Có lẽ thính giả hâm mộ âm nhạc của Beethoven đã biết rằng tất cả những bản nhạc của ông đều là những tuyệt tác xuất sắc của nghệ thuật. Những chương nhạc luôn biểu hiện thành công những gì là sâu thẳm nhất của nội tâm, của tình yêu và sự lãng mạn. Những nét nhạc ấy lộng lẫy và kiều diễm, dễ dàng thấm vào từng nhịp đập trái tim.

Opus số 18 của Beethoven được xuất bản năm 1801 bởi T. Mollo et Comp ở Vienna, gồm 6 tứ tấu đàn dây đầu tiên của ông. Chúng đã được sáng tác giữa năm 1798 và 1800 để dành tặng cho Hoàng tử Joseph Franz Maximilian Lobkowitz. Thứ tự xuất bản (đánh số trong bảng kê) không tương ứng với thứ tự của bố cục. Beethoven sáng tác các tứ tấu này trong chuỗi 3, 1, 2, 5, 4, 6.

String Quartet No. 2 in G major, Op. 18, No. 2 gồm 4 chương:

Chương 1: Allegro (G major)

Chương 2: Adagio cantabile – Allegro – Tempo I (C major)

Chương 3: Scherzo: Allegro (G major)

Chương 4: Allegro molto, quasi presto (G major)

Bản No. 2 này còn có biệt danh là “Komplimentier-Quartett”, có thể được dịch là “tứ cung”. Biệt danh có thể có nguồn gốc từ một trong những tứ tấu đàn dây cuối cùng của Haydn được viết cùng một lúc (Op. 77, No. 1; 1799), còn được gọi là Komplimentier-Quartett. Haydn là giáo viên của Beethoven vào thời điểm đó, và có những điểm tương đồng về phong cách giữa hai tứ tấu. Chúng cũng đều được viết trên giọng Sol trưởng.

Những nét nhạc ấy lộng lẫy và kiều diễm, dễ dàng thấm vào từng nhịp đập trái tim của thính giả. (Nguồn ảnh: lovepik.com)

Sau khi Beethoven hoàn thành tứ tấu, ông không hài lòng với chương thứ hai và đã viết một sự thay thế. Bản phác thảo của chương chậm ban đầu tồn tại và một phiên bản hoàn chỉnh đã được xây dựng lại bởi nhà soạn nhạc Barry Cooper. Nó được trình diễn công khai, có thể lần đầu tiên, bởi Dan Quatuor tại Cosmo Rodewald Concert Hall tại Trung tâm Martin Harris, Đại học Manchester, vào ngày 30 tháng 9 năm 2011.

Clip là toàn bộ tác phẩm được biểu diễn trực tiếp bởi 4 nghệ sỹ:

Violin – Daniel Chong và Ying Xue
Viola – Jessica Bodner
Cello – Kee-Hyun Kim

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Với chương 1 mang phong cách rất sang trọng giống như Haydn nhưng tiềm ẩn nhiều sự bùng nổ nghệ thuật mạnh mẽ hơn, trong đó lóe lên những cao trào của violon vô cùng thánh thót. Có lẽ rất dễ dàng để thính giả nhận ra được phong cách đặc thù này của Beethoven. Như vậy chương 1 bộc lộ một tình yêu lãng mạn, một niềm lạc quan trong sáng tinh khôi.

Từng nét nhạc hóm hỉnh, vui tươi, tinh khôi trang nhã tuyệt đỉnh… (Nguồn ảnh: Pixabay)

Có lẽ thính giả hâm mộ âm nhạc của Beethoven đã biết rằng tất cả những chương nhạc chậm Adagio của ông đều là những tuyệt tác xuất sắc của nghệ thuật. Những chương nhạc luôn biểu hiện thành công những gì là sâu thẳm nhất của nội tâm, của tình yêu và của sự lãng mạn. Những nét nhạc ấy lộng lẫy và kiều diễm, dễ dàng thấm vào từng nhịp đập trái tim của thính giả.

Nếu chương 2 được Beethoven viết lãng mạn và sâu thẳm trên giọng Đô trưởng và nhịp chậm Adagio, thì chương 3 đã quay lại với nhịp nhanh Allegro và giọng Sol trưởng chủ đạo với từng nét nhạc hóm hỉnh, vui tươi, tinh khôi trang nhã tuyệt đỉnh. Có thể nói sự hấp dẫn tích cực của chương 3 là vô cùng hoàn mỹ.

Chương 4 tràn đầy nhựa sống, vươn lên những nét nhạc đẹp như bất tử…(Nguồn ảnh: deviantart.com)

Chương 4 thì cực kỳ hài hòa, mạnh mẽ, trong sáng, và vô cùng lãng mạn, giống như một sự phát triển rực rỡ hơn từ chương 3, chương 4 tràn đầy nhựa sống, vươn lên những nét nhạc đẹp như bất tử, khiến thính giả bị lôi cuốn và trào dâng cảm hứng bất tận.

Đôi nét về tác giả

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Kim Cương