh gà để nhìn ngắm những nhạc cụ mà dàn nhạc quốc gia sử dụng, điều đó cho thấy sự yêu thích của họ đối với âm nhạc Trung Hoa”.

Để thúc đẩy giáo dục văn hóa âm nhạc truyền thống Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch cũng sửa đổi “Hai bổ sung cho chủ nghĩa giáo dục âm nhạc của dân sinh”, chủ trương rằng giáo dục âm nhạc nên chiếm một vị trí quan trọng trong giáo dục quốc gia. Ông lên kế hoạch thành lập các khoa âm nhạc của các trường đại học, tiểu học, trung học, cũng nhiều lần tham dự các lễ hội nhã nhạc Khổng Tử và cùng chụp ảnh với các sinh viên để kỷ niệm.

Chân dung Tưởng Giới Thạch (ảnh: Wikipedia).

Hầu hết mọi người thường nghĩ rằng Tưởng Giới Thạch là một người có thiên hướng về quân sự, nhưng từ nhiều nguồn lịch sử, nhật ký và quan sát, người ta phát hiện ra rằng ông còn có một quan điểm độc đáo về âm nhạc. Tưởng Giới Thạch kể lại rằng, khi ông 10 tuổi, mẹ ông đã dạy ông các nghi thức xã giao, và bất kỳ hành động nào trong các buổi lễ đều nên tương ứng với nhịp điệu của âm nhạc.

Bà Vương dạy cho ông các nghi lễ và để ông trải nghiệm các buổi lễ: “Mọi người đứng lên và quỳ xuống phải hòa hợp với nhịp điệu của âm nhạc, đừng quên điều đó”. (Trích: Tưởng Giới Thạch, 15 năm trước, Trung Hoa Dân Quốc).

Năm 1968, Tưởng Giới Thạch đến chùa Khổng Tử ở Đài Bắc để xem Lễ hội Nho giáo. Sau buổi lễ, ông chụp ảnh chung với đội nghi lễ, đội ca múa và đội âm nhạc, ông nói: “Xem xong những nghi lễ thờ Khổng Tử, càng cảm nhận được chiều sâu của lễ nhạc, lễ nhạc không chỉ có thể tu luyện bản thân, đồng thời khi nhìn thấy những chuyển động nhịp nhàng, nghe được âm tiết tao nhã là đủ để truyền cảm hứng, tin tưởng vào cái tốt đẹp, vì vậy, các trường học ở tất cả các cấp phải đặc biệt chú ý đến việc giáo dục và hướng dẫn các nghi lễ và âm nhạc cho học sinh trong tương lai”.

Nhìn bao quát những phát ngôn của Tưởng Giới Thạch trong nhiều năm, có thể học hỏi những ý tưởng âm nhạc rộng lớn của ông. Ông đã chỉ ra bốn chức năng chính của âm nhạc và tác hại của việc bỏ qua âm nhạc, như sau:

Vai trò của âm nhạc trong chính trị và xã hội quốc gia

“Âm nhạc là tinh khiết và cao quý, có thể bồi dưỡng tính nết, đôn hậu phong hóa, xoa dịu buồn lo, khích lệ chí khí, vì thế thông qua âm nhạc có thể điều chỉnh tinh thần của một người bình thường, loại bỏ tất cả các loại rắc rối vô hình, và để cho cả xã hội có một sức sống rực rỡ, dần dần phát triển theo chiều hướng đi lên, góp phần vào việc thực hiện tiến trình cách mạng chính trị và tôn giáo. Từ thời xưa, khi cai trị đất nước, nghi lễ và âm nhạc là hai điều quan trọng nhất” – (Trích: Điều cần biết cho những nhân viên hành chính hiện đại).

Vai trò của âm nhạc trong giáo dục

“Đặc biệt là người chịu trách nhiệm quản lý giáo dục, phải chú ý đến giáo dục âm nhạc. Khổng Tử đã thiết lập “Nhạc” là một trong 6 môn nghệ thuật, Triết học phương Tây cũng có câu nói nổi tiếng: ‘Không có âm nhạc không thể trở thành một trường học’, chúng ta nhất định phải noi theo ý tưởng này để quảng bá âm nhạc” – (Trích: Điều cần biết cho những nhân viên hành chính hiện đại).

“Âm nhạc tốt có thể bồi dưỡng tính nết, phấn chấn tinh thần, xoa dịu những cực khổ, âm nhạc có thể nuôi dưỡng tâm trí con người, làm cho cuộc sống con người trở nên suôn sẻ và đẹp đẽ, hình thành những cá nhân cao quý và một xã hội thuần túy. Điều quan trọng không chỉ đối với việc trau dồi các đức tính cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến sự thịnh vượng xã hội của một quốc gia. Nếu một người không có được sự nuôi dưỡng của âm nhạc, cuộc sống của họ thường dễ dàng bị mất phương hướng, và đi theo những suy nghĩ cực đoan của sự lo lắng, bất ổn hoặc thực sự dẫn đến một cuộc sống tồi tệ.

Ngược lại, nếu chúng ta có âm nhạc nuôi dưỡng, khi chúng ta chán nản sẽ có âm nhạc an ủi, khi ở trong thời khắc ồn ào hỗn loạn, liền có thể chuyển tâm mình thành yên định, những người gặp đau thương có thể chuyển thành vui vẻ, người tức giận có thể chuyển đổi tâm trạng thành ôn hòa, người trầm lặng có thể đột nhiên phấn khích! Điều này cho thấy vai trò của âm nhạc là rất quan trọng.

Nếu một người không hiểu về âm nhạc thì không biết thế nào là hỷ, nộ, ai, lạc, không thể có một cuộc đời tươi đẹp. Nếu một trường học, một đội quân hoặc một xã hội không có âm nhạc, thì đó không phải là một trường học, một đội quân, hay một xã hội, quốc gia hoàn chỉnh. Âm nhạc đối với quân đội là vô cùng quan trọng. Trong thời bình, chúng ta cũng cần phải có một quân đội vững mạnh, phải diễu hành để đoàn kết tinh thần, xoa dịu những vất vả, cổ vũ tinh thần người lính, phấn chấn lòng người lính, tất cả những chuyện này đều cần có âm nhạc.

Tất cả chúng ta đều là những thiên tài âm nhạc, cho dù là đứa trẻ lên 3, chúng ta cũng có thể dạy chúng hát, vì thế bất cứ ai cũng có thể nghe nhạc và ca hát. Xã hội ngày nay không chú trọng âm nhạc cho lắm. Ngoại trừ các chuyên ngành âm nhạc trong trường, giáo viên và học sinh thường không chú ý đến bộ môn này. Phải hiểu rằng âm nhạc có mối quan hệ tuyệt vời với tất cả mọi người và xã hội, chúng ta phải thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nó trong tương lai!” – (Trích: Sự cứu rỗi của một đất nước phải được kết hợp với giáo dục dân sự và quân sự).

Ảnh: Kknews.

“Từ khía cạnh âm nhạc chúng ta nên dạy học sinh các phép tắc xã giao, sự hòa hợp, tôn trọng và yêu thương. Chúng ta nên phát triển âm nhạc yêu nước thay vì những lời nói ngông cuồng, không chỉ người ta có thể hát mà còn có thể hòa âm cùng những người khác, như một sự khích lệ, cùng nhau hát vang cùng một bài hát của tinh thần” – (Trích: Giáo dục tiểu học “Cuộc sống và luận lý”, giáo dục trung học cơ sở “Công dân và đạo đức”)

“Âm nhạc là gì? Âm nhạc là tiết tấu hài hòa trở thành một loại âm nhạc tuyệt đẹp, mà nhịp điệu của âm nhạc và mức độ nghi thức có mối liên quan mật thiết đến nhau, trên thực tế là một. Vì thế nếu chúng ta muốn biết lễ nghi nhất định phải biết về âm nhạc, muốn giữ lễ nhất định phải trọng âm nhạc” – (Trích: Quy tắc trung tâm của phong trào cuộc sống).

“Lễ nhạc đứng đầu văn học và nghệ thuật, là cánh cổng của đạo đức trong giáo dục, nhưng cái gọi là lễ, không phải là những tiết văn cúi người trước mặt người khác một cách lạc hậu. Sự tuyệt đỉnh của lễ, là mỗi phần tử của gia đình và xã hội, đều có thể tôn trọng trật tự, làm tròn bổn phận của mình, nghiêm khắc kỷ cương. Còn nội dung của nhạc, không chỉ là giải trí thông thường, sự tuyệt đỉnh của nhạc, là làm cho cơ thể và tâm trí của một người bình thường đạt đến sự hài hòa, lạc quan và cân bằng” – (Trích: Bài diễn văn chào mừng dành cho tất cả các giáo viên xuất sắc từ tiểu học, trung học, đại học trên toàn quốc).

Vai trò của âm nhạc trong quân sự

“Bên trên là tầm quan trọng của các nghi lễ, sau nghi lễ chính là âm nhạc, tiếp theo là những bộ sách truyền thống, tổng cộng có 6 thứ, đều là những thứ mà con người nên hiểu, nên biết. Đạo lý này tôi đã giải thích một cách rất chi tiết với những nhóm sỹ quan quân đội. Hôm nay không nói đến từng thứ một trong 6 môn nghệ thuật, nhưng hy vọng tất cả mọi người đều chú ý, tất cả mọi người đều học được, để khôi phục lại những đức tính vốn có của đất nước chúng ta và đặt nền tảng cho sự phục hưng dân tộc. Khi người Nhật xâm chiếm 4 tỉnh miền đông của chúng ta, họ là kẻ thù lớn nhất của chúng ta, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá hủy đất nước, quốc gia của chúng ta và từ bỏ đức hạnh và khả năng trí tuệ của đất nước chúng ta, đó cũng là kẻ thù lớn nhất và gần nhất của chúng ta! – (Trích: Trách nhiệm cách mạng của nhân viên).

“Lễ quan trọng như thế, nên trong giáo dục việc quan trọng nhất là phải đặt chữ ‘lễ’ lên đầu. Vị trí thứ hai là chữ nhạc, nhạc có nghĩa là âm nhạc, là các ca khúc giai điệu. Trong các chương trình giáo dục cổ xưa, âm nhạc và nhảy múa thường được kết hợp với nhau, mục đích chính là để làm dịu nhịp điệu và nuôi dưỡng tình cảm, truyền đạt tâm ý của con người, và đặc biệt là âm nhạc trong quân đội, quân đội hoàn toàn sử dụng âm nhạc để tiếp thêm tinh thần, khơi dậy sự thích thú và trong cuộc đấu tranh hài hòa, nuôi dưỡng lòng can đảm và sự đoàn kết và tiến lên phía trước” – (Trích: Giáo dục quân sự hóa).

Sự trình bày và phân tích của Tưởng Giới Thạch về âm nhạc chính thống khiến người ta mở mang tầm nhìn, đối với những người ở Trung Quốc đại lục, điều này còn khiến cho họ cảm thấy bất ngờ và khó tin hơn. “Cách mạng văn hóa” của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phủ nhận văn hóa truyền thống, thay thế văn học và nghệ thuật truyền thống bằng các vở opera kiểu mẫu. Trong khi đó văn hóa truyền thống Trung Quốc đã từng có một chiều sâu mà người ta vẫn chưa khám phá hết, đó là nền văn hóa từng ca ngợi sự trung thực, lòng trắc ẩn và bao dung.

Ngọc Linh
Theo Minghui

Video: Tổng thống Trump có thể buộc chính quyền Trung Quốc nhận tội diệt chủng?

videoinfo__video3.dkn.tv||da3fc4b53__