Lời nói đầu

Trong giai đoạn lịch sử ngày nay, văn hóa truyền thống đang trong quá trình từng bước phục hồi, và không ít người cũng muốn góp phần sức lực vào phục hưng văn hóa nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiên, do văn hóa truyền thống xuất phát từ các tầng thiên thể khác nhau và chứa đựng nhiều nhân tố có tính chất khác biệt, do đó, việc thanh tỉnh nhìn nhận các phân chi và lưu phái truyền thống khác nhau cho đến quá trình phát triển của chúng cũng hết sức cần thiết. Nếu không, nó cũng giống như đặt nước và lửa cùng nhau một cách tùy tiện, dẫn đến kết quả có thể là nước bị bốc hơi hoặc lửa bị dập tắt. Nguyên bản đều là những thứ truyền thống, nhưng nếu bản chất bất đồng mà tùy ý pha trộn thành hỗn hợp, thì có thể trở thành thứ vô căn không cội rễ, hoặc thậm chí là những thứ biến dị, bại hoại. Trên thực tế, lịch sử phát triển từng bước của nhân loại trong quá trình thành – trụ – hoại – diệt cho đến ngày nay đã khẳng định điều này từ lâu.

Do lịch sử mỹ thuật nhân loại và lịch sử tư tưởng liên quan đến một phạm vi cự đại, mà bài viết này bị giới hạn bởi không gian và nhiều hạn chế khác, nên không thể thảo luận về các yếu tố khác nhau ở nhiều khía cạnh khác nhau, Do đó, chỉ có thể chọn một phần nhỏ của lịch sử và một vài yếu tố trong tầm hiểu biết hạn hẹp của tác giả, để giải thích ngắn gọn sự suy biến của tư tưởng và tín ngưỡng của con người biểu hiện trong một giai đoạn lịch sử nghệ thuật. Bài viết được thiết kế để hồi tố quá khứ đã qua của nhân loại, lấy lịch sử làm gương soi. Về phương diện này, tôi hy vọng có thể phát hiện những dấu vết của lịch sử để giúp chúng ta khai thị, truyền cảm hứng cho chúng ta. Bài viết không tránh khỏi nhiều thiếu sót, mong quảng đại độc giả hải lượng bao dung.

* * *

Nhìn lên bầu trời, dải Ngân Hà rộng lớn luân chuyển không ngừng. Địa cầu như một lạp tử trong dải Ngân Hà, nếu so sánh thì địa cầu chỉ nhỏ như hạt bụi; nhưng đối với những cư dân của hành tinh này, địa cầu vô cùng vĩ đại và rộng lớn, nó mang chứa và lưu truyền những nền văn minh huy hoàng. Cùng với sự vận chuyển của hành tinh này, lịch sử nhân loại cũng bước bước luân chuyển: Các nền văn minh cổ đại được sản sinh, hưng thịnh, rồi hủy diệt; các quốc gia cũ được thiết lập, phồn vinh và rồi diệt vong, và sau đó cácnền văn minh mới và các quốc gia mới thay thế chúng… quá trình này dệt nên lịch sử mà người ta vẫn thường nói. Vũ trụ có lịch sử của vũ trụ, thiên hà có lịch sử của thiên hà, và mọi người đang bàn luận nhiều hơn về lịch sử của loài người. Khi bánh xe lịch sử luân chuyển đến một giai đoạn nhất định, liền sẽ phát sinh những sự việc không thể tránh được. Có người cho rằng đây là Thiên chí, có người cho rằng đây là quy luật phát triển của xã hội. Bất luận đó là gì, sự tình gì nên phát sinh thì đều phát sinh, nghệ thuật của nhân loại cũng như vậy.

Xu thế phát triển của nghệ thuật chưa bao giờ là chuyển động thẳng đều, mà dường như thể đó là tiến trình đã được ai đó an bài. Ở mảnh đất châu Âu, các nghệ thuật gia đã từng trải qua cả nghìn năm không cách nào có thể tiến bộ hay sáng tạo ra được những giai tác tuyệt mỹ; nhưng đột nhiên, kỹ nghệ bỗng đột phi mãnh tiến chỉ trong một trăm tám mươi năm vào thời kỳ cách đây nửa thiên niên kỷ, và lần lượt tạo ra một số lượng lớn những kiệt tác xuất chúng khiến thế nhân kinh ngạc và được lưu truyền cho hậu thế, phổ tả một thiên chương đầy tự hào cho lịch sử nhân loại. Diễn biến của lịch sử giống như sự vận hành của các thiên thể, sự vận chuyển của tinh cầu, sự tự chuyển và công chuyển của địa cầu, đã xác thực thể hiện ra sự khác biệt về khái niệm thời gian so với các tinh cầu, mà lịch sử vừa khớp chính là trong từng bước từng bước diễn tiếp thời gian mà được đặc định, trong đó bao gồm vở chính kịch trước và sau thời kỳ Văn nghệ Phục hưng.

Hoàn cảnh các thành trấn thời Trung cổ

Khoảng thời gian dài hàng thiên niên kỷ trước thời kỳ Phục hưng được các nhà sử học gọi là thời kỳ Trung cổ. Trước đây, không ít học giả cho rằng đó là thời kỳ đen tối của ngu dốt mê muội, nhưng giới học thuật ngày nay về cơ bản đều biết rằng câu nói này là vô lý. Trong thời đại mà các chính quyền thế tục đang phân, hợp và đủ loại chiến loạn không ngừng không nghỉ, Giáo Hội đã dần dần trở thành cơ cấu hạch tâm của xã hội châu Âu để an định nhân tâm và cứu tế đại chúng. Việc giới tu sĩ kiền thành ngày ngày hành thiện, và hình tượng cao khiết, giữ nghiêm giới luật của họ đã dần dần cảm hóa nhân tâm, tạo dựng một danh tiếng tốt cho việc phổ biến Cơ đốc giáo.

So với ngày nay, xã hội đương thời chắc chắn là có tính tinh thần cao hơn. Con người coi trọng những thứ thuộc về linh hồn, chứ không phải coi trọng cuộc sống hiện thế. Truyền thống văn hóa tôn giáo ổn định và ước thúc tư tưởng của con người, trong ý thức tập thể nó chiếm hữu địa vị thống trị. Chủng ý thức cường đại và đơn nhất này có lực duy hộ tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại, đồng thời con người trong tín giáo kiền thành đến lượt nó lại củng cố và tăng cường ý thức tôn giáo này, từ đó mà bảo trì sự cường thịnh của văn hóa Cơ đốc giáo.

Vào thời Trung cổ, rất nhiều người đốc tín tôn giáo tuân thủ quy phạm đạo đức, khắc chế dục vọng tự ngã, dùng đức báo oán, tịnh hóa tâm linh, và kiên trì tham gia các hoạt động tôn giáo với hy vọng linh hồn của họ có thể hồi thăng thiên đàng sau khi chết. Vì vậy giáo đường của giáo xứ gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân. Tôn giáo toàn dân nghĩa là mọi phương diện công việc phàm tục đều thấu xuất hơi thở của tu đạo, điều này cũng có nghĩa là giữa sự vụ tôn giáo và sự vụ thế tục không hề phân biệt rạch ròi như ngày nay. Tiếng chuông của giáo đường không chỉ khiến người ta liên tưởng đến việc cầu nguyện, tâm linh hay hôn lễ, tang lễ, mà còn nhắc nhở mọi người về thời gian làm việc và nghỉ ngơi mỗi ngày. Ở các thành thị, giáo đường không chỉ là nơi tổ chức các nghi lễ tôn giáo, mà còn là địa điểm hội họp của cộng đồng người dân toàn thị trấn.

Với tính trọng yếu của giáo đường đối với đại chúng, hình tượng của giáo đường cũng cần có mỹ cảm nhất định mới khơi dậy xúc cảm tôn giáo của mọi người, và khởi tác dụng giáo hóa nhân tâm. Trong bối cảnh đó, một phong cách nghệ thuật đã ứng vận mà ra đời.

Bắt đầu từ thế kỷ 12, nó có nguồn gốc từ Île-de-France với Paris là trung tâm, nhưng được các thế hệ sau gọi là phong cách “Gothic” trong kiến ​​trúc kiểu Pháp; kinh qua vài thế kỷ phát triển và truyền bá, vào thế kỷ XV, đã được phổ biến rộng rãi ở các vùng địa lý tương đương các nước Pháp, Anh, Đức, miền bắc Tây Ban Nha và miền bắc Ý ngày nay. Kiến trúc Gothic ban đầu được phát triển từ các giáo đường của Pháp, dần dần thành thục, phong cách này cũng có thể thể hiện trong một số kết cấu kiến ​​trúc của một số lâu đài hoặc cung điện, tuy nhiên, chủ yếu là các công trình tôn giáo như thánh đường, tu viện và giáo đường… Trên thực tế, sự sản sinh và phát triển của nghệ thuật phương Tây bắt đầu xuất hiện trong các đền thờ Thần và giáo đường, đặc biệt là trong thời đại mà toàn dân đều tín Thần.

Bên trong Giáo đường Amiens, khung cấu trúc nghệ thuật ngoạn mục của giáo đường Gothic, kết hợp với các cột trụ và mái vòm nhọn, tạo ra một không gian cảm cao thâm (ảnh: Jean-Pol GRANDMONT / Wikimedia Commons)

Sự hoàn thiện không ngừng của kiến ​​trúc Gothic, chẳng hạn như kết cấu mái vòm có gân và các bích đỡ (phi phù bích) về mặt cơ học làm giảm phụ đam trọng lượng của tường bích, kết cấu khung giá cường hóa lực chống đỡ cho đỉnh, cho phép giáo đường được xây dựng cao hơn và to hơn, thể hiện ngoại quan hùng vĩ và không gian kiến trúc rộng lớn bên trong. Trong vài thế kỷ đầu tiên khi các tòa nhà và nhà ở đô thị nhìn chung không cao, giáo đường kiến trúc Gothic thậm chí còn cao hơn nhiều so với các tòa nhà xung quanh. Cấu trúc nghệ thuật tráng lệ khôi hoành này phối hợp với các cột trụ có chiều cao đáng kể, tạo ra động lượng hướng thẳng lên về mặt thị giác. Khi gần đến đỉnh, nó được kết nối với vòm nhọn tiếp tục mở rộng lên trên, hình thành tầm nhìn không gian cao hơn. Chỉnh thể kiến trúc không ngừng hướng lên trên, kéo dài ý cảnh không gian cao viễn và quảng đại, dường như muốn đến gần hơn với Thiên đường, thể hiện sự hướng về và khao khát của con người đối với Thần linh và Thiên đường.

Nếu những ngôi nhà thấp và các công trình dân cư trong thành thị tạo thành các đường ngang, thì các đường nét của giáo đường Gothic lại thẳng đứng. Nếu các đường ngang tượng trưng cho mọi hoạt động trên thế gian đều được thực hiện ở tầng thứ nhân loại, thì đường thẳng đứng của giáo đường lại ngụ ý siêu việt tầng thứ và hướng lên tầng diện cao hơn mà thăng hoa. Các đường nét của kiến ​​trúc Gothic không ngừng hút mắt người nhìn lên trên, khiến người ta chú ý đến Thiên thượng mà siêu xuất nhân gian. Xung lực hướng thẳng lên trời thể hiện lực lượng và ý chí hướng lên, đồng thời cũng khuyên nhủ mọi người đừng quên hướng thượng mà đề cao, thăng hoa tâm linh của mình, đạt đến mục đích đưa sinh mệnh hồi quy về Thiên quốc.

Một hoàn cảnh nghệ thuật hỗ trợ cho tu luyện

Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, nội thất của các tòa nhà Gothic có xu hướng sáng hơn so với các tòa nhà theo phong cách Romanesque. Nguyên nhân là do bức tường theo cấu trúc Gothic về mặt cơ học cho phép tăng số lượng và diện tích cửa sổ, nhờ đó thu được ánh sáng tốt hơn. Chính vì lý do đó, rất khó để tìm thấy một bức tường đủ rộng phù hợp với những bức bích họa Italy quy mô lớn trong loại hình kiến trúc này.

Con người trong thời đại đó tin rằng, Thần khiến cho tràn ngập ánh quang minh, vì vậy ánh sáng trong thực tế có thể được coi là tượng trưng của ánh sáng của Thần. Khi ánh sáng thấu qua pha lê màu chiếu vào giáo đường, nó tượng trưng cho ánh sáng vật chất trong thực tế được chuyển thành ánh sáng có thuộc tính thần thánh — bởi những câu chuyện về các vị Thần, Thánh được miêu tả trong những bức họa pha lê toát lên sắc thái kỳ ảo, có thể đóng vai trò giáo hóa nhân tâm… Đặc biệt là trong thời đại mà tỷ lệ người biết chữ chưa cao, thì việc truyền giáo cho đại chúng thông qua chiêm ngưỡng những hình tượng lấp lánh huyền ảo từ trên cao đã trở thành một phương thức tất yếu.

Nghệ thuật cửa sổ pha lê sắc màu của thời kỳ đó đã triển hiện công năng có tính tự sự của hội họa như mọi khi, thông qua việc miêu tả những câu chuyện trong Kinh Thánh và các thần tích của Thánh đồ để nói cho mọi người biết về đạo lý thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, và những người tu hành viên mãn sẽ phi thăng lên Thiên đường.

Ngoài công dụng truyền giáo cho đại chúng, nghệ thuật pha lê quang ảo này còn có năng lực tạo ra một không khí thị giác đặc biệt, phối hợp với không gian cảm cao thâm của kiến trúc, hình thành một hoàn cảnh nghệ thuật không gian điều động xúc cảm tôn giáo của con người. Điều này đặc biệt quan trọng ở những trường sở tôn giáo, nơi các tu sĩ tụ tập, nó có thể thúc đẩy các tu sĩ nhanh chóng tiến nhập vào trạng thái tĩnh tâm; nói cách khác, nó được dùng để trợ giúp họ tu luyện.

Là những tu sĩ cả đời tu luyện nên cuộc sống của họ vô cùng đơn giản, đặc biệt là khi trong xã hội cổ đại không có các loại hình giải trí hiện đại công nghệ cao và cuộc sống bùng nổ thông tin, mọi người đều sống đơn giản và bình yên. Theo chế độ tự viện đương thời, các tu sĩ phải từ bỏ mọi khía cạnh của cuộc sống thế tục, chẳng hạn như tiêu khiển cảm quan, báo đáp vật chất, và cuộc sống gia đình. Bởi vì những tu sĩ từ chối mọi ham muốn trần tục theo đuổi một đời sống tâm linh cao hơn người thường, vốn có yêu cầu cực kỳ nghiêm khắc trước thế kỷ 13.

Một người bình thường trong xã hội hiện đại không cách nào thể nghiệm trạng thái tinh thần của cổ nhân. Trong thế giới công nghệ cao, thông tin, quan niệm và mê hoặc dụ dỗ phong phú đa sắc thời thời khắc khắc xung kích vào đại não của mọi người, khiến bộ não của mọi người mỗi giây phút hầu như đều suy nghĩ về các chủng các dạng sự tình hình hình sắc sắc khác nhau, và hoàn toàn không thể tĩnh cái tâm lại được. Thời hiện đại, nếu bạn yêu cầu một người bình thường minh tĩnh và không nghĩ gì trong vòng một phần tư giờ, không khởi bất kỳ niệm đầu nào, tôi e rằng đó là việc khá khó khăn.

Không giống như các giáo đường tiếp nạp đại chúng bách tính, đời sống tâm linh gần như biệt lập trong các đạo viện cổ đã khiến các tu sĩ lúc bấy giờ có tâm hồn rất đơn nhất. Ở đó, Thánh quang thấu qua những bức họa tôn giáo trên cửa sổ pha lê chiếu vào trong tầm mắt, cùng với tiếng nhạc xướng tụng hoặc tấu minh, có thể tạo ra một bầu không khí nghe nhìn toàn phương vị dao động trong không gian rộng lớn của giáo đường. Loại tri giác này có thể tiếp thu nhiễu động, giúp các tu sĩ với tư tưởng đơn nhất nhất niệm thay vạn niệm, nhanh chóng từ bỏ những suy nghĩ phân tán trong khi cầu nguyện và thiền định, dễ dàng đi vào trạng thái ngưng thần nhập định tương tự như trong tu luyện phương Đông. Tương truyền, động thái này cho phép các tu sĩ tiến nhập vào thế giới phi vật chất từ ​​thế giới vật chất, và trải nghiệm Thần ân trong một tình huống huyền diệu.

Một loại tranh khác thể hiện đầy đủ chức năng tự sự là tranh trang trí và tranh minh họa của các sách chép tay đã hưng thịnh trong nhiều thế kỷ. Mặc dù từ khi có nhà in đầu tiên vào năm 1470, Paris đã trở thành trung tâm in ấn và xuất bản uy tín nhất ở châu Âu chỉ trong vài thập kỷ; nhưng trong thời đại không có in ấn hoặc các lĩnh vực in ấn chưa phổ biến, thư tịch đều được sao chép thủ công. Nhiều bản chép tay với trang trí nê kim phức tạp và đắt tiền thường gánh vác sứ mệnh viết Kinh Thánh hoặc sách cầu nguyện. Các bức tranh minh họa màu trong sách kể chuyện tôn giáo và tiểu sử của các vị thánh luôn được các họa sĩ lành nghề hoàn thiện cẩn thận nên nhiều họa sĩ vẽ tranh thu nhỏ rất điêu luyện. Bởi vì kích thước của cuốn sách rất hạn chế, điều này đòi hỏi nghệ sĩ mô tả các đối tượng phải cực kỳ tốt, để thể hiện mô hình chính xác và các hiệu ứng hình ảnh tương ứng.

Một trong nhiều bức tranh trong bản chép tay sơn mài “Les Très Riches Heures du duc de Berry”: “La Pentecôte”. Vì người thời Trung cổ cầu nguyện vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, nên loại sách cầu nguyện này được gọi là “Livre d’heures”. (ảnh: Phạm vi công cộng)

Các phương thức tu hành tôn giáo như cầu nguyện hoặc tụng kinh có một ý nghĩa rất tích cực trong việc duy trì các tiêu chuẩn đạo đức của con người vào thời Trung Cổ. Hãy tưởng tượng lúc đó mọi người đều phải đọc thuộc lòng những câu nói như “Ái hộ đại chúng, bất cầu hồi báo, khoan thứ tha nhân” và những câu nói có tiêu chuẩn đạo đức cao hơn vào những thời điểm khác nhau trong ngày, thì theo thời gian, những nội dung này sẽ tích hợp vào quan niệm của người dân và trở thành quy tắc ứng xử của người dân. So với con người ngày nay thường xuyên đắm chìm trong môi trường nghệ thuật, phim ảnh và các sản phẩm giải trí điện tử đầy rẫy thiêu sát, gian dâm, bạo lực và sắc tình, thì cuộc sống đầy những lễ nghi đạo đức trước đây có ảnh hưởng tích cực hơn đến suy nghĩ của con người. Mặc dù họ có thể đạt đến cảnh giới cao thâm hay không phụ thuộc vào sự tu dưỡng của mỗi cá nhân, và trạng thái tương đối thuần khiết đó từ lâu đã không còn vào cuối thời Trung cổ, nhưng đức tin Chính thống giáo vào thời điểm đó vẫn luôn có lực địa duy hộ mạnh mẽ trạng thái xã hội chỉnh thể của nguyện ý hành thiện tích đức, và những cuốn sách sao chép tay cũng không thể thiếu.

Sự nhập giới của những nhà tài trợ

Những tác phẩm quy mô lớn lúc bấy giờ hầu như chỉ thấy ở những tế đàn. Tế đàn họa là chỉ những bức tranh tôn giáo thường được vẽ trên ván gỗ và đặt trên tế đàn của giáo đường. Vì tế đàn đóng vị trí trọng yếu nhất trong một trường sở tôn giáo, nơi sẽ có rất đông người đến cầu nguyện và tỏ lòng thành kính, vì vậy tầm quan trọng của tế đàn họa là điều hiển nhiên. Mặc dù từ điển tịch tôn giáo có thể biết các tín đồ bái không phải là tranh, nhưng trong nhiều tài liệu lưu truyền từ thời đó, có thể thấy không ít tín đồ vẫn bị nhà thờ chỉ trích vì tín Thánh tượng và Thánh vật – một số lực lượng của tác phẩm nghệ thuật tương quan. Vì hình tượng các vị Thần hoặc Thánh trong tranh sẽ in sâu vào tâm trí của những tín đồ kiền thành, nên trong tiềm thức mọi người sẽ coi tranh thờ như Thánh vật, và ý nghĩa của nó vượt xa quan niệm về tác phẩm nghệ thuật thông thường, do đó yêu cầu chất lượng của các tác phẩm rất cao. Đặc điểm của các nhân vật trong tranh phải phù hợp với mô tả của Kinh Thánh, và hình ảnh các vị Thần và Thánh cũng phải quang huy và hoàn mỹ.

Trang trí tế đàn từ đầu là do giáo hội quyết định, nhưng cùng với sự toàn dân hóa của tín ngưỡng Cơ đốc giáo, nhiều người không theo tôn giáo và một số tổ chức dân sự cũng bắt đầu xây dựng các giáo đường, vương cung nhỏ hoặc kiểu tại gia, và quyền khống chế các sáng tác tế đàn họa không còn là độc quyền của giáo hội. Nhiều người tài trợ đều mong họ cũng có thể lộ diện trước sự ngưỡng mộ của hàng nghìn người như những tín đồ kiền thành, có thể đồng hành cùng Thánh nhân trong tranh và được lưu danh thiên sử, đó chẳng phải là một vinh dự sao? Lực lượng kim tiền đã biến nguyện vọng nhỏ bé nhưng phi phàm này trở thành hiện thực, và tập tục này dần trở thành một tục lệ bất thành văn. Vì vậy, sự xuất hiện của những người bảo trợ trong hội họa đã trở thành một “truyền thống” nhất định từ cuối thời Trung Cổ. Không chỉ giới hạn ở những bức tranh tế đàn, mà nó còn phổ biến ở những bức tranh kính màu khảm trai của các công trình kiến ​​trúc tôn giáo.

Pietà de Villeneuve-lès-Avignon, Tempera trên gỗ, 163 × 218 cm.Tác giả của bức tranh này được giới học thuật xác định là họa sĩ người Pháp Enguerrand Quarton, vẽ từ năm 1455 đến 1460. Hình ngoài cùng bên trái trong bức tranh là người gây quỹ quyên góp cho bức tranh này. (Được phép của Tetraktys / Wikimedia Commons)

Hình tượng các vị Thần và Thánh trong tranh có thể được vẽ hoàn mỹ nhất có thể, nhưng loại thủ pháp xử lý nghệ thuật hoàn mỹ này không thể nhằm vào những người bảo trợ – bởi vì một khi hình tượng quá mỹ hóa, nó sẽ mất đi đặc trưng là họa phải không giống như người thật, vì thế người tài trợ trong bức tranh vẫn sẽ được miêu tả như một người trưởng thành để người đó có thể nhận ra. Tuy nhiên, hình tượng này sẽ phản chiếu một cách thụ động trong tâm trí người đối diện với tế đàn cầu nguyện và tâm linh, vì vậy yếu tố linh thiêng trong tranh bị suy yếu, và yếu tố thế tục chèn ép vào tâm trí của người tu hành. Hãy tưởng tượng nó giống như thể có thêm một bức họa trên thangka nơi những người tu luyện Mật Tông ngồi đả tọa đối diện với mỗi ngày. (còn tiếp)

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch