Là một thuộc địa của La Mã, thành cổ Pompeii là một hải cảng tấp nập và nơi nghỉ dưỡng sang trọng với những biệt thự, đền thờ, nhà hát lớn, giảng đường, tòa án và nhà thờ. Phồn hoa, giàu có, ngoảnh mặt ra bờ vịnh Naples sóng yên bể lặng, bỗng một ngày hóa thành tro tàn trong lớp dung nham dày gần 20 mét. Nguồn cơn của thảm họa hủy diệt ấy đến từ đâu?

Thành phố này đã bị chôn vùi hoàn toàn trong tro bụi sau vụ phun trào núi lửa Vesuvius vào ngày 24 tháng 8 năm 79 sau Công nguyên. Ngày nay, những ai muốn mở kỹ viện, hay hợp pháp hóa nghề buôn hương bán phấn, có lẽ nên lấy ví dụ về Pompeii làm bài học cảnh tỉnh, vì thời đó chính là vì lý do này mà thành phố xa hoa bị tiêu hủy trong giây lát…

Hãy tận hưởng cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước”. Đó là câu cửa miệng của rất nhiều người dân Pompeii. Hơn bất cứ điều gì khác, nó thể hiện rõ ràng nhất tư tưởng sắc dục xa hoa, trụy lạc của họ. Pompeii khi ấy còn được gọi là “kinh đô tửu sắc” của La Mã.

Ngày nay, khi rảo bước trong những đống hoang tàn, đổ nát của thành cổ Pompeii, nhiều người hẳn sẽ cảm thấy vô cùng băn khoăn. Vì sao thành phố xinh đẹp này phải hứng chịu thảm họa bất hạnh ấy? Vì sao những di chỉ còn sót lại của Pompeii mãi đến bây giờ mới được phát hiện sau gần 1.700 năm?

Lịch sử một lần nữa để lộ cho con người thấy thảm họa của thành cổ Pompeii đúng vào lúc đạo đức nhân loại đang ngày càng trở nên tha hóa, bại hoại. Bài học ấy sau hàng nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị.

Khi chứng kiến tận mắt những di thể của nạn nhân vụ phun trào núi lửa đang co quắp, đông cứng đầy đau đớn trong lớp dung nham, con người hiện đại liệu có thấy được sự cảnh tỉnh của quá khứ?

Thời ấy, Pompeii chỉ có 2 vạn nhân khẩu mà có tới 25 tòa kỹ viện, toàn xã hội túng dục loạn tính, tạo thành tội ác lớn. Thành phố Pompeii phồn hoa nổi tiếng với các tửu quán, tửu lầu. Di tích khảo cổ cho thấy khi đó Pompeii có khoảng hơn 100 quán rượu trong khi thành phố chỉ có vỏn vẹn 20 nghìn người.

Đấu trường thành Pompeii là một trong những đấu trường lâu đời nhất thế giới. Nó có sức chứa lên tới 12 nghìn người trong khi dân số Pompeii chỉ là 20 nghìn người. Với sức chứa lên đến hơn một nửa dân số, đủ thấy người dân Pompeii cuồng nhiệt say mê những cuộc đấu người – thú ra sao. Lấy việc hủy hoại sinh mệnh người khác làm trò vui tiêu khiển cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến thành phố Pompeii gánh chịu thảm họa.

“Garden of the Fugitives” (Vườn những người trốn chạy). Hình đổ khuôn các tàn tích nạn nhân vẫn ở tại chính chỗ đó. Ảnh: Wikipedia
Tàn tích hiện nay của thành phố cổ đại Pompeii, Italy được thành lập vào năm 600 TCN. Đây từng là một trong những thành phố lớn nhất của miền Nam La Mã. Ảnh: Famous101

Bức họa tuyệt tác “Ngày cuối cùng của Pompeii” của họa sĩ người Nga Karl Pavlovich Bryullov

Bruyllov K.P.1799-1852

Bức họa “Ngày cuối cùng của Pompeii” của tác giả người Nga Karl Pavlovich Bryullov được trưng bày ở Rome, rồi ở Milan, khắp mọi nơi những người Ý nhiệt tình đã rất cảm động và thán phục “Karl vĩ đại”.

Tên của Karl Bryullov ngay lập tức trở nên nổi tiếng trên khắp bán đảo Ý. Trên đường phố, mọi người ngã mũ chào ông; Khi ông xuất hiện trong rạp hát, mọi người đứng dậy chào; Ở gần nơi ông sống, hoặc nhà hàng nơi ông ăn tối, luôn có rất nhiều người tụ tập để chào đón.

Năm 1834 Bryullov được Hoàng đế Nicholas I triệu tập tới Nga sau thành công rực rỡ tại Ý. Theo sắc chỉ của Hoàng đế Nga bức tranh “Ngày cuối cùng của Pompeii” được trưng bày tại học viện nghệ thuật như chuẩn mẫu hội họa cho các họa sĩ tương lai Nga.

Thành Pompeii, vốn không phải là một huyền thoại

Thành phố sầm uất xa hoa này đã bị chôn vùi trong tro bụi sau vụ phun trào núi lửa Vesuvius vào ngày 24 tháng 8 năm 79 sau Công nguyên. Những tàn tích hiện thời còn lại nguyên vẹn ở Pompeii, nơi đây đã trở thành bảo tàng sống cho toàn nhân loại, như một lời cảnh tỉnh và bài học giáo huấn sâu sắc của Thần dành cho loài người.

Bức tranh “Ngày cuối cùng của Pompeii” được Bryullov vẽ trong sáu năm. Nghệ sĩ đã đến Ý khảo sát các di tích cổ của Pompeii và Herculaneum để bắt đầu những phác thảo đầu tiên cho tuyệt tác.

Những tái hiện khác về giây phút khi núi lửa bắt đầu phun toàn bộ hàng trăm ngàn tấn nham thạch khổng lồ nóng bỏng hủy diệt toàn bộ Pompeii và cư dân
Vị trí địa lý của Pompeii trên bản đồ nước Ý

“Hình ảnh của những tàn tích này đã khiến tôi rơi vào một thời không khác đầy sống động, đau thương, khi những bức tường này vẫn còn nguyên vẹn, đường phố vẫn tấp nập người… Bạn không thể đi qua những tàn tích này, không cảm thấy trong mình một cảm giác hoàn toàn mới, buộc phải quên mọi thứ, ngoại trừ sự cố khủng khiếp với thành phố này “, Bryullov nhớ lại.

Bức họa ‘Ngày cuối cùng của Pompeii’ (1833, Karl Bryullov)

Bức họa tái hiện cơn thịnh nộ của Thần triển hiện uy lực

Cư dân Pompeii vốn trước đó sống trong phóng túng sa đọa, mất đi nhân tính đã đột ngột hứng chịu kết cục thảm khốc.

Núi lửa Vesuvius bỗng giận dữ phun trào như muốn san phẳng tất cả mọi thứ trên lộ trình của mình. Sấm chớp khủng khiếp ngập trời, một cơn (cuồng phong) lốc chưa từng thấy sắp sập xuống Pompeii. Các nhân vật trong bức tranh đại diện cho xã hội La Mã cổ đại thời suy thoái. Họ quá nhỏ bé trước phán xét uy nghiêm của Thần.

Sự tự tư, tham lam, ham dục và độc ác vô tri của họ đã làm đạo đức xã hội trở nên bại hoại, và như một kết cục tất yếu, họ phải đối diện với bi kịch mang tính đào thải của vũ trụ.

Cơn mưa nham thạch và tro bụi đen kịt đang đổ xuống, bầu trời chỉ còn hai màu đen và đỏ rực u tối của tro nham thạch đen và lửa đỏ hãi hùng.

Khung cảnh sức mạnh của thiên nhiên, cơn thịnh nộ của Thần – nghệ thuật diễn giải màu sắc vừa khéo léo vừa táo bạo

Để vẽ một bức tranh lớn (cao 4,56m, rộng 6,51m) , K. Bryullov đã chọn một trong những phương cách khó nhất trong phối cảnh (xây dựng tác phẩm), đó là ánh sáng, bóng hình và không gian. Điều này đòi hỏi họa sĩ tính toán chính xác hiệu ứng ánh sáng. Để tạo ấn tượng về không gian thâm sâu, ông phải chú ý nghiêm túc đến phối cảnh bầu trời.

Vesuvius rực lửa, dòng sông dung nham của nó lan khắp mọi hướng. Quang xạ của dung nham mạnh đến nỗi “ hun nóng” những tòa nhà gần, kết hợp với ánh sáng trắng của tia sét xuyên qua đám mây dầy đặc tro bụi tạo nên khung trời của thảm kịch Pompeii.

Màu đen- những đám mây đen đặc khói, hoàn toàn không thể xuyên thủng, treo trên những người đang gặp nạn. Đường chân trời làm ngập ánh đỏ của ngọn lửa. Những ánh quang xạ của nó dọi vào các toà nhà, dọi vào người – đàn ông, phụ nữ, trẻ em – làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn và cho thấy mối đe dọa không tránh khỏi sắp xảy ra.

Thành Pompeii có tám cổng, nhưng tiếp đó họa sĩ đề cập đến “bậc thang dẫn đến Sepolcri Scauro” – tượng đài mộ huyền thoại của Scaurus nổi tiếng, và điều này cho chúng ta cơ hội để xác định chính xác nơi mà Brullov chọn. Cổng Herculane của Pompeii (Porto di Ercolano), phố mộ “Via dei Sepolcri” bắt đầu của một nghĩa trang với những ngôi mộ và đền thờ lộng lẫy. Phần này của thành Pompeii vào những năm 1820 đã được dọn sạch, cho phép họa sĩ tái tạo kiến trúc khung cảnh với độ chính xác tối đa.

Đường phố mộ (Via dei Sepolcri)
Vị trí của quang cảnh bức tranh được tái hiện lại vào lúc thông thường khi trời quang mây tạnh

Nhân vật – các vai diễn trong vở bi kịch của loài người

Đối với họ, ngày phán xét cuối cùng đã đến: các tòa nhà kiến trúc bằng đá đang đổ vì động đất. Khắp nơi người kêu khóc cầu giúp đỡ, cầu xin các vị Thần. Bản chất con người hoàn toàn bị phơi bày khi đối mặt với cái chết. Tất cả các nhóm nhân vật, trên thực tế là một chân dung, đối mặt với người xem.

Hình ảnh người phụ nữ trẻ đã chết nằm chính giữa bức tranh, với vô số châu báu xung quanh và trang phục trễ nải, ngầm đưa thông điệp cho hậu thế rằng sự bại hoại xuống dốc về nhân tính, tham dục là nguyên nhân dẫn tới kết cục bi thảm này của Pompeii.

Chúng ta thấy (sự) đau khổ, tuyệt vọng, hoang mang tột độ đến tê liệt. Cái chết của thế giới cũ, và có lẽ sự ra đời của một thế giới mới. Đây là sự đối đầu giữa sinh và tử.

Ở giữa bức tranh là một phụ nữ trẻ bất động trên lòng đường, đồ trang sức rơi vãi quanh cô. Người phụ nữ với vẻ đẹp cổ điển, trang phục và trang sức tượng trưng cho nền văn hoá tinh tế của Rome cổ, đang chết dần trước mắt chúng ta.

Hình ảnh người phụ nữ duy nhất với trang phục buông thả trong bức tranh thầm nói lên nguyên nhân sâu xa của sự diệt vong – đạo đức bại hoại

Họa sĩ không chỉ là một nghệ sĩ, một bậc thầy về sáng tác và màu sắc, mà còn là một triết gia qua hình tượng để luận về sự diệt vong của một nền văn hoá vĩ đại.

Người phụ nữ cao quý đã cố chạy trốn trên cỗ xe, nhưng không ai thoát khỏi kiếp nạn, mỗi người đều bị trừng phạt vì tội lỗi của mình. Mặt khác, chúng ta thấy đứa trẻ bên cạnh người mẹ vừa mới qua đời, mặc cho mọi khó nạn quanh nó. Không một ai có thể thoát khỏi kiếp nạn.

Thu hút sự chú ý và ba nhân vật – người phụ nữ quì gối cầu nguyện cùng hai cô con gái. Nhận ra rằng không thể tự mình vượt qua khó nạn này, hy vọng duy nhất là sự cứu giúp của Thần. Họ đều hướng lên trời cầu xin. Nhưng thật đáng thương! Đã quá muộn để vãn hồi.

Cạnh đó chúng ta thấy một linh mục Thiên chúa giáo với cây thánh giá trên cổ, cầm một ngọn đuốc trong một tay nhìn những bức tượng đổ nát của các vị thần ngoại đạo.

Một cách thức so sánh tuyệt vời của họa sĩ- sự dũng cảm của một linh mục Cơ đốc giáo đầy lòng tin đối lại với sự sợ hãi của linh mục ngoại giáo đang chạy trốn.

Và một trong những nhân vật cảm xúc nhất – một người đàn ông trẻ tuổi ôm người vợ mới cưới đã chết trong vòng tay của mình. Sống chết đối với anh đã không còn quan trọng nữa, anh đã mất đi ước muốn sống, và chờ đợi cái chết như một giải thoát.

Còn nữa, đó là những người con trai khiêng cha của họ. Mặc dù rất nguy hiểm, họ vẫn cố gắng để cứu cha mình: họ thà chết chứ không bỏ rơi người cha già. Người cha hướng hai tay lên trời như muốn nói- “hãy tha thứ cho chúng tôi, hay ít ra cho các con tôi”.

Người con giúp mẹ để đứng lên với hy vọng rất mong manh. Chúng ta cũng thấy thường chỉ cha mẹ lấy thân mình che chở các con.

Hiếu nghĩa với cha mẹ, tình nghĩa phu thê, tình cảm và chăm lo cho con cái – các giá trị đạo đức căn bạn của xã hội được tác giả tôn vinh. Đây cũng là lời nhắc nhở con người gìn giữ đạo đức dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Điều thú vị là trong đám đông sợ hãi, chúng ta có thể nhận ra chính họa sĩ, người đang tĩnh lặng theo dõi bi kịch khi cơn mưa nham thạch đen đáng sợ đổ ào ạt xuống. Có lẽ, bằng cách này họa sĩ muốn nhắc nhở chúng ta rằng thế giới gần với sự hủy diệt? Và tất cả chúng ta có lẽ cần phải ngẫm nghĩ lại về cách chúng ta sống.

Bức tranh “ngày cuối cùng của Pompeii” trong bảo tàng Nga, Saint Petersburg

Nhìn vào tác phẩm mộ quy mô khổng lồ của nó với diện tích hơn ba mươi mét vuông, chúng ta thấy câu chuyện của nhiều cuộc sống không chỉ là một thành phố mà là cả thế giới, cùng trải qua thảm họa. Nhập vào bầu không khí đó, trái tim ta bắt đầu đập nhanh hơn, dường như chúng ta “nhận ra” bạn bè, hàng xóm của mình đang phải đối mặt với bi kịch của lich sử. “Ngày cuối cùng của Pompeii” đã để lại một bài học bổ ích cho tất cả chúng ta với lời cảnh báo:

“Cuộc sống xa hoa với những đam mê dục vọng vô độ, sự độc ác mất đi nhân tính, chính là nguyên nhân của kiếp nạn. Gìn giữ đạo đức, thiện lương và lòng tin chân chính vào Thần, Phật, thì con người mới có cơ hội vượt thoát qua đại đào thải”.

Sơ lược về tác giả: 

Karl Pavlovich Bryullov sinh tại St. Petersburg vào ngày 12 tháng 12 năm 1799. Cha của ông – Pavel Ivanovich Brullov là một họa sĩ nổi tiếng, do đó con đường nghệ thuật của Karl nhỏ gần như đã được đặt định từ khi sinh ra. Tất cả anh em của ông đều học tại học viện nghệ thuật, nơi cha của họ giảng dạy.

Tại học viện nghệ thuật, Karl học giỏi vượt trội hơn tất cả các bạn học của mình. Năm 1821 Karl tốt nghiệp học viện loại ưu.

Bryullov thăm nhiều thành phố ở châu Âu, nhưng ông thích nhất Italia, và ông đã sống ở đó hơn 12 năm. Chính ở đây Bryullov đã trở thành một nghệ sĩ bậc thầy với bức tranh nổi tiếng “Ngày cuối cùng của Pompeii” (1833).

Thiên Sơn