Đêm vào khuya, đất trời yên ả quá
Trăng trong vắt, sương trở mình trên lá
Con tắc kè ngủ quên
Sáng nay cô đi, vừa xa mà đã nhớ
Thương thương lắm, ngôi trường lồ ô và tranh cỏ
Mấy cây cầu thân ái đứng bên sân…

Thương thương lắm, ngôi trường lồ ô và tranh cỏ / Mấy cây cầu thân ái đứng bên sân…
Thương thương lắm, ngôi trường lồ ô và tranh cỏ / Mấy cây cầu thân ái đứng bên sân…

Cô nằm nghe tiếng suối chảy rì rầm
Lo nước lớn, làm sao em tới lớp
Cô nhớ quá những nụ cười quen thuộc
Ánh mắt nhìn cởi mở trong veo.

Cô nhớ quá những nụ cười quen thuộc / Ánh mắt nhìn cởi mở trong veo.
Cô nhớ quá những nụ cười quen thuộc / Ánh mắt nhìn cởi mở trong veo.

Đã thành thân quen mỗi sớm, mỗi chiều
Các em hỏi, cô nghe mà muốn khóc
“Rồi cô có về với chúng em không?
Cô đừng đi đâu nhé, đừng quên…”

“Rồi cô có về với chúng em không? / Cô đừng đi đâu nhé, đừng quên…”
“Rồi cô có về với chúng em không? / Cô đừng đi đâu nhé, đừng quên…”

Làm sao cô bỏ được các em
Khi tay cô còn cầm được phấn
Các em đến thăm cô đầu trần chân đất
Vài trái cam, một túi chuối đầy
Chiếc khăn tay này của mấy bạn nữ đây
Và giấy trắng, thước, bút chì, đủ cả
Chao! Học trò, các em bé của cô
Cô ước ao sớm khỏe lại như xưa
Về với các em, còn gì hơn thế nữa!…

Cô ước ao sớm khỏe lại như xưa / Về với các em, còn gì hơn thế nữa!...
Cô ước ao sớm khỏe lại như xưa / Về với các em, còn gì hơn thế nữa!…

Gà gáy sáng, gió xôn xao bên cửa
Ngày mới bắt đầu rồi đấy, các em
Người ta bảo “Nghề giáo viên rất nghèo”
Có các em, cô bỗng thấy mình giầu có quá!

Người ta bảo “Nghề giáo viên rất nghèo” / Có các em, cô bỗng thấy mình giầu có quá!
Người ta bảo “Nghề giáo viên rất nghèo” / Có các em, cô bỗng thấy mình giầu có quá!

Biên Linh


Tiểu mục Văn thơ là bức ký họa thơ ca, tản văn, âm nhạc mà chuyên mục Văn hóa Thời báo Đại Kỷ Nguyên muốn dành tặng cho độc giả, để tìm về với nơi thuần khiết sâu thẳm nhất của chính mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ào, sôi động.

Xem thêm:

Từ Khóa: