Trong chiều dài của lịch sử văn hoá hơn năm nghìn năm của dân tộc Trung Hoa. Bậc làm vua trị vì thiên hạ luôn lấy việc quan tâm đời sống nhân dân làm trách nhiệm bản thân, thực hành nhân trị (lấy nhân nghĩa làm gốc) để trị nước an dân, được nhân dân đồng lòng yêu mến. Mà điều quan trọng nhất của việc nhân trị chính là nhân đức, lấy đức làm đầu.
Đây cũng là yếu tố quan trọng của bậc làm đế vương, lấy việc tu dưỡng phẩm hạnh bản thân, lấy việc đề cao đức hạnh của con người là việc tối quan trọng.
Trong lịch sử Trung Quốc, từng có một thời hưng thịnh, người dân có việc đi xa, trên đường không cần mang theo lương thực, đói có người lo giúp. Đây quả là một thời kỳ xã hội mà nhân dân lấy việc nhân nghĩa làm đầu, lấy đức hạnh con người làm chuẩn mực của xã hội, chính là triều đại Trinh Quán (niên hiệu của Vua Đường Thái Tông, Lý Thế Dân 627- 649).
Lấy nhân nghĩa là gốc
Những năm Trinh Quán, tại Thanh Châu xảy ra sự việc mưu phản, nhà lao giam giữ đầy người. Đường Thái Tông hạ lệnh phái Tiết Nhân Sư đi phúc thẩm. Sau khi Tiết Nhân Sư đến nhà lao liền hạ lệnh tháo bỏ xiềng xích cho phạm nhân, đồng thời cho người mang nước uống và thức ăn đến. Sau cùng điều tra chỉ phán tội mấy người cầm đầu.
Có quan trong triều là Tôn Phục Già hoài nghi Tiết Nhân Sư như vậy là tha cho quá nhiều người. Tiết Nhân Sư nói: “Tôn theo ý chỉ của thánh thượng (Đường Thái Tông) khi xử lý phạm nhân, cần lấy nhân ái, khoan hồng làm gốc. Lẽ nào chỉ vì bảo toàn tư lợi bản thân, sợ liên lụy, sợ bề trên trách phạt mà thấy oan trái không cứu hay sao? Nếu như ta chấp hành công chính liêm minh, cho dù có đắc tội với hoàng thân quốc thích, hi sinh bản thân cũng không hề hối tiếc”.
Sau đó vua Đường Thái Tông tôn trọng ý kiến của Tôn Phục Già cho người đi điều tra lại thực tế việc xử án của Tiết Nhân, qua điều tra chứng minh những người mà được Tiết Nhân tha tội đều là những người bị oan khuất. Từ đó vùa Đường Thái Tông đối với Tiết Nhân càng thêm phần tín nhiệm.
Thực thi nhân trị, coi trọng giáo hoá kiến lập nên một triều đại Trịnh Quan hưng thịnh
Truyền thống văn hoá dân tộc Trung Hoa lấy Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo làm gốc. Phương diện này đã đạt được đến đỉnh cao của sự hưng thịnh trong triều đại nhà Đường. Lòng cốt của ba giáo phái này đều lấy nhân tâm gốc. Đây cũng chính là điều mà pháp luật vĩnh viễn không thể đạt được.
Vua Đường Thái Tông thực thi nhân trị, khiêm tốn, luôn tiếp thu ý kiến người khác, hình phạt khoan dung độ lượng, chính trực nghiêm minh. Sau cùng đã hình thành lên một triều đại hưng thịnh hiếm có trong lịch sử Trung Quốc. Trịnh Quan năm thứ tư, trong một năm cả nước chỉ có 29 tội nhân bị xử tử, chúng ta cần biết rằng thời kỳ đó xã hội mới trải qua loạn lạc chiến tranh, nhân dân đói khổ, mùa màng thất thu. Để đạt được điều đó vua Đường Thái Tông đã phải rất coi trọng việc giáo hoá dân chúng, tuyên dương đạo đức, luân lý trong nhân dân. Nhân dân lấy chuẩn mực đạo đức làm gốc để ước chế bản thân, nâng cao phẩm hạnh và nhân đức của mình để tránh xa khỏi những điều sai trái. Khi đất nước gặp cảnh thiên tai, toàn dân cả nước cùng nhau chống đỡ cũng không oán trời đất. Sau này có năm mùa màng bội thu, xã hội xuất hiện tình trạng đêm đến người dân đi ngủ đều không cần đóng cửa, hiện tượng đồ rơi trên đường không có người nhặt cũng thường thấy trong xã hội lúc đó. Đây quả là một xã hội hiếm thấy trong lịch sử trước nay. Các nhà lịch sử gọi đây là xã hội “Trinh Quán trị”.
Vua Đường Thái Tông cải cách cực hình
Vua Đường Thái Tông từ khi bắt đầu cai trị đất nước đã chú trọng cải cách cực hình. Trong cuốn “Tư Trị Thông Giám” có ghi chép: “Hoàng đế (chỉ vua Đường Thái Tông) lệnh cho Sử Bộ Thượng Thư, Học Sĩ, Pháp Quan cùng nhau nghị định cải cách luật cực hình, thay đổi 50 điều cực hình, bãi bỏ tội tử hình sang chặt đứt ngón chân phải. Hoàng thượng còn cho rằng như vậy vẫn tàn nhẫn quá: ‘Nhục hình bãi bỏ đã lâu, nên tìm biện pháp khác thay thế.’ Sau đó viên quan Bùi Hoằng Tiến thay đổi luật hình chuyển thành lưu đầy khổ sai cách xa 3000 lý ( 1500 km), thời hạn 3 năm dâng lên Hoàng Thượng. Hoàng Thượng phê chuẩn ra chiếu thực hành. Đường Thái Tông cho rằng: Đái Trụ bên binh bộ lang trung chí công chính trực, liền đề bạt cho làm Thiếu Khanh Đại Lý. Lúc này lại phát hiện: Khi lựa chọn nhân tài thường xuyên xuất hiện tình trạng gian dối hoặc là người phe cánh, thân cận của mình, Hoàng Thượng lập tức ra chiếu lệnh cho họ tự thú, nếu ai ngoan cố không tự thú sẽ phán tội tử hình. Không lâu sau đó, lại phát hiện có tình trạng gian dối. Hoàng Thượng tức giận lập tức hạ lệnh xử tử người đó.
Đái Trụ tâu lên: “Dựa theo bộ luật mới, nên cho lưu đầy”. Đường Thái Tông tức giận nói: “Khanh vì thủ pháp mà khiến Trẫm thất tín sao? (Chiếu chỉ đã truyền xuống rồi)”. Đái Trụ nói: “Chiếu chỉ mà Hoàng Thượng vừa ban, đó chỉ là sự tức giận cá nhân của Hoàng Thượng, nó không đúng với pháp định. Quốc gia lấy dân làm gốc, hoàng thượng vì căm phẫn sự gian dối trong việc tuyển chọn nhân tài, vì thế mà hạ lệnh giết người, nhưng bây giờ biết rồi, như vậy là không đúng, ban hành luật mới thì cần theo luật mới mà hành. Đây gọi là: Nhẫn hận nhỏ mà bảo toàn đại tín”. Đường Thái Tông nghe xong: “Khanh đã thủ pháp như vậy, trẫm còn gì phải lo nghĩ nữa đây?”.
Đái Trụ là người thường không màng quan hệ vua tôi, đôi khi phạm thượng thủ pháp. Đường Thái Tông thường nghe theo ông mà quốc gia không còn xảy ra án oan.
Đường Thái Tông là người lấy nhân nghĩa trị quốc, không vì sự oán giận, yêu ghét của bản thân mà phạm phải tính nghiêm minh của luật pháp quốc gia. Từ điểm này có thể thấy, Đường Thái Tông là một vị minh quân, lấy nhân nghĩa trị vì thiên hạ.
Theo Secretchina
Minh Vũ biên dịch
Xem thêm: