Với những ai vẫn còn kiên cố cho rằng ‘không thấy thì không thể tin’, có lẽ sẽ phải đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi lắng nghe cuộc đàm thoại dưới đây giữa một vị tỳ kheo và một người không tin Phật.

Tỳ kheo Nāgasena sống vào khoảng những năm 150 TCN. Câu chuyện nổi tiếng về cuộc đàm thoại giữa ông và nhà vua Ấn-Hy Lạp Di Lan Đà Vương còn lưu truyền đến ngày nay, cho thấy trí huệ của một bậc tu hành.

Nhiều người vẫn luôn cho rằng Đức Phật không tồn tại và chỉ xem đó như là một câu chuyện truyền thuyết mà không thể tiếp thụ. Vậy Có Phật Đà hay không? Câu trả lời của vị tỳ kheo qúa thuyết phục.

“Ông sinh chẳng cùng thời với Phật Đà, cũng chưa từng gặp Phật Thích Ca Mâu Ni, thì sao ông biết rằng có Phật Đà?”

Một lần nọ Di Lan Đà Vương cố ý muốn làm khó vị tỳ kheo bèn quở trách mà rằng: “Ông sinh chẳng cùng thời với Phật Đà, cũng chưa từng gặp Phật Thích Ca Mâu Ni, thì sao ông biết rằng có Phật Đà?”.

Vị tỳ kheo thông minh bèn hỏi lại: “Thưa đại vương, vương vị của ngài là ai truyền lại?”.

“Cha ta truyền lại cho ta!”.

“Vương vị của cha ngài do ai truyền lại?”.

“Ông nội ta”.

“Vương vị của của ông nội ngài lại do ai truyền lại?”.

“Cụ của ta!”.

Vị tỳ kheo lại tiếp tục hỏi: “Nếu cứ truy đến ngọn ngành như vậy, ngài có tin rằng quốc gia của mình có một vị quốc vương khai quốc hay không?”.

Di Lan Đà Vương nghiêm mặt đáp: “Đương nhiên là ta tin rồi!”.

“Ngài có từng gặp ông ấy chưa?”.

“Chưa”.

“Chưa từng gặp sao ngài lại tin?”, vị tỳ kheo lại hỏi.

Người không tin Phật hỏi: 'Đức Phật có oán hận, nổi giận không?', vị tỳ kheo trả lời quá thuyết phục
(Ảnh: Dhamma Cakkhu)

“Vị quân vương khai quốc của chúng ta đã đặt định ra điều khoản, chế độ, luật pháp. Những điều này đều được ghi chép trong lịch sử. Vậy nên mặc dù chưa gặp ngài nhưng ta vẫn tin rằng ngài nhất định có tồn tại”.

Vị tỳ kheo mỉm cười cúi đầu nói: “Chúng thần tin rằng có Phật Đà bởi vì Phật giáo cũng có Phật, Pháp, Tăng, có kinh, luật, luận, có những giới luật và dấu tích lịch sử do Phật Đà đặt định, quyết không phải là nhân vật hư cấu không có thực. Đạo lý này cũng tương tự như vị quân vương khai quốc của ngài”.

Ông đã chứng ngộ được Niết Bàn chưa?

Di Lan Đà Vương chẳng thể mượn cớ gây khó dễ cho vị tỳ kheo này, bèn ra một câu đố hóc búa khác. Ông hỏi: “Những tín đồ Phật giáo các ông thường nói là: Niềm hạnh phúc đầu tiên của con người chính là chứng ngộ Niết Bàn, đạt được cảnh giới bất sinh bất tử bất diệt. Vậy còn ông thì sao? Ông đã chứng ngộ được Niết Bàn chưa?”.

Vị tỳ kheo khiêm nhường chắp tay hợp thập: “Thật xấu hổ, tôi vẫn chưa chứng ngộ được!”.

Di Lan Đà Vương đắc ý hỏi: “Chưa thể chứng ngộ, vậy thì sao ông biết có cảnh giới Niết Bàn?”.

Vị tỳ kheo không đáp trực tiếp mà hỏi ngược lại Di Lan Đà Vương rằng: “Đại vương, giả dụ bây giờ tôi cầm một con dao lớn chặt vào tay ngài, ngài có thấy đau hay không?”.

Di Lan Đà Vương mặt biến sắc: “Đương nhiên là đau rồi! Làm gì có chuyện cánh tay bị chặt đứt mà không đau!”.

Vị tỳ kheo gặng hỏi: “Cánh tay của ngài đâu có bị người khác chặt sao ngài lại biết đau?”.

Di Lan Đà Vương trả lời: “Ta đã thấy người khác đau đớn khi bị chặt đứt cánh tay. Đương nhiên là ta biết đau!”.

Vị tỳ kheo mỉm cười đáp lại rằng: “Đại vương, tôi cũng nhìn thấy niềm vui khi người khác chứng ngộ Niết Bàn, cho nên tôi đương nhiên biết sự mỹ diệu của cảnh giới Niết Bàn!”.

Người không tin Phật hỏi: 'Đức Phật có oán hận, nổi giận không?', vị tỳ kheo này trả lời quá thuyết phục
(Ảnh: Pinterest)

Làm thế nào để ông có thể tha thứ cho kẻ thù của mình?

Câu hỏi hóc búa này của Di Lan Đà Vương lại bị phản bác nhưng nhà vua vẫn không phục, bèn vắt óc suy nghĩ và hỏi câu thứ 3: “Những người xuất gia các ông luôn tin vào từ bi trong tâm. Vậy làm thế nào để ông có thể tha thứ cho kẻ thù của mình?”.

Vị tỳ kheo mỉm cười: “Bẩm đại vương, nếu trên đùi ngài mọc một cái nhọt mưng mủ, ngài có chặt đứt chân mình hay không?”.

“Không!”.

“Vậy đại vương sẽ làm thế nào?”.

“Cẩn thận rửa sạch rồi đắp thuốc, thời gian lâu thì vết thương sẽ lành thôi!”.

Vị tỳ kheo nói: “Đúng vậy! Kẻ thù, kẻ xấu cũng giống như cái nhọt đó. Nếu không chăm sóc, chữa trị thì sẽ lây lan. Vậy nên ắt phải dùng nước mà rửa sạch, khiến họ cải tà quy chính, thay đổi bản thân. Đạo lý này có khác gì khối u trên chân ngài?”.

Các ông chưa từng chết sao biết được con người sau khi chết đi còn có kiếp sau?

Di Lan Đà Vương gật đầu khen ngợi, nhưng vẫn chưa thể tâm phục khẩu phục. Nghĩ ngợi một chút nhà vua nói: “Các ông thường khuyên con người tu để tích phúc đời sau. Các ông chưa từng chết sao biết được con người sau khi chết đi còn có kiếp sau?”.

Vị tỳ kheo nhẹ nhàng nói: “Điều này giống như trái cam khi chín thì rụng xuống dưới mặt đất. Cam thối rữa thì hạt giống lại chôn vùi trong đất. Đợi khi thời cơ chín muồi nó sẽ nảy mầm, lớn lên và trở thành một cây cam đơm hoa kết trái. Thân người cũng sẽ có ngày rời đi, đợi khi cảnh ảo nơi đây bị diệt, thì thân thể cũng sẽ chết. Nhưng nghiệp vẫn không ngừng đi theo con người chuyển sinh trong cõi sinh tử, như hạt giống của cây cam sinh trưởng bất diệt trong cõi lục đạo luân hồi. Không chỉ có một đời sau mà còn có vô hạn đời sau”.

Người không tin Phật hỏi: 'Đức Phật có oán hận, nổi giận không?', vị tỳ kheo đã trả lời quá thuyết phục
Con người hiện đại không tin vào luân hồi, kiếp sau, nhưng quả thật khoa học đã chứng minh sự tồn tại của nó. (Ảnh: Pinterest)

Phật Thích Ca Mâu Ni có thể biết được nhân quả trong ba đời: Quá khứ, hiện tại, tương lai không?

Vẫn không phục, Di Lan Đà Vương hỏi tiếp: “Phật Thích Ca Mâu Ni có thể biết được nhân quả trong ba đời: Quá khứ, hiện tại, tương lai không?”.

“Phật Đà có đại thần thông, đương nhiên là có thể biết được quá khứ, hiện tại và tương lai rồi!”.

“Nếu đã như vậy, vì sao Phật lại không dạy tất cả thần thông cho các đệ tử của mình để họ có thể ngay lập tức biết được nghiệp chướng trong quá khứ, hiện tại và tương lai? Như vậy chẳng phải mọi thứ đều khai ngộ hết hay sao? Sao lại phải để các ông từ từ tôi luyện từng chút một?”.

Vị tỳ kheo thông minh nhanh trí hỏi trước: “Thưa Đại vương, nếu ngài là lương y thì liệu có biết được trăm loại thuốc có thể trị hết mọi bệnh tật hay không?”. “Đương nhiên là có! Các lương y đều hiểu rõ loại thuốc nào sẽ trị căn bệnh gì!”.

“Dẫu lương y biết được trăm loại thuốc thì ông ấy cũng không thể mang tất cả thuốc kê cho một bệnh nhân phải vậy không?”.

Di Lan Đà Vương cũng tán đồng đáp lại: “Đương nhiên là không thể! Phải tùy bệnh mà bốc thuốc, dần dần điều chỉnh từng vị thuốc một thì bệnh nhân mới khỏi, sao có thể làm bừa!”.

Vị tỳ kheo thừa cơ nói rằng: “Cũng là đạo lý đó, khi Phật Đà truyền thụ Phật Pháp cũng phải tùy cơ ứng biến, tùy bệnh mà bốc thuốc. Ngài phải căn cứ theo căn cơ khác nhau của các đệ tử mà truyền thụ. Các đệ tử dần dần từng chút một mới có thể đắc Đạo đắc Pháp! Nếu không, vội vàng ngược lại chữa lợn lành thành lợn què!”.

Người không tin Phật hỏi: 'Đức Phật có oán hận, nổi giận không?', vị tỳ kheo trả lời quá thuyết phục người nghe
Khi Phật Đà truyền thụ Phật Pháp cũng phải tùy cơ ứng biến, cũng giống như tùy bệnh mà bốc thuốc. (Ảnh: Twitter)

“Xin hỏi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có tâm oán hận, có nổi giận hay không?”

Di Lan Đà Vương tỏ vẻ ngợi khen và vô cùng khâm phục trí huệ đối đáp của vị tỳ kheo, bèn tiếp tục hỏi đến cùng:

“Vậy thì, xin hỏi Đức Phật Tất Đạt Đa có tâm oán hận, có nổi giận hay không?”.

Vị tỳ kheo đáp: “Phật Đà không có tâm oán hận, đương nhiên sẽ không nổi giận”.

“Nhưng ta thấy trong kinh Phật có ghi chép thế này: Có một lần đại đệ tử của Phật Đà và Mục Kiền Liên dẫn 500 đệ tử tới nghe giảng kinh. Phật Đà lại rất tức giận trách mắng họ: “Đi ra! Đi ra!”. Đây chẳng phải là tâm oán hận hay sao?”.

“Quả thực có chuyện này!”. Vị tỳ kheo nhẫn nại giải thích: “Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên quả thực có dẫn 500 đệ tử tới tham gia Pháp hội. Nhưng 500 người này ồn ào không tôn trọng Pháp hội tôn nghiêm. Chuyện về Phật Đà trách mắng đuổi họ ra ngoài, không phải là vì tâm oán hận, mọi thứ đều công bằng. Nếu ngài ngã trên mặt đất thì là do tự ngài bất cẩn, ngài có thể trách mặt đất không tốt với ngài, tức giận với ngài hay không?”.

Di Lan Đà Vương liên tiếp gật đầu, lúc này ông mới thực sự tâm phục khẩu phục.

****

Mỗi chúng ta nghe thấy biết bao câu hỏi hóc búa như vậy, ngẫm một chút cũng sẽ có thể ngộ ra được trí huệ của vị tỳ kheo kia lớn cỡ nào! Kỳ thực, những điều chúng ta không thấy, hay không tin không phải là không tồn tại. Nếu thấy mới tin thì chẳng khác chi đóng khung trí huệ và hiểu biết của mình trong một giới hạn quá nông cạn và nhỏ bé giữa vụ trụ mênh mông và huyền bí này hay sao.

Theo Secretchina
Nhã Văn biên dịch