Claudio Giovanni Antonio Monteverdi (1567 – 1643) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn viola, ca sĩ, nhạc trưởng người Ý; là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng trong sự chuyển giao giữa âm nhạc thời Phục hưng và Baroque. Những tác phẩm của ông không chỉ thể hiện đỉnh cao của âm nhạc thời kì Phục hưng, mà những vở opera của ông còn là nền tảng cho thể loại này. 

Cả cuộc đời Monteverdi đã sáng tác một số lượng lớn tác phẩm với thể loại khác nhau. Trong những ngày đầu, sáng tạo của ông chủ yếu dựa trên nhạc cụ hoặc thể loại hợp xướng, ông đã tạo ra tổng cộng chín bài madrigal. Nhưng đóng góp lớn nhất của ông cho lịch sử âm nhạc là sự nghiệp sáng tác opera của ông. Mười tám vở opera của Monteverdi hiện nay chỉ được lưu giữ được ba bản sau: “L’Orfeo”, “Il ritorno d’Ulisse in patria” và “L’incoronazione di Poppea”…

Mặc dù các vở opera đã được hình thành từ trước đó, nhưng Monteverdi là người đầu tiên xác lập nguyên tắc trong kết cấu ca kịch trong vở opera. Ông là người thúc đẩy loại hình nghệ thuật âm nhạc opera từ thời Phục hưng đến thời Baroque, kiến lập một cơ sở vững chắc cho opera. Nhắc đến tác phẩm của ông, không thể không nhắc đến vở opera “L’Orfeo” (La favola d’Orfeo), đây là vở opera mang đậm tính cổ điển và hoàn chỉnh nhất trên sân khấu, nó cũng là điểm khởi đầu cho những vở opera hiện đại. “L’Orfeo” mang một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử âm nhạc phương Tây.

Chân dung Monteverdi (Ảnh: BOOKOFDAYSTALES)

Đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Monteverdi

Claudio Giovanni Antonio Monteverdi sinh ra trong một gia đình bác sĩ tại Cremona vào năm 1567, ông tham gia vào dàn hợp xướng nhà thờ Clermont khi còn là một đứa trẻ, khi đó ông chủ yếu tập trung nghiên cứu về organ và violin.

Từ năm 1580 đến năm 1590, ông học nhạc với thầy Marco Antonio Ingegneri. Năm 15 tuổi, Monteverdi xuất bản tác phẩm “The Little Monsters”. Năm 1587, ông bắt đầu sáng tác album “madrigal” bình dị. Sau đó Monteverde đến Hungary, Frantel (nay là Bỉ) và một vài nơi khác để tìm hiểu thế giới xung quanh và học hỏi.

Năm 1590, Monteverdi vào phủ của Công tước Gonzaga tại Mantua làm ca sĩ và nghệ sĩ chơi đàn cello.

Năm 1601, ông được thăng chức lên sân khấu âm nhạc của hoàng gia và bắt đầu thời kỳ sáng tác âm nhạc vàng kim của mình: vở opera đầu tiên “L’Orfeo” của ông được hoàn thành và ra mắt năm 1607, vở opera thứ hai L’Ariana xuất bản ngay trong năm sau đó.

Năm 1612, Công tước Gonzaga qua đời, vì thế Monteverdi rời Mantua để trở về quê hương Cremona của mình.

Năm 1613 ông được bổ nhiệm làm nhạc trưởng của dàn nhạc Nhà thờ Venice St. Mark.

Năm 1642, vở opera “L’incoronazione di Poppea” của Monteverde được trình diễn tại Venice.

Năm 1643, Monteverdi qua đời.

Cả cuộc đời Monteverdi đã sáng tác một số lượng lớn tác phẩm với thể loại khác nhau. Trong những ngày đầu, sáng tạo của ông chủ yếu dựa trên nhạc cụ hoặc thể loại hợp xướng, ông đã tạo ra tổng cộng chín bài madrigal. Nhưng đóng góp lớn nhất của ông cho lịch sử âm nhạc là sự nghiệp sáng tác opera của ông. Mười tám vở opera của Monteverdi hiện nay chỉ được lưu giữ được ba bản sau: “L’Orfeo”, “Il ritorno d’Ulisse in patria” và “L’incoronazione di Poppea”. Trong các tác phẩm opera của mình, khúc nhạc dạo đầu không chỉ là hình thức đọc ngôn ngữ mà nó là một âm nhạc có chuyển động. Ngoài ra, Monteverdi mở rộng đề tài của những vở opera sau này, vở opera cuối cùng “L’incoronazione di Poppea” lần đầu tiên sử dụng các chủ đề lịch sử chứ không phải thần thoại. Hiện nay, hai tác phẩm của “L’Orfeo” và “L’incoronazione di Poppea” cũng rất phổ biến ở các nhà hát opera châu Âu.

Poster năm 1906 Venice của vở opera L’Orfeo (Ảnh: Wikipedia)

Vở opera “L’Orfeo” huyền thoại:

5 màn ca kịch cửa vở opera “L’Orfeo” có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử opera phương Tây. Tác phẩm dựa trên câu chuyện của Orpheus cứu người vợ đã chết của mình, anh tuyệt vọng đi đến Hades (Thần cai quản địa ngục, hay có thể nói là Diêm Vương theo phương đông) để cầu xin.

Mở màn

Nguyên mẫu của 2 nhân vật huyền thoại: Orpheus và Eurydices (Ảnh: epochtimes)

Màn đầu tiên: Trong điền thôn

Những người chăn cừu và những nàng tiên trong rừng ca tụng và chúc mừng cho đám cưới của Orpheus và Eurydices. Trong đám cưới, , Orpheus hát “Hoa hồng của thiên thượng, sinh mệnh của thế gian”, Eurydices hát đáp lại rằng “Trong một cuộc vui lớn thế này, không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả được”, họ thay nhau bày tỏ tình yêu của mình với đối phương.

Nguyên mẫu của các nhân vật huyền thoại của Orpheus (Ảnh: epochtimes)

Nguyên mẫu của các nhân vật huyền thoại của Orpheus: Orpheus – một nhà thơ và ca sĩ trong thần thoại Hy Lạp, rất giỏi chơi đàn hạc, người ta nói rằng khi chàng chơi đàn đến “con thú phục tùng, viên đá gật đầu”

Màn thứ hai: Trong điền viên

Trong lúc Orpheus và những người chăn cừu tề tựu ăn mừng, một nữ sứ giả đến nói rằng Eurydices bị giết bởi một con rắn độc. Khi mọi người xung quanh đều đau buồn than vãn, thì Orpheus quyết định tìm cách để cứu vợ.

Màn thứ ba: Bên bờ sông xuống tìm Hades

Orpheus đi cùng với vị thần hy vọng, đến bờ sông xuống địa ngục gặp Hades. Khi đến bờ sông gặp chiếc thuyền có Caronte canh giữ, hắn cản trở Orpheus với lý do người sống không được vào địa ngục. Orpheus đã dùng tiếng hát của mình để chinh phục Caronte, một lúc sau hắn bị chìm vào giấc ngủ và Orpheus lên con thuyền đi xuống gặp Hades.

Orpheus và Eurydices gặp nhau ở địa ngục. Tác phẩm của Pieter Fris (Ảnh: epochtimes)

Màn thứ tư: Địa ngục

Hoàng hậu Persephone của “Minh phủ thần” Hades cảm động trước sự hy sinh vì tình yêu của Orpheus, hứa với chàng sẽ đi cầu xin Hades để cho Eurydices trở về, nhưng bà ra lệnh cho chàng phải ra ngoài địa ngục trước, không được quay đầu lại tìm vợ mình.

Orpheus vui mừng quay trở lại trần gian. Tuy nhiên, chàng không tránh khỏi muốn quay đầu nhìn vợ mình một lần, đúng lúc khi chàng quay đầu, Eurydices liền cất tiếng hát buồn thảm: “Ôi, ánh mắt dịu dàng bấy nhiêu, ánh mắt chua cay bấy nhiêu”, sau ấy bóng hình nàng dần biến mất. Lúc này, quỷ quái lãnh thú tuyên cáo lạnh lùng: bởi ngươi không tuân thủ ước định, hai vợ chồng ngươi vĩnh viễn sẽ không có ngày gặp lại. Orpheus đau đớn hát: “Núi cũng than thở, đá cũng khóc tỉ tê”, tiếng hát vang cả một khoảng không, một bầu không khí thê lương bao trùm, trở thành cái kết cho toàn bộ vở kịch.

Màn thứ 5: Quay lại điền viên

Orpheus quay trở lại thế gian, không ngừng tự trách mình. Tại thời điểm này là cha đẻ Apollo của Orpheus muốn chàng quay trở về thiên thượng, “Vì ở nơi mặt trời và các ngôi sao, sẽ có cơ hội nhìn thấy hình ảnh của Erydices.” Những người chăn cừu đồng thanh hợp ca tiễn biệt chàng “Đi đi Orpheu, bởi tiếng gọi của Chúa, bạn sẽ nhận được hòa bình vĩnh cửu.” Đồng thời với phần điệp khúc, mọi người kết thúc bằng điệu nhảy Moresca ba người.

Orpheus và muông thú. Tác phẩm của Alessandro Varotari (Ảnh: epochtimes)

Trong vở opera “L’Orfeo”, Monteverde lần đầu tiên làm cho dàn nhạc nắm vai trò quan trọng, kết hợp của nhạc cụ đã tạo nên một hiệu ứng ấn tượng. Ngoài ra, ông đi tiên phong trong khái niệm “nét chủ đạo”, giao phó ý nghĩa biểu tượng trong vở kịch cho một số nhạc cụ nhất định, chẳng hạn như âm thanh của đàn hạc sử dụng để đại diện cho Orpheus (Orpheus hoặc phần chuyển trọng tâm của câu chuyện). Monteverdi sử dụng âm nhạc cho dàn nhạc với ý nghĩa độc lập, chẳng hạn như Toccata, kết nối ritornello-peer vở kịch, nâng cao hiệu quả kịch tính tổng thể.

Về phương diện ca hát, “L’Orfeo” đã thực hiện thành công sự điều âm thanh của âm nhạc giai đoạn sơ kỳ để diễn tả cảm xúc nội tâm. Monteverdi đã vận dụng những hợp âm bất hòa để thể hiện sự kịch tính của âm nhạc. Điều này cũng phản ánh sự cải tiến và biến hóa của hình thức âm nhạc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII.

Theo epochtimes.com