Những dấu tích chứng minh sự tồn tại của người khổng lồ vẫn đang được các nhà khảo cổ tìm thấy khắp nơi trên thế giới từ Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ đến Nam Mỹ, Trung Quốc… 

Khi viện bảo tàng lăng mộ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng tiến hành khai quật di chỉ khảo cổ quy mô lớn lần thứ ba, trong 3 năm tổng cộng đã tìm ra được hơn 310 món đồ cổ. Trong đó có một pho tượng người cao đến 2,5 mét, bàn chân dài 41,5 cm, có thể nói là người khổng lồ siêu cấp.

Dựa theo các di chỉ khảo cổ khai quật được, người ta ước đoán chiều cao của người Tần thông thường là khoảng 1m70. Các pho tượng binh mã làm bằng đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vốn được tạo hình theo tỷ lệ 1:1 và có chiều cao tương tự như vậy.

Tuy nhiên, pho tượng người khổng lồ cao đến 2,5 mét, vượt xa chiều cao trung bình của người Tần rất nhiều, đương nhiên không phải là bức tượng mô tả họ. Rất có thể sản phẩm này có liên quan đến truyền thuyết về người khổng lồ siêu cấp trong thời Tiên Tần (thời Xuân Thu – Chiến Quốc). 

ntdtv.com

Bộ lạc người khổng lồ

Theo “Quốc Ngữ” (Lỗ Ngữ) ghi chép, thời Xuân Thu nước Ngô và nước Việt giao tranh. Ngô vương Phù Sai đánh bại Việt vương Câu Tiễn, sau đó phái người đi đào mộ phần tổ tiên của Câu Tiễn. Quân lính đào được một bộ xương của người khổng lồ, to đến nỗi phải dùng một chiếc chiến xa mới có thể chở được. Ngô vương rất hiếu kỳ, cho mời Khổng Tử đến giám định.

Khổng Tử cho rằng, đây là di cốt của bộ lạc Phòng Phong thuộc tộc người khổng lồ đã bị diệt vong do nước lớn nhấn chìm. Người thuộc bộ lạc này rất cao lớn, thân người có thể cao hơn 3 trượng (tức khoảng 12 mét).

Phòng Phong là một quốc gia bộ lạc từng tồn tại trước khi nhà Hạ thành lập ở Trung Quốc (khoảng thế kỷ 21 TCN). Vị trí của nước này thuộc địa phận huyện Đức Thanh, tỉnh Chiết Giang ngày nay.

Chuyện xưa kể lại rằng, vua Hạ Vũ trị thủy thành công, được vua Thuấn nhường cho ngôi vị, đã triệu tập chư hầu ở núi Cối Kê (tỉnh Chiết Giang ngày nay) để tính công phong thưởng. Có đến hơn 10 nghìn nước chư hầu lớn nhỏ kéo đến Cối Kê (lịch sử gọi là “vạn bang chư quốc”), tất cả đều đúng hẹn.

Duy chỉ có thủ lĩnh bộ lạc Phòng Phong thì đến rất trễ, đã vậy còn cậy sức vóc to khỏe, hình dung dữ tợn, tới nơi huênh hoang quát nạt chư hầu, nghênh ngang coi khinh quân lệnh. Vua Hạ Vũ quát binh sĩ bắt trói mang ra chém đầu thị chúng. 

Khi áp giải người khổng lồ Phòng Phong đến pháp trường hành hình, đao phủ gặp phải tình huống khó xử. Thân thể của người này cao ba trượng ba tấc (hơn 12 mét), đao phủ dùng cách gì cũng không thể với đến đầu của hắn.

Vua Hạ Vũ bèn ra lệnh cho thuộc hạ làm một một bục gỗ cao 3 trượng. Đao phủ phải đứng trên bục gỗ cao ngất ngưởng đó mới có thể hành quyết được người khổng lồ bộ lạc Phòng Phong nọ. Sau khi người này bị xử tự, chỉ một đốt xương của ông đã chứa đầy cả một xe, chính là một người khổng lồ siêu cấp thực sự.

(Ảnh minh họa. Dẫn theo kienthuc.net.vn)

Truyền thuyết kể lại rằng, Cộng Công (vốn là thủy thần cai quản mưa lũ) và Chuyên Húc bất hòa, đánh nhau kinh thiên động địa. Cộng Công thua trận, tức giận đập đầu vào núi Bất Chu tự sát. Núi này vốn là cột chống trời, núi đổ, cột gãy, nước ở trên thiên hà đổ xuống trần gian, tất cả chìm trong biển nước. 

Người bộ lạc Phòng Phong thân hình cao to, dùng hai tay lấy bùn đất ở trên trời, đắp vào những chỗ lõm, bùn đất biến thành núi lớn, đẩy nước lũ ra hết biển lớn. Vì vậy mà mọi người gọi ông là Phòng Phong Thị. Những người tộc Việt ở miền nam Trung Hoa phong ông làm tù trưởng, vô cùng sùng bái ông. 

Sử sách chép lại rằng, phong tục của người Việt là tế Phòng Phong như thần thánh, tấu loại âm nhạc cổ xưa của nước Phòng Phong, chặt cây tre dài 3 tấc để làm sáo thổi, cho 3 người xõa tóc múa hát”. 

(Vua Hạ Vũ. Ảnh dẫn theo giau.co)

Thời đại những người khổng lồ 

Khổng Tử cho rằng Phòng Phong Thị trong thời Hạ Thương gọi là Uông Mang, thời Tây Chu gọi là Trường Địch, vào thời của ông thì gọi là Đại Nhân. Như vậy xem ra, Phòng Phong Thị không phải là một người, mà là một bộ lạc, có thân hình cao lớn, khổng lồ. 

Trường Địch là một trong nhiều bộ lạc dân tộc thiểu số của Trung Quốc cổ đại, sau hợp với bộ lạc Xích Địch tạo thành nước Bắc Địch. Bắc Địch, Nam Man, Đông Di và Tây Nhung chính là tên gọi các bộ lạc dân tộc thiểu số xung quanh Trung Nguyên, có khi thần phục, có khi lại dấy quân nổi loại cướp phá nội địa.  

Sử chép, năm 24 đời Chu Tương Vương (628 TCN), Bắc Địch nội loạn rồi phân chia. Nước Xích Địch khi ấy có 5 anh em là: Kiều Như, Phần Như, Vinh Như, Giản Như và Duyên Như. Sau đó, Kiều Như, Vinh Như và Phần Như đến Trung Quốc gây rối. Có người cầm gạch đá ném lên người họ để xua đuổi, nhưng đều không làm họ tổn hại một chút nào. 

Nước Lỗ có người giỏi bắn cung tên là Thúc Tôn Đắc Thần bắn chết Kiều Như. Kiều Như thân cao 3 trượng, lúc ngã xuống thân người nằm đè lên 9 mẫu ruộng. Kiều Như thân cao 3 trượng, chắc không phải là ước tính bằng mắt mà là số liệu đo lường thực tế. Thời Tiên Tần, 1 thước tương đương với 16cm bây giờ. Như vậy, thân mình của Kiều Như phải cao khoảng 4,8 mét.

Dáng người này so với mô tả của Khổng Tử là khá tương đồng. Điều đó dẫn đến rất nhiều suy đoán rằng thực sự có người khổng lồ hoạt động trong thời đại của Khổng Tử.

(Người khổng lồ canh gác. Ảnh dẫn theo lit-era.com)

Cho đến thời của Tần Thủy Hoàng vẫn còn có người Địch hoạt động. “Sử ký tác ẩn” chép, năm 26 Tần Thủy Hoàng (năm 221 trước Công Nguyên) “có trường nhân (người cao to) xuất hiện ở Lâm Thao, cố tình thu vũ khí, đúc thành tượng người”. 

Trong “Hán thư – Ngũ hành chí” cũng nói: “Năm 26 (Tần Thủy Hoàng), có đại nhân dài năm trượng, bàn chân sáu thước, đều mặc trang phục man di, 12 người được thấy ở Lâm Thao, cố tình thu vũ khí, đúc thành tượng người”. Những người khổng lồ này thân cao 5 trượng, chân dài 6 thước, đều mặc trang phục của dân tộc thiểu số. 

Nhiều người cho rằng, đây không phải là hiện tượng tốt lành gì, dự báo Tần triều sẽ nhanh chóng đi đến diệt vong. Tần Thủy Hoàng vì muốn duy trì ổn định xã hội, đã thu gom toàn bộ vũ khí có tính sát thương trong thiên hạ, đúc thành 12 đồng nhân, đặt ở bên ngoài Tư Mã Môn của Hàm Dương cung. Tượng 12 đồng nhân này chính là đại diện cho 12 người khổng lồ được nhìn thấy ở Lâm Thao.

Vào thời Tần Thủy Hoàng cũng có một đại lực sĩ tên Lý Ông Trọng, vốn là một người Việt sau đi sứ sang Trung Quốc và được giữ lại. Tương truyền ông cao một trượng ba thước, dũng mãnh khác thường. Tần Thủy Hoàng lệnh cho Ông Trọng đem quân lính trấn thủ Lâm Thao, trấn áp hung nô.

Sau khi Ông Trọng chết, Tần Thủy Hoàng liền đặt tên cho 12 đồng nhân này là Ông Trọng. Giặc Hung Nô đến Hàm Dương, từ xa nhìn thấy tượng người bằng đồng, còn tưởng rằng là Ông Trọng thật, nên không dám đến gần. Vì vậy mà người đời sau mới gọi các đồng nhân đặt ở trước cung điện đền thờ và lăng mộ là “Ông Trọng”.

Nếu như người Tần có thể đúc được 12 người khổng lồ đứng trên mặt đất tượng trưng cho những người khổng lồ từng xuất hiện ở Lâm Thao, vậy thì hoàn toàn có khả năng tái tạo ra những người gốm khổng lồ chôn ở dưới đất. Đây có lẽ là chân tướng thật đằng sau tượng người khổng lồ trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. 

Trong lịch sử, việc phát hiện ra tượng hay xương người khổng lồ không phải là chuyện hiếm. Trong những năm 50 của thế kỷ 20, tại khu vực sơn cốc Valley, phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, người ta phát hiện thấy hóa thạch của 2 khúc xương đùi dài khoảng 1,2 mét. Qua phục dựng, người ta tính được chiều cao của người này là khoảng 4,2 đến 4,8 mét.

Năm 1986, ở phía Đông thành phố Mexico, các nhà khoa học đã khai quật được một hộp sọ hóa thạch hoàn chỉnh của người khổng lồ thời tiền sử cùng chiếc giường đơn. Hộp sọ dài hơn 50 cm, trong miệng còn đang ngậm một ngón tay cái khổng lồ. Theo các chuyên gia dự đoán, người khổng lồ này có thể cao từ 3,5 đến 5 mét. 

Năm 2001, trong một tòa Kim tự tháp khổng lồ nằm trên bờ biển phía bắc Peru, người ta phát hiện ra 8 ngôi mộ cổ chứa vô số văn vật thần bí, trong mộ có 3 bộ xương của “người khổng lồ”, thân dài từ 2,8 mét trở lên. 

Châu Yến Lâm 

Xem thêm: