Rất nhiều người đã nghe về vị tướng Mỹ tài ba George Smith Patton hồi Thế chiến II. Trong trận Bulge, ông đã kêu gọi các binh sĩ cùng cầu nguyện và sau đó giành chiến thắng hệt như một kỳ tích, điều này mang lại khải thị cho rất nhiều người. 

Trong bối cảnh virus Trung cộng (viêm phổi Vũ Hán) lan rộng khắp toàn cầu, rất nhiều người có cảm giác tuyệt vọng, mất phương hướng về tương lai. Nếu không ngại, mời bạn cùng chúng tôi nhìn lại một giai đoạn lịch sử, rất có thể sẽ giúp bạn vững tin và tìm ra ý nghĩa của nhân sinh.

Trong Thế chiến II, giáo sĩ James Hugh O’Neill đã tham gia quân đội Hoa Kỳ và phục vụ từ năm 1926 đến năm 1952 với tư cách là một linh mục. Ông theo quân đoàn số 3 do tướng George Smith Patton chỉ huy đến chiến trường châu Âu, cùng với quân Đồng Minh giao chiến trước quân Đức. Cũng tại đây, giáo sĩ O’Neill được đích thân tướng Patton chỉ định soạn thảo lời cầu nguyện trên chiến trường cho các sĩ quan và quân đội Hoa Kỳ. 

Vào ngày 6/10/1971, giáo sĩ O’Neill đã ghi chép lại “Lời cầu nguyện của tướng Patton” trong cuốn sách tên là “Review of the News”. Ông cho biết bản thân là một người từng trải và trực tiếp chứng kiến, nên có thể ghi lại đoạn lịch sử này chính xác hơn bất kỳ ai.

Tướng George Patton năm 1945 (ảnh: US Army / Wikipedia).

Theo giáo sĩ O’Neill, tướng Patton là một nhà chỉ huy tài ba, không chỉ có tài lãnh đạo quân sự xuất sắc cùng với tình yêu nước và niềm tin vào quân đội Mỹ, mà còn là một người có đức tin, mỗi thời mỗi khắc đều chân thành tin tưởng vào Thiên Chúa. Ngay cả những lúc chiến sự chuyển biến theo chiều hướng bất lợi nhất, Patton vẫn bình thản ung dung. Nỗ lực cuối cùng của ông là cầu nguyện hướng về Chúa, tìm kiếm sức mạnh từ Chúa để chiến thắng tà ác và lập lại hòa bình.

Vào tháng 12/1944, khoảng 200.000 quân Đức đã tập trung tại rừng Ardennes của Bỉ để tập kích quân Đồng Minh, trở thành lần đánh cược cuối cùng của Hitler trên mặt trận phía tây. Trong những ngày đầu chiến dịch, lực lượng thiết giáp của quân Đức có thế mạnh như chẻ tre, phá vỡ nhiều trận địa của quân Đồng Minh, một đường thẳng tiến về phía trước. Đây được gọi là “Trận Ardennes” nổi tiếng trong lịch sử. 

Tuy nhiên, đội quân do tướng Patton lãnh đạo đã giành được chiến thắng liên tiếp, giúp chiến sự đảo ngược tại thời điểm này. Nhưng sau đó, trời đổ mưa và tuyết rơi trong nhiều ngày khiến sư đoàn Dù 101 của Hoa Kỳ và hàng ngàn máy bay chiến đấu không còn đất dụng võ. Khi các vị tướng lĩnh chau mày và lo lắng vì không thể tìm ra đối sách, Patton đã gọi điện thoại cho giáo sĩ O’Neill nói rằng: “Tôi là tướng Patton, ông có bài cầu nguyện nào có liên quan đến thời tiết không? Đứng trước cơn mưa này, nếu muốn giành được chiến thắng, chúng ta cần phải làm một điều gì đó”.

Một giờ sau, linh mục O’Neill tìm thấy nghi thức cầu nguyện liên quan. Ông đã in nó lên một tấm thiệp và đưa cho tướng Patton. Trên mặt tấm thiệp viết: 

“Hỡi Đức Chúa toàn năng và nhân từ nhất, chúng con cúi mình cầu xin đại ân của Ngài, xin Ngài hãy thu lại những cơn mưa không thể kiểm soát mà chúng con đang phải đối mặt này. Xin Ngài hãy cho chúng con có được thời tiết công bằng trong chiến đấu. Xin Ngài hãy lắng nghe chúng con với tư cách là những binh sĩ đang khẩn cầu Ngài… đập tan sự áp bức và tà ác của kẻ thù để gây dựng nên công lý giữa con người và đất nước”.

Giáo sĩ O’Neill hiểu rằng tướng Patton luôn đồng cảm và quan tâm tới các binh sĩ, vậy nên ông đã thay mặt Patton viết lời chúc Giáng sinh ở mặt sau tấm thiệp cầu nguyện: 

“Thân gửi đến từng sĩ quan trong quân đoàn số 3 Hoa Kỳ, chúc mọi người một Giáng sinh vui vẻ. Bản thân tôi tràn đầy niềm tin với dũng khí, sự trung thành trong cương vị công tác và sức mạnh chiến đấu của các bạn. Chúng ta đang nỗ lực hết mình để giành chiến thắng. Nguyện mong phước lành của Chúa sẽ đến với tất cả anh em. Tướng Patton, Bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ”.

Sau đó, 250.000 bản sao của thiệp cầu nguyện đã được in ra và phân phát cho tất cả các sĩ quan và quân đội, kèm theo đó là một lá thư khích lệ đã được tướng Patton phê duyệt. Trong đó có đoạn: 

“Từ Normandy, Pháp cho đến phòng tuyến Siegfried, chúng ta đã hành quân suốt chặng đường dài, đánh đâu thắng đó, cùng với đống đổ nát của quân Đức. Tất cả những điều này đủ để khiến cho những binh sĩ nào vẫn còn đang hoài nghi cũng phải tin rằng Chúa đã ở cùng chúng ta. Quân đoàn số 3 được Chúa ban phước, bệnh dịch và cơn đói chưa từng tìm đến chúng ta. Đây cũng là bởi gia đình đang cầu nguyện cho chúng ta, nhưng chúng ta cũng phải tự cầu nguyện cho chính mình”.

“Là một người lính, ngoài năng lực suy nghĩ và làm việc, anh ta cũng cần phải có được chân lý và sự khôn ngoan vượt trên cả bản thân mình. Tôi gọi đó là đức tin, cầu nguyện và là phước lành của Chúa”.

“Giờ đã đến lúc chúng ta cần phải củng cố niềm tin vào những lời cầu nguyện, không chỉ riêng các linh mục mà còn với tất cả những ai có niềm tin trong quân đoàn số 3… Trong thế giới này, số người cầu nguyện nên phải nhiều hơn số người chiến đấu. Nếu thế giới này ngày càng trở nên tệ hại hơn, chắc chắn đó là do số người chiến đấu nhiều hơn số người cầu nguyện”.

Trong thư ông đặc biệt yêu cầu các binh sĩ: 

“Không chỉ cầu nguyện trong nhà thờ mà còn phải cầu nguyện mọi lúc mọi nơi. Trong lúc hành quân phải cầu nguyện, trong lúc chiến đấu cũng phải cầu nguyện. Chúng ta phải tin chắc rằng Chúa luôn ở cùng chúng ta, và chúng ta chỉ cần trao gửi niềm tin tuyệt đối vào Ngài, chúng ta sẽ không bị đánh bại”.

Tướng Patton trong bức ảnh chụp năm 1918 (ảnh: US Army / Wikipedia).

Giáo sĩ O’Neill nói rằng thứ Hai (ngày 16/12) sau khi tất cả quân binh bắt đầu cầu nguyện, quân Đồng Minh đã có thể đột phá vòng vây. Đến thứ Sáu (ngày 20/12), “Chúa đã đáp lại lời cầu nguyện của chúng ta”, thời tiết dần chuyển biến tốt giúp quân đoàn số 3 đến Bastogne, giải cứu sư đoàn Dù 101 đang bị bao vây. Sau đó, hàng trăm hàng nghìn máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn phá dữ dội vào quân Đức, giúp tướng Patton và quân đoàn số 3 giành được chiến thắng vang dội trong trận chiến Bulge.

Theo giáo sĩ O’Neill, tính từ ngày 8/12 khi tướng Patton kêu gọi các binh sĩ cầu nguyện, cho đến vào ngày 20 khi quân đội thực hiện cuộc đột phá mang tính quyết định, mọi thứ đã diễn ra trong thời gian chưa đầy hai tuần.

Giáo sĩ O’Neill hồi tưởng lại từng lời của tướng Patton: “Tôi là một tín đồ Cơ Đốc trung thành. Có ba cách để một người có được thứ mà anh ta muốn: lên kế hoạch, làm việc và cầu nguyện… Giữa kế hoạch và công việc có tồn tại nhân tố tiềm ẩn quyết định thành hay bại. Có người gọi đó là may mắn, còn tôi thì nói đó là Chúa. Chúa tồn tại trong mỗi một sự tình và đây chính là cơ hội mọi người có thể cầu nguyện”.

Patton đã viết trong “Hồi ức sau chiến tranh” rằng trận Bulge là “thành tựu xuất sắc nhất mà chúng tôi đã đạt được trong cuộc chiến này”. Cứ thế, một danh tướng với những chiến tích hiển hách khiến kẻ thù phải kinh hoàng khiếp đảm ấy trước sau vẫn luôn giữ vững chính tín và cúi đầu trước đức tin, trước sau đều không nhận công lao thuộc về mình. Ông nói: “Chúa đã giúp tôi và Ngài đã thấy tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình… Chứ bản thân tôi chỉ là một cá nhân nhỏ bé không đáng kể gì”.

Ngoài tướng Patton còn có rất nhiều vĩ nhân của nước Mỹ một lòng tín ngưỡng vào Thượng Đế, như: Quốc phụ George Washington, cựu Tổng thống Abraham Lincoln, cựu Tổng thống Harry S. Truman, Thống tướng Dwight David Eisenhower, Tổng thống Ronald Wilson Reagan, Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence… Niềm tin vào Thượng Đế là truyền thống và là nền tảng lập quốc của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không chỉ là một cường quốc hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, mà còn là những “con chiên” ngoan đạo trong phạm trù tín ngưỡng, không hổ danh là một cường quốc đứng đầu thế giới.

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times
Vũ Dương biên dịch

Video: Con đường sáng cho một sinh mệnh lạc lối

videoinfo__video3.dkn.tv||23ecf54f2__