Lý Ngọc Siêu, Từ Trung Ba là do Tập Cận Bình “đích thân đề bạt” làm tư lệnh viên và chính ủy Quân chủng tên lửa vào tháng 1 năm 2022, nhưng sau khi nhậm chức được hơn một năm rưỡi, vì sao cả hai đều bị cách chức? 5 lãnh đạo đứng đầu Quân chủng tên lửa bị cách chức, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?
Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!
Vào ngày 31 tháng 7 năm 2023, tại tòa đại lầu Bát Nhất ở Bắc Kinh, tư lệnh viên Quân chủng tên lửa Vương Hậu Bân và chính ủy Từ Tây Thịnh được Tập Cận Bình, chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, thăng cấp thượng tướng. Điều này ý vị là Lý Ngọc Siêu, nguyên tư lệnh viên Quân chủng tên lửa và Từ Trung Ba, chính ủy, cả hai đều bị triệt tiêu chức vụ. Ngay khi lan truyền ra, tin tức này lập tức chấn động thế giới, được truyền thông chủ lưu nước ngoài đưa tin. Tập Cận Bình sợ điều gì?
Tờ thời báo tài chính “Financial Times” của Anh bình luận rằng cuộc thanh tẩy đối với Quân chủng tên lửa là biến động bất thường quy mô lớn nhất trong quân đội của ĐCSTQ kể từ khi Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, liên tiếp bị buộc tội tham nhũng hủ bại vào năm 2014. Đây cũng là cuộc thanh tẩy quy mô lớn nhất nhằm vào các quan chức quân sự hàng đầu trong thập kỷ qua.
Lý Ngọc Siêu và Từ Trung Ba được Tập Cận Bình “đích thân đề bạt” làm tư lệnh viên và chính ủy Quân chủng tên lửa vào tháng 1 năm 2022, và “đích thân phong” quân hàm cấp thượng tướng; Vào tháng 10 năm 2022, sau khi Tập Cận Bình “đích thân kiểm tra”, hai người này lần lượt trở thành ủy viên Trung ương, ủy viên dự khuyết Trung ương khóa 20.
Tại sao Tập Cận Bình đích thân đề bạt trọng dụng họ, rồi lại cách chức chỉ sau 1 năm rưỡi cầm quyền? Do sau Đại hội 19 của ĐCSTQ, giới chức Trung Quốc rất ít khi công bố tin tức về các quan chức quân sự cấp cao bị cách chức, nên trong tập này, chúng ta sẽ căn cứ tin tức của truyền thông trong và ngoài nước cùng mọi người tìm hiểu chân tướng đằng sau sự kiện trọng đại này.
Quân chủng tên lửa bị thanh trừng
Vào ngày 28 tháng 7 năm 2023, tờ “Tin sáng Hoa Nam” (SCMP) của Hồng Kông, thông qua hai nhân sĩ biết nội tình, tiết lộ rằng: Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Quân ủy Trung ương và Văn phòng Kiểm toán của Quân ủy Trung ương đang triển khai điều tra tư lệnh viên Quân chủng tên lửa Lý Ngọc Siêu, phó tư lệnh viên Lưu Quang Bân và cựu tư lệnh viên Trương Chấn Trung.
Vào ngày 28 tháng 6 năm 2023, Diêu Thành, cựu trung tá tham mưu của Bộ Tư lệnh Hải quân ĐCSTQ, đã đăng trên mạng xã hội: “Có thông tin cho rằng tư lệnh hiện nhậm của Quân chủng tên lửa Lý Ngọc Siêu đã bị đưa ra khỏi văn phòng của ông ấy sáng hôm kia! Ông ấy được điều động từ chiến khu Trung bộ và Không quân, tư lệnh viên và chính ủy (mới nhậm chức của Quân chủng tên lửa). Kể từ tháng 3, ba tư lệnh, hai phó tư lệnh và một số cán bộ cấp sư đoàn đã bị ngã ngựa”.
Theo tờ “Bành phái tân văn” của Trung Quốc đại lục, trung tướng Ngô Quốc Hoa, cựu phó tư lệnh Quân chủng tên lửa, qua đời vì bạo bệnh tại Bắc Kinh vào ngày 4/7/2023. Vào ngày 23 tháng 7, lãnh đạo cũ của Ngô Quốc Hoa là Trương Tiểu Dương đến nhà Ngô Quốc Hoa để chia buồn và đăng bài vào ngày hôm đó. Trương Tiểu Dương cho biết, vào lúc 21h ngày 4/7/2023, Ngô Quốc Hoa đã “treo cổ tự vẫn” trong nhà vệ sinh trên tầng 3 nhà mình.
Trương Tiểu Dương là con trai của cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Chấn và là thiếu tướng của ĐCSTQ. Ông đích thân đến nhà Ngô Quốc Hoa để thăm hỏi chia buồn, mới được biết nguyên nhân cái chết của Ngô Quốc Hoa – treo cổ tự vẫn là chuẩn xác. Đã gần ba năm kể từ khi Ngô Quốc Hoa nghỉ hưu, với tư cách là một trung tướng cấp phó chiến khu lớn, công thành danh tựu, sống trong một biệt thự lớn, không phải lo lắng về cơm ăn áo mặc, nhà cửa xe cộ, có đủ mọi trang bị chăm sóc y tế. Tại sao ông ta lại treo cổ tự vẫn?
Trương Tiểu Dương đề cập rằng một trong những nguyên nhân khiến Ngô Quốc Hoa tìm đến cái chết là do “áp lực công việc nặng nề”. Lời giải thích hợp lý là Ngô Quốc Hoa khả năng có liên quan đến vụ án của Lý Ngọc Siêu và những người khác, các thành viên trong tổ chuyên án của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân ủy Trung ương đã nói chuyện với ông ta, có lẽ vì vấn đề thực sự quá lớn, ông ta không đủ dũng khí để đối diện, nên tìm đến cái chết.
Từ tình huống mà chúng tôi vừa nói mà xét, những người đứng đầu Quân chủng tên lửa, bao gồm cựu tư lệnh viên Lý Ngọc Siêu, phó tư lệnh Lưu Quang Bân, nguyên phó tư lệnh đã nghỉ hưu Ngô Quốc Hoa và nguyên phó tư lệnh Trương Chấn Trung, đều có chuyện. Ngoài chính ủy bị cách chức Từ Trung Ba, còn có ít nhất 5 quan chức quân chính cấp cao của Quân hỏa tiễn trước đây đều bị thanh trừng. Rốt cuộc là vì sao?
Đằng sau cuộc đại thanh tẩy
Có thể có hai lý do chủ yếu: Thứ nhất, nó liên quan đến rò rỉ bí mật.
Ngày 30/7/2023, tác giả bài viết tiêu đề có thân phận được chứng thực trên mạng xã hội Weibo cho biết, khi đang ăn tối với một vị cựu chiến binh, “(đối phương) đã rất bi phẫn nói với tôi, rằng người Mỹ đã nắm giữ những bí mật cốt lõi liên quan đến an ninh quốc phòng của nước ta, tiết lộ bí mật của toàn bộ quân chủng Giải phóng quân PLA trên Internet, cho phép các nước nghiên cứu nó”.
Ông ấy nói: “Lúc đó tôi không coi trọng chuyện này, tôi nói với người bạn rằng sự tình này đã xảy ra vào mùa đông năm 2022, hiện tại là mùa hè năm 2023. Tôi nghe được tin này từ năm ngoái. Chẳng phải là có một sở nghiên cứu bối cảnh quân sự của Mỹ đã đưa ra báo cáo có phần liên quan đến Quân chủng tên lửa của chúng ta sao, có chuyện gì lớn đâu”.
“Bạn tôi nói, anh chưa xem nội dung bản báo cáo đó nên không biết tính chất nghiêm trọng của việc này”.
Blogger này cho biết, khi về nhà tải bản báo cáo xuống, ông mới biết “đây là bí mật của toàn bộ Quân chủng tên lửa”, nội dung trong đó chứa đựng những điều “làm ông chấn động không nói nên lời”.
Báo cáo được blogger nhắc đến là “Báo cáo nghiên cứu về Quân chủng tên lửa của ĐCSTQ” do Viện nghiên cứu Hàng không và Du hành vũ trụ Trung Quốc thuộc Đại học Không quân Mỹ xuất bản vào ngày 24 tháng 10 năm 2022. Nó dài 255 trang.
Báo cáo đã công khai tất cả thông tin về hệ thống chỉ huy, hệ thống vũ khí, hệ thống phóng, triển khai binh lực, hỗ trợ hậu cần v.v. của Quân chủng tên lửa của ĐCSTQ. Nó cho thấy quân đội Mỹ nắm trong tay tình huống của Quân chủng tên lửa của ĐCSTQ. Một khi chiến tranh nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ có thể phá hủy tất cả các căn cứ địa then chốt của Quân chủng tên lửa bằng một cuộc tấn công phủ đầu. Đây là một vấn đề chí mạng.
Làm thế nào mà Mỹ có được thông tin tuyệt mật này? Ngoài các thủ đoạn công nghệ cao như vệ tinh trinh sát, rất có thể có “nội gián” trong Quân chủng tên lửa đã rò rỉ bí mật.
Diêu Thành, cựu trung tá tham mưu Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, cho rằng thông tin chi tiết về Quân chủng tên lửa do Mỹ công bố “dân thường cũng có thể thấy rằng đây không phải là thứ có thể chụp được bằng vệ tinh, ví như danh sách nhân viên biên chế, v.v. nó chắc hẳn là bị rò rỉ nội bộ”.
Lý do thứ hai dẫn đến cuộc thanh trừng cấp cao của Quân chủng tên lửa có lẽ liên quan đến tham nhũng hủ bại.
Tờ SCMP cho biết trong một báo cáo ngày 28/7: “Dường như đại đa số các tướng lĩnh cấp cao (của Quân chủng tên lửa) đều có danh tiếng tốt trước khi được thăng chức. Họ được điều chuyển về Tổng bộ Bắc Kinh công tác, sau khi có nhiều cơ hội tiếp xúc liên quan đến doanh nghiệp quốc phòng, mới bắt đầu hủ hóa”.
Chúng tôi không bàn về việc hầu hết các tướng lĩnh cấp cao của Quân chủng tên lửa có liêm khiết hay không trước khi được chuyển đến Bắc Kinh, nhưng báo cáo của SCMP chỉ ra rằng, sau khi những người đứng đầu quân đội này được chuyển đến Bắc Kinh, họ đã kết giao với các doanh nghiệp liên quan đến quốc phòng, rất có khả năng tồn tại những giao dịch quyền – tiền lớn.
Vào ngày 26 tháng 7 năm 2023, Cục Phát triển Thiết bị của Quân ủy Trung ương ban hành “Thông báo về việc thu thập manh mối vi phạm quy định và kỷ luật của các chuyên gia trong đấu thầu và đánh giá việc mua sắm thiết bị trong quân đội”, yêu cầu một cuộc thanh tra hồi cứu kéo dài sáu năm kể từ Đại hội 19 ĐCSTQ vào tháng 10 năm 2017 trở đi, trong đó bao gồm việc lập bang kết phái, chủ động tiết lộ bí mật, thiếu giám sát v.v.
Quân chủng tên lửa liên quan đến việc mua sắm một lượng lớn trang thiết bị quân sự. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân ủy Trung ương và Văn phòng Kiểm toán Quân ủy Trung ương ĐCSTQ rất có khả năng đã phát hiện ra manh mối những hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng trong quá trình điều tra và kiểm tra các lãnh đạo quân sự của Quân chủng tên lửa. Cục Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương đưa ra thông báo này, một mặt được coi là “dê chết sửa chuồng”, từ Quân chủng tên lửa khoách triển ra toàn quân, bịt lỗ hổng trong mua sắm vũ khí, đồng thời cũng chứng minh việc những lãnh đạo của Quân chủng tên lửa khả năng xác thực có vấn đề tham hủ nghiêm trọng.
Tại sao các quan cao của Quân chủng tên lửa lại bị hãm vào bê bối tham nhũng?
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập đã phát động một chiến dịch đả hổ chống tham nhũng thanh uy hạo đãng. Theo số liệu chính thức do ĐCSTQ công bố, tính đến thời điểm diễn ra Đại hội 20 ĐCSTQ năm 2022, ông Tập đã điều tra và xử lý hơn 570 quan chức cấp cao cấp phó tỉnh, cấp bộ trưởng trở lên cũng như các cán bộ quản lý trung ương khác.
Ông Tập đã điều tra hơn 170 tướng lĩnh cao cấp, nhiều hơn tổng số tướng đã ngã xuống trong các cuộc nội chiến, ngoại chiến và Cách mạng Văn hóa kể từ khi ĐCSTQ kiến chính.
Trong số đó có: Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, nguyên ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm phó chủ tịch Quân ủy Trung ương; Trương Dương, nguyên chủ nhiệm Ban Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương; Bàng Phong Huy, nguyên tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương; Vương Kiến Bình, nguyên tư lệnh Cảnh sát Vũ trang; Vương Hỉ Bân, nguyên hiệu trưởng Đại học Quốc phòng.
Có thể nói, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập luôn là một hồi chuông cảnh tỉnh. Nhưng cho đến năm 2023, các lãnh đạo của Quân chủng tên lửa vẫn tiếp tục tham nhũng hủ bại. Tại sao lại như vậy?
Một nguyên nhân chính là khi Giang Trạch Dân còn là lãnh đạo cao nhất của đảng, chính phủ và quân đội của ĐCSTQ, ông ta không hề có chiến công quân sự nào, không có bất cứ kết nối nào trong quân đội. Để lung lạc nhân tâm, ông ta đã đề bạt trọng dụng một lượng lớn quan tham, bao gồm Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.
Dưới sự phóng túng của Giang Trạch Dân, lúc đó là chủ tịch Quân ủy Trung ương, và dưới tác dụng cầm đầu của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, hai phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, chỉ trong vỏn vẹn mười năm, nạn tham nhũng hủ bại trong quân đội đã phát triển ác tính. Từ việc tham quân nhập ngũ, vào đảng, đề bạt cán bộ thăng cấp một mạch lên chức thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng đều có giá cả. Quân đội đã nhanh chóng biến thành một đại thị trường giao dịch quyền – tiền, quyền – quyền, quyền – sắc.
Chiến dịch đả hổ chống tham nhũng của Tập Cận Bình không phải là thực sự chống tham nhũng mà là có tính chọn lọc, không động chạm tới tận căn nguyên của tình trạng tham nhũng hủ bại tràn lan và thâm độ trong quân đội ĐCSTQ.
Trước hết, Tập Cận Bình không bắt giữ Giang Trạch Dân, kẻ tổng hậu đài ủng hộ các thành phần tham nhũng hủ bại nghiêm trọng nhất, ở cấp cao nhất của đảng, chính phủ và quân đội ĐCSTQ.
Thứ hai, Tập Cận Bình không bắt giữ Giả Đình An, nguyên bí thư chủ tịch Quân ủy Trung ương và chủ nhiệm Văn phòng Tổng hợp Quân ủy Trung ương, người nắm giữ bí mật hàng đầu của Giang Trạch Dân, có vấn đề tham nhũng hủ bại nghiêm trọng.
Thứ ba, ông Tập đã thất bại trong việc bắt giữ một nhóm tướng lĩnh cấp cao bị vạch trần là tham hủ. Theo Trương Kim Xương, cựu thiếu tướng của ĐCSTQ, trong bài viết “Tham quan Vương Thủ Nghiệp mà tôi biết”: “Vương đã thú nhận rằng ông ta cùng với hơn 40 người đồng án, số lượng không nhỏ, nhưng rất kỳ lạ là không hề có truy cứu hoặc tra xử, trái lại lại được đề bạt trọng dụng, hiện tại đều ở trong quân, đảm nhận các chức vụ lãnh đạo ở cấp sư đoàn”.
Thứ tư, ông Tập chưa cải biến thể chế dẫn đến tham nhũng hủ bại trong quân đội. Thể chế của ĐCSTQ là “đảng lãnh đạo hết thảy”, đảng có quyền lực tuyệt đối, quyền lực tuyệt đối dẫn đến tham nhũng hủ bại tuyệt đối.
Chuyên gia: Một cuộc chính biến đằng sau sự bất tuân lệnh ngấm ngầm của Quân chủng tên lửa
Quân chủng tên lửa là lực lượng chủ chốt trong năm lực lượng quân sự lớn của ĐCSTQ, chịu trách nhiệm phóng tên lửa liên lục địa trên biển, trên bộ, trên không, tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Một khi chiến tranh nổ ra, đợt tấn công đầu tiên sẽ phải dựa vào Quân chủng tên lửa; uy hiếp hạt nhân cuối cùng cũng sẽ phụ thuộc vào Quân chủng tên lửa.
Vì điều này, Tập Cận Bình tin rằng Quân chủng tên lửa là lực lượng nòng cốt trong chiến lược uy hiếp của ĐCSTQ, hỗ trợ chiến lược cho vị thế cường quốc của Trung Quốc và là nền tảng quan trọng để duy trì an ninh quốc gia. Sự tham hủ tập thể, phản bội tập thể của các lãnh đạo Quân chủng tên lửa đã xung kích và đả kích rất lớn đến Tập Cận Bình.
Tống Quốc Thành, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Đại học Chính trị Đài Loan, cho biết trong một bài báo: “Mặc dù vụ việc của Quân chủng tên lửa không phải là một cuộc đảo chính quân sự, nhưng nó có nguy cơ tiềm tại của chính biến. Nếu không tuân chiếu yêu cầu về huấn luyện quân sự và chuẩn bị cho chiến tranh của Tập Cận Bình, thậm chí bán thông tin tình báo, chìm đắm trong tham hủ, đó chính là sự phản bội không lời dưới hình thức kháng cự tiêu cực. Một phương diện khác, lòng trung thành chính trị không đủ và kỷ luật lỏng lẻo, thậm chí khiến lãnh đạo mất hết thể diện và uy tín, nó cũng có thể được coi là một loại chính biến ẩn dưới hình thức bất tuân mệnh lệnh!”
Bình luận này rất sắc bén, và nó chính là lời thực, châm vào là thấy máu. Ngay cả khi Tập Cận Bình trọng thị cao độ đội quân át chủ bài mà ông ta đích thân kiểm tra – Quân chủng tên lửa, trong số ba quân chủng lớn còn lại và trong số tướng lĩnh của năm chiến khu lớn, liệu có ai thực sự có thể khiến ông ta cảm thấy yên tâm?
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch