Mạt Pháp mạt thế, con người trong vô minh mà tạo nghiệp…
Buddha vốn là tiếng Phạn (tiếng Ấn Độ cổ), có nghĩa là Bậc Giác Ngộ. Khi Phật giáo truyền từ Ấn Độ vào Việt Nam, phiên âm ra tiếng Việt gọi là Bụt. Phật giáo sau đó cũng được truyền vào Việt Nam qua Trung Quốc, phiên âm qua Hán ngữ gọi là Phật.
Theo hiểu biết của chúng ta, Phật là đấng từ bi chí cao vô thượng. Các vị Phật không chỉ giảng ra Pháp lý giúp nhân loại giữ gìn thiện niệm và duy trì đạo đức mà còn bảo hộ con người trong quá trình sinh tồn. Bởi vậy mà hàng ngàn năm qua nhân loại luôn tín ngưỡng và tôn kính các vị Phật.
Bởi vậy sự kiện quán bar Buddha tại TP. HCM trở thành ổ dịch viêm phổi Vũ Hán đã khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Người hiểu được hàm nghĩa của từ “Buddha” thì có phần giật mình, vì một quán bar lại lấy tên là Phật, còn dùng cả các hình tượng Phật để trang trí bên trong!
Việc một quán bar vốn là nơi giải trí lại đặt tên là “Buddha” đã thể hiện sự vô minh và bất kính, từ góc độ Phật gia mà xét thì đó là tạo nghiệp vô biên. Âu đây cũng là biểu hiện của thời mạt pháp. Trong hàng ngàn quán bar mà chỉ có quán bar này trở thành ổ dịch, người tín tâm có thể trộm nghĩ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, cũng có thể liên tưởng đây là sự điểm hóa cho những ai còn tín tâm với Thần Phật.
Khổ nạn tới, vì sao cầu Phật không linh nghiệm?
Khi con người hành sự trái với tiêu chuẩn đạo đức thì các vấn đề tiêu cực trong xã hội cũng đồng thời nảy sinh. Trong các mối liên hệ đan xen, người này hại người kia, mỗi người làm một việc ích kỷ thì như góp gió thành bão, cuộc sống giờ đây có vẻ cũng không yên bình như trước. Một số người có tín tâm đi cầu Thần khấn Phật nhưng không linh nghiệm. Khi ấy, ai cũng tự hỏi rằng tại sao Thần Phật không giúp đỡ con người?
Thần Phật có thể là cách chúng ta gọi các sinh mệnh cao cấp hoàn toàn hiện hữu chứ không chỉ là một niềm tin mơ hồ của kẻ yếu thế. Trong vũ trụ bao la này, có thể có vô số không gian và thể hệ sinh mệnh có mối liên hệ nhất định với xã hội nhân loại. Nếu đó là sự thật, lẽ nào sự bảo hộ của Thần Phật cũng là một trong những mối liên hệ ấy.
Thần, Phật độ nhân đều có giảng các Pháp lý, để từ đó con người câu thúc bản thân, tu tâm dưỡng tính thành người tốt rồi từ người tốt thành người giác ngộ siêu việt thế nhân. Thần, Phật khi từ bi vĩ đại dựa vào tín tâm và căn cơ đạo đức của mỗi cá nhân mà giúp họ tiêu tai, trừ nghiệp, đồng thời gia trì chính niệm và năng lượng, điểm hóa cho họ biết cách vượt qua khổ nạn. Khi tại thế các vị có giảng thế nhân phải tin thì sẽ được cứu độ. Nhưng tin ở đây không phải chỉ là cúng bái, cầu xin, mà là phải thật sự nghe lời giảng, làm người tốt theo các Pháp lý đã lưu lại.
Khoa học hiện đại đã phát hiện ra “định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng”, rằng năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, hay truyền từ nơi này sang nơi khác. Những việc làm xấu có thể sẽ tạo ra các năng lượng xấu ở một không gian nào đó, Phật giáo thường gọi là ác nghiệp. Giống như Chúa Jesus chịu nạn trên thập tự giá hay Đức Thích Ca Mâu Ni ròng rã 49 năm vân du thuyết Pháp, khi Thần Phật bảo hộ nhân loại, rất có thể Ngài cũng phải lấy thân mình chịu đựng khổ nạn thay cho con người. Bởi vì, ác nghiệp do con người tạo ra sẽ không tự nhiên tiêu biến.
Con người trong xã hội đời thường, nếu làm việc xấu sẽ tạo ra hậu quả gọi là nợ nghiệp. Một vị nào muốn bảo hộ người ấy thì cần phải giúp họ hoàn trả nợ nần, để người kia có cơ hội làm lại.
Công giáo giảng về xưng tội, Phật giáo giảng về sám hối. Hàm nghĩa cơ bản đều là một người tự xét lại bản thân xem lời nói và hành vi của mình có gì sai lệch so với những điều Thiên Chúa hay Đức Phật giảng không, từ đó thành tâm nguyện ý tu chỉnh, xin Thiên Chúa hay Đức Phật trợ giúp vượt qua khổ nạn, cho cơ hội sửa chữa sai lầm.
Làm thế nào mới xứng được Thần Phật bảo hộ?
Đầu tiên là cần tin rằng Thần Phật thực sự tồn tại. Thứ hai là cần xem xét lại bản thân, rằng đã tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức mà Thần Phật đã giảng hay chưa? Đạo gia nhấn mạnh về đức “Chân”, đại ý là chân thật, chân thành. Phật gia nhấn mạnh về đức “Thiện”, đại ý là thiện lương, làm điều tốt cho người khác. Cả Phật gia và Đạo gia đều đề cập tới “Nhẫn”, đại ý là bao dung, nhẫn nhường. Do đó, tiêu chuẩn chung về đạo đức có thể gói gọn trong ba đức Chân – Thiện – Nhẫn. Nếu một người có thể chiểu theo các tiêu chuẩn ấy để tu chỉnh lại bản thân, cầu mong Thần Phật phù trợ cho cơ hội sửa chữa sai lầm, đó mới chính là linh đan diệu dược, là con đường vượt qua khổ nạn.
Trong vũ trụ có quy luật “thành, trụ, hoại, diệt”, không phải ngẫu nhiên mà sự băng hoại đạo đức trong mấy chục năm qua lại diễn ra trên toàn thế giới, bởi vì đó cũng là xu hướng vận động có tính quy luật. Nhưng theo nhân quả, xu hướng băng hoại đạo đức lại là tiền đề cho một kết cục không mong đợi.
Tất cả các chính giáo, các nhà tiên tri đều lưu lại dự ngôn về thời kỳ lịch sử đặc biệt ngày hôm nay, rằng nhân loại sẽ trải qua một sự biến động vô cùng to lớn. Công giáo gọi là ‘Đại thẩm phán’, Phật giáo gọi là ‘thời mạt Pháp’. Nhà tiên tri Lưu Bá Ôn từng có dự ngôn: “Người nghèo một vạn lưu một ngàn, người giàu một vạn lưu hai ba”. Hay sấm Trạng Trình có đoạn: “Mười người chết bảy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình”.
Mỗi cá nhân đều là một sinh mệnh cá thể độc lập, đều có khả năng lựa chọn vận mệnh cho mình. Do vậy, mặc dù xu hướng xuống dốc đạo đức hiện nay là vấn đề phổ biến, nhưng nếu một cá nhân vẫn nỗ lực cải biến tâm tính phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức phổ quát, thì vẫn sẽ có cơ hội đắc được điều tốt đẹp.
Chẳng phải người xưa có câu “Phật vô xứ bất tại”, hay “trên đầu ba thước có Thần linh”? Như vậy, bất cứ cá nhân nào nếu trong tâm thực sự muốn cải biến bản thân thì luôn nhận được sự trợ giúp của Thần Phật. Tất nhiên, nếu chỉ dừng lại ở cầu nguyện trên miệng mà nhân tâm không cải biến, thậm chí lấy lễ nạp đầy mâm để làm thước đo cho “lòng thành” thì vô dụng, thậm chí còn bị coi là “hối lộ Thần”, là phỉ báng Phật. Thần Phật liệu có thể bị mua chuộc như con người hay không?
Tất nhiên, con người sống trong xã hội là cần phù hợp với đời thường, đối diện trước dịch bệnh là cần phòng ngừa và chữa trị, điều ấy không hề mâu thuẫn với việc cải biến đạo đức và tín tâm với Thần. Trái lại, khi tâm tính cải biến và tín tâm tròn đầy thì cũng tác động tích cực tới sức khỏe và tinh thần.
Các tín đồ Thiên Chúa giáo khuyên bạn tụng niệm Kinh Thánh, chiểu theo lời Chúa dạy mà hành xử. Các Phật tử mong bạn đọc Kinh Phật, làm theo lời giảng của Phật Đà. Còn những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hy vọng bạn sẽ tin vào các giá trị Chân – Thiện – Nhẫn, lưu giữ trong tâm 9 chữ vàng “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, sống chân thật, thiện lương và mở rộng tấm lòng bao dung, nhẫn nhường. Khi thực sự cải biến bản thân theo các tiêu chuẩn đạo đức cao thượng, chúng ta sẽ nhận được sự trợ giúp từ Thiên Chúa, từ Phật Đà. Và cho dù bối cảnh có khó khăn hơn nữa, chắc chắn rằng bạn sẽ đắc được phúc báo.
Cho dù không phải là người tu luyện, nhưng chỉ cần mỗi chúng ta nguyện ý chiểu theo các tiêu chuẩn đạo đức để tu dưỡng đạo đức và giữ vững tín tâm thì có thể thấy được mối liên hệ siêu việt thế tục. Thần Phật là từ bi vô lượng, nhưng Pháp là có tiêu chuẩn rõ ràng. Các vị Thần, vị Phật chắc hẳn vẫn luôn trông đợi con người hồi tâm chuyển ý, quay về với bản tính chân thật, thiện lương, từ đó có được tương lai tốt đẹp. Xin chúc tất cả chúng ta có sự phù trợ của Thần Phật và đắc được phúc báo trong thời kỳ lịch sử đặc biệt này…
Video: Trong dịch bệnh đi tìm phương cách, nhiều người muốn hiểu hơn về Pháp Luân Công?
Có thể bạn quan tâm: