Người ta thường cho rằng Tây Du Ký là một cuốn tiểu thuyết thần thoại. Trong con mắt của mọi người, thần thoại là cụm từ chỉ những điều hoang đường, được thêu dệt lên chứ không có thật.
Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều người thích đọc cuốn sách này, họ nghĩ rằng cuốn sách là một cuốn tiểu thuyết lãng mạn, hiếm lạ và có trí tưởng tượng phong phú.
Kỳ thực, cuốn “Tây Du Ký” được viết dựa trên bản gốc câu chuyện kể về hòa thượng Huyền Trang thời nhà Đường đi sang Tây Trúc thỉnh kinh.
Cuốn sách hàm chứa những nhận thức và lý giải của tác giả về tu luyện. Toàn bộ cuốn sách là câu chuyện sinh động về tu luyện và một chút pháp lý tu luyện mà tác giả đưa ra ở tầng thứ nhận thức của mình.
Chúng tay hãy phân tích một chú pháp lý về tu luyện bắt đầu thông qua tên của ba đồ đệ của Đường Tăng. Ba đồ đệ của Đường Tăng là Tôn Ngộ Không, Sa Ngộ Tĩnh và Trư Ngộ Năng. Tất cả tên của họ đều có chung một chữ “Ngộ”. Vì sao lại như vậy?
“Ngộ” là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào đối với một người tu luyện? Ngộ được hiểu là sự hiểu ra, sự thức tỉnh, tỉnh ngộ, giác ngộ. Đối với người tu luyện mà nói, “Ngộ” là điều quan trọng hàng đầu.
Bởi vì không gian mà nhân loại sinh sống chính là một không gian mê. Vì sao gọi là không gian mê? chính là vì khi chúng ta sống ở không gian này, chúng ta không thể nhìn thấy được cảnh tượng của “Thiên quốc”, “Địa ngục”, và “Phật Đạo Thần” bằng mắt thịt của mình,
Họ không nhìn thấy được những vật chất nhỏ bé nhất, không thấy được cảnh tượng không gian khác, không thể thấy được hết thảy những gì nằm ngoài tầm mắt thịt của mình.
Bởi vì người ta thường có quan niệm rằng, chỉ những gì bản thân nhìn thấy mới là thực sự tồn tại, họ chỉ tin vào những gì bày đặt rành rành ngay trước mặt, do đó nói đến “Phật Đạo Thần” thì người ta thường không tin.
Đối với một người căn bản không tin vào sự tồn tại của “Phật Đạo Thần” thì rất khó khăn để bước vào tu luyện. Chỉ có dựa vào “Ngộ”, chúng ta mới bước vào con đường tu luyện.
Sau khi một người bước vào tu luyện, chữ “Ngộ” này sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn. “Ngộ” lúc này sẽ mang ý nghĩa chỉ sự lĩnh hội của một người tu luyện về các Pháp lý mà Sư Phụ chỉ dạy
“Ngộ” cũng chỉ nhận thức của người tu luyện về hết thảy những phiền phức gặp phải khi va chạm giữa người với người trong hoàn cảnh xã hội, tại đơn vị công tác và trong gia đình.
Ngoài ra, “Ngộ” cũng có ý nghĩa chỉ nhận thức về nghiệp bệnh và ma nạn mà người đó phải trải qua trong quá trình tu luyện ở nơi hoàn cảnh cuộc sống đời thường.
Nói một cách chung nhất, “Ngộ” có nghĩa là chỉ một người có thể nhận thức mọi thứ từ góc nhìn của một người tu luyện và làm theo những gì mà Sư Phụ đã chỉ dạy.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch