Violin Sonata No. 10 của Beethoven cung Sol trưởng Opus 96 được viết vào năm 1812, xuất bản năm 1816, và dành riêng cho học trò đồng thời là người bảo trợ Beethoven: ARudolph Johann Joseph Rainier, người đã trình diễn lần đầu tiên cùng với nghệ sĩ violin Pierre Rode.
Tác phẩm gồm 4 chương với thời lượng khoảng 27 phút và nó được mô tả là đáng yêu nhất trong các bản sonata violin của ông, với “vẻ đẹp điềm tĩnh, thanh tao” và “một bài kiểm tra, bài luyện tuyệt vời cho người chơi. Mọi thứ phải đúng, ngay từ lúc mở đầu”. Kỹ thuật láy Trill là một phần không thể thiếu của Violin Sonata No. 10.
Chương 1: Allegro moderato (in G major)
Chương 2: Adagio espressivo (in E-flat major)
Chương 3: Scherzo: Allegro – Trio (in G minor, Trio in E-flat major, ends in G major)
Chương 4: Poco allegretto (in G major)
Clip là trọn vẹn tác phẩm được biểu diễn trực tiếp bởi 2 nghệ sỹ:
Kristóf Baráti, Violin
Klára Würtz, Piano
Chương 1 vang lên trên cung Sol trưởng với những giai điệu và hòa âm tràn ngập niềm lạc quan hạnh phúc, khiến thính giả thư giãn tâm hồn và trải lòng lãng mạn trong cảm giác yêu thương mạnh mẽ. Đặc biệt là phong cách của tác giả vẫn không đổi, vẫn những tương phản đậm đặc, duyên dáng, hoa mỹ cùng sự tinh tế lão luyện.
Chương 2 đã được hạ từ cung Sol trưởng xuống Mi giáng trưởng nên thính giả có thể thấy giọng đàn của cả 2 nhạc cụ vô cùng trầm ấm. Điều này được gặp trong hầu hết những tác phẩm của Beethoven, khi ông cần diễn tả những tâm tư trĩu nặng cảm xúc, sự ngọt ngào, niềm thương cảm… Và quả thực như vậy, chương 2 đã vang lên nhẹ nhàng lãng mạn, thấm vào lòng người mà không cần một sự tương phản mạnh mẽ nào.
Chương 3 được viết trên hình thức Scherzo với nhịp nhanh Allegro và là một chương nhạc ngắn vui kịch tính, cùng những nét tô vẽ duyên dáng của cảm xúc trào phúng dữ dội, là chương nhạc để chuẩn bị cho một chương 4 đầy phẩm chất trí tuệ bậc thầy.
Chương 4 được viết với phong cách của Pierre Rode (một nghệ sĩ violin và nhà soạn nhạc người Pháp) trong tâm trí của Beethoven. Một thời gian ngắn trước khi hoàn thành tác phẩm, Beethoven đã viết cho Archduke Rudolph rằng: Tôi không vội vã trong chương cuối cùng vì sự đúng giờ, vì khi viết nó, tôi phải xem xét việc chơi với Rode (nghệ sĩ violin). Trong chương kết, chúng ta thích những đoạn vội vã và vang dội, nhưng điều này không làm hài lòng Rode và – điều này gây trở ngại cho tôi phần nào. Kết quả là, chương cuối là một bộ gồm bảy biến thể và một coda ngắn về một chủ đề vui vẻ.
Đôi nét về tác giả
Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo.
Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.
Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.
Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.