Vào những ngày giáp tết, mỗi con tàu từ Nam ra Bắc lại đông nghìn nghịt người chen kẻ lấn. Và trên chuyến tàu từ Sài Gòn đi Hà Nội năm ấy có một cô gái gầy yếu, có lẽ chỉ trạc 20 tuổi. Cô gái mảnh mai đứng nép vào hàng ghế trên toa tàu, vậy mà vẫn bị hành khách xô đẩy làm cho nghiêng ngả.
Ngay gần cô là một ông lão ngồi bên cạnh cửa sổ. Ông đang vui vẻ kể với mọi người rằng ông thật may mắn khi mua loại vé đứng mà vẫn tìm được một ô ghế trống trên tàu.
Nhìn thấy cô gái bé nhỏ giữa đám người đông đúc, ông lão quan tâm hỏi: “Cháu gái à, cháu về đâu vậy?”
“Dạ, cháu về Hà Nam ông ạ”.
“Thế thì phải chiều tối mai mới đến nơi, xa như vậy mà cháu phải đứng thế này thì chịu sao được! Thế này đi, khi nào ông xuống cháu có thể ngồi vào đây.”
“Dạ, thế cũng được ạ. Cảm ơn ông.” Cô gái nói với giọng nghẹn ngào, khuôn mặt tỏ ra đầy biết ơn.
Một lát sau khi nhân viên soát vé đi kiểm tra, anh nhìn đi nhìn lại vé của cô gái rồi ngạc nhiên hỏi: “Không phải vé của cô là vé ngồi sao? Tại sao phải đứng thế này?” Rồi anh liếc về phía ông lão đang ngủ và hỏi cô: “Sao cô không nói với ông ấy? Chẳng lẽ ông ấy không biết đó là chỗ của cô à?”
Cô gái mỉm cười, nhìn về phía ông lão ra vẻ thông cảm: “Ông ấy chắc cũng 70 tuổi rồi, nếu để ông đứng thì cũng tội…”. Cô cúi mặt xuống, hai má ửng hồng vì ái ngại.
(Ảnh minh họa)
Nhân viên soát vé gật đầu, có lẽ anh cũng hiểu được tấm lòng của cô gái trẻ. Anh nhỏ nhẹ: “Đi theo tôi, tôi có thể giúp cô tìm một chỗ ngồi”. Những người xung quanh đều nghe thấy, họ khen cô tốt bụng và biết nghĩ cho người khác, rồi họ dẹp sang nhường lối để cô đi.
Cô gái cúi xuống, lấy từ dưới ghế ra cây nạng của mình…
Những người xung quanh vừa rồi bị cảm kích tấm tòng lương thiện của cô, nay lại càng chấn động hơn nữa.
Người ta chọn “lương thiện” – không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ hiểu rằng “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Lương thiện, ấy chính là bản chất sơ khai và căn bản của loài người.
Người ta chọn “nhường nhịn” – không phải vì họ đang chùn bước, mà bởi họ hiểu rằng “nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Biết nhường nhịn, đó cũng là làm giàu có thêm tâm hồn mỗi người.
Người ta chọn “bao dung” – không phải vì họ hèn nhát, mà bởi vì họ hiểu bao dung là phẩm chất cao đẹp và một phẩm hạnh cao quý.
Người ta chọn “hồ đồ” – không phải vì họ thực sự ngốc nghếch, mà vì họ không muốn so đo hay tranh cãi. Im lặng mỉm cười để quan sát sự đời mới thực sự là việc khó làm.
Người ta chọn “tha thứ” – không phải vì họ không có nguyên tắc, mà bởi vì họ hiểu rằng người nhận được tha thứ sẽ không cố tình phạm sai lầm lần nữa.
Người ta chọn “trung thực”, có sao nói vậy – bởi vì họ hiểu rằng, nịnh hót xu bợ chỉ là đối phó, sự thật tuy mất lòng nhưng đó là lời có trách nhiệm.
Người ta chọn “tình nghĩa” – bởi vì đối với họ được ở bên bạn bè là cơ hội hiếm có. Trăm năm chỉ trôi qua trong nháy mắt, vì vậy họ biết sống hết mình cho trọn tình vẹn nghĩa tới hơi thở cuối cùng.
Hành động của vị khách lạ mặt khiến mọi người đều xúc động và khâm phục:
Ghi nhớ ân tình của người khác, học cách giúp đỡ người khác, và biết sống hết mình vì mọi người. Trong cuộc sống này, những tấm lòng bao dung và nhân ái luôn khiến lòng người phải cảm động. Cho dù đó là ai, thân quen hay xa lạ, nhưng tình yêu thương trao nhau sẽ làm cảm động đất trời. Họ chỉ là một cá nhân nhỏ bé, nhưng lại có thể dùng khả năng của mình để giúp đỡ người khác và làm cho thế giới này trở nên ấm áp hơn.
Xem video để cảm nhận bài viết:
Thiếu Kỳ
Xem thêm: