Từ câu chuyện truyền thuyết về loài linh vật trong Tứ Linh và ông Địa…
Truyền thuyết dân gian Việt Nam tương truyền rằng Lân là một sinh vật Thánh, đứng thứ nhì trong bộ Tứ Linh: Long (Rồng), Ly (Lân hay còn gọi là Kỳ Lân), Quy (Rùa) và Phụng (Phượng Hoàng).
Thực tế, tứ linh chính là bắt nguồn từ bốn linh thần gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước, cũng chính là tên bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời…
Lân thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù Bồ Tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này lân hiện thân cho sức mạnh của linh vật tầng cao.
Trong màn trình diễn múa lân, không thể thiếu ông Địa một người bụng phệ, mặc áo dài, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông Địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa.
Ông Địa tương truyền là hiện thân của Đức Phật Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng vào thuở khai thiên lập địa có một con thú ăn thịt người năm nào cũng đến rằm tháng Tám là xuất hiện, tác oai tác quái, làm cho dân làng hoảng sợ. Khi ấy Đức Phật Di Lặc đã hóa thân thành ông Địa và chế ngự được quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại này. Ông Địa lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú hiền lành ăn thực vật.
Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, minh chứng cho sức mạnh hóa giải từ bi của Phật Pháp, đã khiến cái ác trở lại thành cái thiện. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc lành tới đó. Ở đâu Lân xuất hiện, cư dân nơi đó sẽ được hạnh phúc, tà ma phải tan biến, bệnh dịch được bài trừ, đất đai sẽ màu mỡ hưng vượng.
Trung thu rộn ràng của năm nay: Những ước nguyện đặc biệt …
Trung thu năm nay, dường như ai ai cũng thấy sự rộn ràng hơn mọi năm. Lý do là gì vậy?
Là bởi vì: Trong cuộc sống hối hả của ngày hôm nay, con người đã bắt đầu biết quay trở về với các giá trị truyền thống và giá trị nhân văn đích thực. Từ việc nhà nhà tự làm bánh nướng bánh dẻo, tới các đội múa lân múa trống hoạt động sôi nổi hơn… Có những người đã hiểu thấu khát khao quay về truyền thống…
Đó là các thành viên của một đoàn nghệ thuật với ước nguyện đặc biệt: mang lại vẻ đẹp văn hóa truyền thống và vẻ đẹp của Phật Pháp Chân – Thiện – Nhẫn đến cho muôn nhà. Các thành viên trong đoàn đều là những học viên của môn khí công Phật Gia thượng thừa có nguồn gốc cổ xưa mang tên Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công, một môn tu luyện chú trọng việc tu dưỡng cả thân lẫn tâm nguyên tắc đạo đức Chân- Thiện – Nhẫn).
Đoàn nghệ thuật mang đến hạnh phúc rộn ràng cho các em nhỏ với tiếng trống lưng rộn rã khắp phố phường:
Trung thu trời đẹp, mây cao
Trăng thanh, gió mát xuyến xao tâm hồn
Từ thành phố đến nông thôn
Trống sư tử đã dập dồn ngân vang
Tung tăng đi khắp xóm làng
Trẻ thơ háo hức, rộn ràng bước chân
Nhà ai phá cỗ ngoài sân
Cam, hồng, quýt, bưởi, thêm cân cốm vòng
Cùng đôi bánh nướng, dẻo trong
Chị Hằng, chú Cuội thấy lòng xốn xang
Chuông chùa thánh thót ngân vang
Trung thu đã đến, rộn ràng lòng ai!
(Trung thu hạnh phúc- Duy Tuấn)
https://www.youtube.com/watch?v=a-QpiQWYXQs
Hà Phương Linh
Xem thêm: