Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay. 

Lý Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, được đánh giá là một trong những ngôi sao chói lọi nhất của thi ca thời Đường. Ông được người đời sau tôn kính gọi là “Thi Tiên”, đã làm hàng ngàn bài thơ. Thơ Lý Bạch thấm đẫm phong cách lãng mạn, trữ tình, phong thái siêu trần, thoát tục, từ hàng ngàn năm qua đã in sâu vào lòng độc giả Á Đông. Loạt bài về Lý Bạch sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện nhất về thi nhân vĩ đại này. 

Xem thêm:  Phần 1,  Phần 2,  Phần 3,  Phần 4,  Phần 5,  Phần 6,  Phần 7,  Phần 8,  Phần 9Phần 10, Phần 11, Phần 12

Trong “Cổ phong” kỳ 7, Lý Bạch đã viết ra cảnh tương ngộ của ông và An Kỳ Công, Đạo danh “Thiên tuế ông” (Ông lão nghìn tuổi”). Trong “Ký Vương Ốc sơn nhân Mạnh Đại Dung” (Gửi Mạnh Đại Dung người ở núi Vương Ốc) miêu tả Lý Bạch ở Đông Hải – Lao Sơn thưởng thức táo mà An Kỳ Công tặng. Gần 1000 năm trước, Thiên Cổ Nhất Đế Tần Thủy Hoàng trong khi tuần du phía đông vùng Lang Nha, ở Lao Sơn đã tiếp kiến An Kỳ Công người còn nhiều hơn ông Bành Tổ 200 tuổi, cả hai nói chuyện bí mật 3 ngày 3 đêm.

An Kỳ Công theo thầy Hà Thượng Công. Năm xưa, khi An Kỳ Công cáo biệt, đã để lại cho Tần Thủy Hoàng bức thư và lời nhắn “Sau nghìn năm, tìm tôi ở dưới núi Bồng Lai”. (“Liệt Tiên truyện” của Lưu Hướng đời Hán, “Cao sỹ truyện” của Hoàng Phủ Mật đời Tấn). Nhưng nghìn năm sau, lại là Lý Bạch thưởng thức táo của An Kỳ Công tặng, đồng thời cùng với An Kỳ Công ngao du Thiên đình. Phải chăng trong thời – không thâm sâu của lịch sử ẩn chứa ẩn đố thâm sâu hơn?

“Cổ Phong” kỳ 7

Năm hạc tây bắc tới,
Bay bay vút Thái Thanh.
Tiên nhân trên mây biếc,
An Kỳ tự xưng danh.
Bạch Ngọc hai tiểu đồng,
Khèn Tử Loan song song.
Thoắt trông không hình bóng,
Nhạc Trời gió mênh mông.
Ta chưa kịp hỏi thăm,
Bay vút tựa sao băng.
Cỏ Kim Quang ta muốn,
Sống thọ cùng Trời xanh.

“Ký Vương Ốc sơn nhân Mạnh Đại Dung” (Gửi Mạnh Đại Dung – người ở trong núi Vương Ốc)

Ta xưa nơi Đông Hải,
Ăn mây tía núi Lao.
An Kỳ Công tặng táo,
Như trái dưa ăn vào.
Trung niên vua triệu kiến,
Chẳng thích lại hồi gia.
Dung nhan sắc xuân kém,
Bạc đầu sự nghiệp sa.
Chỉ mong đắc kim dịch,
Cưỡi xe mây trời xa.
Nguyện cùng Phu Tử Thiên đàn dạo,
Cùng với Tiên nhân quét lạc hoa.

Đường Huyền Tông tuy để Lý Bạch quay về núi, nhưng ông vẫn thông qua các kênh khác nhau nghe ngóng tin tức và thơ phú của Lý Bạch. Hai bài thơ núi Lao Sơn này lập tức khiến Đường Huyền Tông tràn đầy hứng thú với núi Lao Sơn. Sau này, vào năm Thiên Bảo thứ 7 (năm 748), ông phái mấy vị đạo sĩ đến núi Lao Sơn hái thuốc, đồng thời đặt tên núi Lao Sơn là “Phụ Đường Sơn” (Núi phò tá nhà Đường). Núi Lao Sơn vì thế càng nổi tiếng hơn.

Lý Bạch “May gặp Vương Tử Tấn”. Vương Tử Tấn, cũng có tên là Vương Tử Kiều, là Thái Tử Tấn của Chu Linh Vương, thích thổi khèn nghe như phượng hoàng hót. Khi du ngoạn giữa vùng Y – Lạc, gặp đạo sĩ Phù Khâu Công, lên núi Tung Cao, tu luyện phi thăng thành Tiên bay đi. Đây là bài thơ thứ 40 trong 59 bài thơ “Cổ phong” của Lý Bạch. Thi nhân gặp Tiên nhân Vương Tử Tấn, kết giao nơi Tiên cảnh, lưu luyến tiễn biệt.

Quyển thứ 24 “Tử bất ngữ” của Viên Mai đời Thanh, kể lại sự tích Vương Tử Kiều (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

“Cổ phong” kỳ 40

Phượng đói không ăn thóc,
Chỉ chén ngọc lang can.
Chẳng tranh với gà vịt,
Chí chóe chút cơm thừa.
Cây côn khâu sáng hót,
Đêm uống nước trụ thoan.
Bay về nơi biển cả,
Sống riêng với sương hàn.
May gặp Vương Tử Tấn,
Kết giao giữa mây xanh.
Nhớ ân chưa báo đáp,
Ly biệt mãi thở than.

Hãy xem chuyến ngao du của Lý Bạch cùng “Đông Phương Sóc” du ngọan Thiên Đường, gặp Thương Hoàng Tiên Du.

“Cổ phong” kỳ 41

Sáng chơi Tử Nê Hải,
Đêm khoác áo mây hồng.
Vung tay gẫy Nhược Mộc,
Hắt ánh sáng trời chiều.
Cưỡi mây du Bát Cực,
Dung nhan đã ngàn sương.
Phiêu du lên Thiên giới,
Cúi đầu bái Thượng Hoàng.
Gọi tôi dạo Thiên Cung,
Tặng chén ngọc quỳnh tương.
Một bữa qua vạn tuổi,
Chẳng cần về cố hương.
Đi mãi theo cơn gió,
Cõi Trời mặc sức chơi.

Tử Nê Hải, chỉ sự tích Đông Phương Sóc thành Tiên. “Hán Vũ động minh ký” viết: “Đông Phương Sóc đi, cả năm mới về. Mẹ ông hỏi: “Con đi cả năm mới về, sao làm mẹ vui được?” Sóc thưa: “Con đến Tử Nê Hải, bị nước tía làm bẩn áo, bèn qua Ngu Uyên (nơi mặt trời lặn) giặt rửa, sáng đi tối về, sao lại nói cả năm vậy?”. Đây là bài thứ 41 trong loạt 59 bài “Cổ phong” của Lý Bạch, miêu tả thi nhân được Đông Phương Sóc mời, uống rượu quỳnh tương trong chén ngọc do Đông Phương Sóc tặng, cùng nhau ngao du Tiên giới.

Tranh chân dung Đông Phương Sóc trong “Truyện tranh Vãn tiếu đường trúc trang” (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

Năm đó, bác sĩ (bác học) bên cạnh Tần Thủy Hoàng là Lư Ngao từ quan quy ẩn, gặp Chân nhân, được truyền thụ bí quyết tu Tiên, liền ẩn mình chốn núi sâu tu luyện, Đạo thành phi thăng. Năm Hán Võ Đế Nguyên Đỉnh thứ 4, để kỷ niệm Lư Ngao, đã thiết lập huyện Lư Ngao ở Hà Nam. Lý Thái Bạch trong “Lư Sơn dao ký Lư Thị Ngự Hư Chu” (Bài hát Lư Sơn gửi thị ngự Lư Hư Chu) bày tỏ: “Đã uống Tiên đan sạch thế tình, tiếng lòng ba lớp Đạo sơ thành”, lúc này, đã uống Kim đan, đại Đạo sơ thành, cùng với Tiên nhân hội ngộ trên chín tầng trời, muốn đi đến Ngọc Kinh của Nguyên Thủy Thiên Tôn, đồng thời muốn đón Lư Ngao (ở đây mượn chỉ Lư Hư Chu), cùng nhau ngao du Thiên giới Thái Thanh.

Ta vốn là người điên đất Sở
Hát điên cười ông Khổng Khâu xưa
Chống cây gậy ngọc màu dưa
Rời lầu Hoàng hạc lúc vừa ban mai
Tìm Ngũ nhạc xa xôi chẳng quản
Suốt đời mê những cảnh núi non
Bên Nam đẩu hiện Lư sơn
Mây giăng chín vách như màn gấm buông
In bóng xuống nước hồ lấp loáng
Hai ngọn cao trước cổng thành vàng
Ba cầu treo vượt sông Ngân
Ngọn Hương, thác Bộc ở gần bên nhau
Sườn quanh co vách in trời biếc
Ráng sớm hồng phản chiếu mặt hồ
Chim không thể vượt trời Ngô
Lên cao phóng mắt tha hồ ngắm trông
Dòng sông lớn mênh mông xuôi chảy
Mây vàng muôn dặm cậy gió bay
Chín dòng nước chảy qua đây
Làm ta thích thú ca bài Lư sơn
Cảm hứng thú Lư sơn phát động
Thong thả xem hồ Kính lòng an
Lối đi họ Tạ rêu xanh
Thuốc tiên vừa uống, sạch không tình đời
Học thành đạo, khí dồn vào ngực
Thấy người tiên sáng rực trên mây
Ngọc Kinh chầu, sen cầm tay
Mây trời Hãn Mạn hẹn ngày rong chơi
Lư Ngao tiên tử đón mời
Thái Thanh lầu các là nơi tương phùng

(Bản dịch của Nguyễn Minh)

Bức tranh “Lý Bạch tầm Ung tôn sư ẩn cư thi” của Lý Lưu Phương đời Minh vẽ, hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

Cùng xem tiếp hai bài thơ dưới đây, bài thứ nhất nói về thi nhân được Tiên nhân Hàn Chúng (cũng có tên Hàn Chung, năm xưa Tần Thủy Hoàng phái ông đi biển tìm thuốc Tiên) truyền thụ bí quyết tu Tiên, có hơn ngàn Ngọc Nữ tùy tùng, lại đi đến nơi năm xưa Hoàng Đế và Phù Khâu Công luyện đan, sau khi gặp Phù Khâu Công, lại có Vương Tử Kiều nhập hội, “Thổi khèn múa gió tùng”. Bài thứ hai nói về Tiên nhân Ngọc Nữ cưỡi phượng hoàng rực rỡ sắc màu đến, tặng thi nhân chén lục ngọc và đàn tử quỳnh, hai Tiên vật này, đều không có trong thế gian.

“Chí Lăng Dương sơn đăng Thiên Trụ thạch thù Hàn Thị Ngự kiến chiêu ẩn Hoàng Sơn” (Đến núi Lăng Dương leo lên tảng đá Thiên Trụ mời rượu Hàn thị ngự được mời ân cư núi Hoàng Sơn)

Hàn Chúng cưỡi hươu trắng,
Sang tây núi Hoa Sơn.
Hơn ngàn Tiên Ngọc Nữ,
Tùy tùng trên tầng mây.
Gặp tôi truyền bí quyết,
Luyện thành vút trời xanh.
Lăng Dương cùng đi tới,
Đưa mắt tiễn chim hồng.
Thiên tử xưa tránh giặc,
Cùng ông cưỡi ngựa đi.
Ngũ Lăng địch vây kín,
Vung roi át quân Hồ.
Áo gấm thư thái cởi,
Thoát thân cỏ bồng bay.
Loan phượng giang đôi cánh,
Ăn thóc ở trong lồng.
Hạc biển cười lặng lẽ,
Nghĩ quay về Liêu Đông.
Hoàng Sơn qua Thạch Trụ,
Lởm chởm đá như rừng.
Làm tổ cây thúy ngọc,
Bỗng thấy Phù Khâu Công.
Dẫn thêm Vương Tử Kiều,
Thổi khèn múa gió tùng.
Ngâm nga kinh Tử Hà,
Mời vào Nhụy Châu cung.
Đường vòng bầu không rụng,
Tựa cây gọi Thanh Đồng.
Bao giờ dắt tay nhau,
Cùng dạo cõi vô cùng.

“Nghĩ cổ thập nhị thủ” kỳ 10 (Phần 10 “ 12 bài thơ phỏng cổ”)

Tiên nhân cưỡi thái phượng,
Hạ xuống núi Lãng Phong.
Nước biển nông trong vắt,
Kiếm tìm cõi Đào Nguyên.
Tặng tôi chén ngọc xanh,
Kèm thêm đàn Tử Quỳnh.
Chén đổ đầy mỹ tửu,
Tiếng đàn nhàn nhã tâm.
Thế gian đâu có được,
Chén ngọc với đàn Tiên.
Đàn rung cơn gió tùng,
Chén mời trăng trời cao.
Gió trăng tri kỷ cũ,
Thế nhân chớp nhoáng qua.

Thưởng thức đến đây, có thể thấy Lý Bạch trước khi vào cung đình năm Thiên bảo, ông đã tầm Đạo, phỏng Tiên và tu luyện. Do nguồn gốc của ông không phải tầm thường, các gia Phật, Đạo, Thần đều có nguồn gốc sâu xa với ông, đồng thời một mực mời ông tu luyện. Hơn nữa do ông tu luyện có thành tựu, có thể nhìn thấy rất nhiều cảnh tượng mà người thường không thấy được, như thăm phỏng núi Thái Sơn, Đạo đồng khuyên ông tu luyện, và nói chuyện Phật Pháp với cao tăng đắc Đạo, đả tọa tĩnh tu…

Từ văn thơ của ông sau khi ông rời hoàng cung cũng có thể thấy, ông hội ngộ cùng Thần Phật, qua lại giữa các không gian, Tiên sơn Thần uyển, tâm tùy sở nguyện, siêu xuất thế gian. Thi Tiên được hơn 200 nhà bình luận thơ ca đánh giá là nhân vật lịch sử, đồng thời cũng được rất nhiều nhân vật phong lưu đánh giá rất cao.

Trong “Công vô độ hà” (Ngài không qua sông), Lý Bạch cảm động thuật công tích vĩ đại của Đại Vũ vô tư trị thủy trận hồng thủy ngút trời:

Hoàng Hà dâng nước vỡ Côn Luân,
Gầm thét vạn dặm húc Long Môn.
Sóng ngút trời,
Nghiêu than vãn.
Đại Vũ trị trăm sông,
Con khóc chẳng ghé nhà.
Dẹp tan hồng thủy dữ,
Cửu Châu lại tằm dâu.

Trong “Cổ phong tam”, thi Tiên thán phục thiên cổ nhất đế Tần Thủy Hoàng:

Tần Hoàng dẹp sáu nước,
Hổ nhìn oai hùng thay!
Phi kiếm chém mây bay,
Chư hầu theo về tây.
Hiểu mệnh trao bởi Trời,
Đại lược phục quần hùng.
Thu binh đúc kim nhân,
Mở toang Hàm Cốc quan.

Trong “Tặng Tân Bình thiếu niên” (Tặng thiếu niên Tân Bình), Lý Bạch bình luận về binh Tiên Hàn Tín như sau:

Hàn Tín ở Hoài Âm,
Thiếu niên nhẫn chui quần.
Khom thân như vô cốt,
Hùng tâm giữ yên lòng.
Một khi gặp long nhan,
Từ đó tiếng thét vang.
Ngàn vàng ơn phiếu mẫu,
Muôn đời mãi ngợi khen.

Tranh chân dung Hàn Tín và lời tựa truyện tranh “Vãn tiếu đường” (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

Lý Bạch cũng rất tán thưởng Hạng Vương vũ dũng.

“Đăng Quảng Vũ cổ chiến trường hoài cổ” (leo Quảng Vũ nhớ chiến trường xưa)

Hươu Tần chạy ngoài đồng,
Kẻ đuổi như phi bồng.
Hạng Vương khí cái thế,
Mắt rực sáng như Thần.
Hô vang tám ngàn quân,
Tung hoành miền Giang Đông.

Đến bên Xích Bích, hồi tưởng năm xưa Chu Du liên thủ với Gia Cát Lượng, hai nhà Tôn – Lưu lấy ít thắng nhiều, đại phá quân Tào, để lại giai thoại đẹp ngàn năm, thi Tiên vung bút ca ngợi:

“Xích Bích ca tống biệt” (Xích Bích hát bài tiễn biệt)

Hai rồng chinh chiến quyết thư hùng,
Xích Bích lâu thuyền quét sạch trơn.
Biển lửa rực trời biển mây sáng,
Chu Du đại phá Ngụy Tào Công.

Vùng sa mạc biên tái phía bắc đã lưu lại bút mực của vô số nhà thơ. Thi Tiên đã miêu tả trong “Tái thượng khúc” (Khúc hát biên tái) của ông, năm xưa hoàng đế Đường Thái Tông đại phá quân Hung Nô.

“Tái thượng khúc” (Khúc ca biên tái)

Triều Hán vô phương sách,
Hung Nô đánh Vị Kiều.
Ngũ Nguyên cỏ thu biếc,
Quân Hồ quá là kiêu.
Lệnh tướng đánh cực tây,
Tung hoành khắp m Sơn.
Yên Chi thu phục lại,
Gái Hồ hết hồng nhan.
Đại thắng vượt Hoàng Hà,
Thái bình bách tính ca.

Thi Tiên Lý Bạch để lại trên ngàn bài thơ, mênh mông bể Sở, trải khắp tây đông, xuyên suốt ngàn năm, chẳng thể dùng một hai bài viết mà khái quát được. Chúng tôi viết bài văn vụng về này, chỉ tái hiện mấy bài trong các tuyệt tác mọi người yêu thích, và một số bài rất trân quý xưa nay người đời rất ít bình luận, nhưng lại tiết lộ văn hóa Thần truyền phong phú, tu luyện chính lý mà thôi. Nhưng bản thân tri thức nông cạn, tài mọn, khó mà lý giải được phần nhỏ chân ý của thi Tiên, chỉ làm viên gạch dẫn ngọc mà thôi.

Thay lời kết

Thơ phong rực rỡ ngàn năm sáng
Báu vật văn minh bởi Thần truyền

Đại khung vũ trụ suốt xưa nay, đã trải qua thời gian dài vô kể, đã sáng tạo ra vô hạn huy hoàng. Quy luật “Thành, trụ, hoại, diệt” điều khiển đại khung cho đến số mệnh các thể hệ thiên thể khác nhau. Sáng Thế Chủ vì sự trường tồn vĩnh cửu của đại khung đã sáng tạo ra cơ chế viên dung bất diệt, đồng thời trong vở kịch lớn của lịch sử 5000 năm văn hóa Thần truyền, đã an bài các nhân vật anh hùng thiên cổ để kết duyên với chúng sinh, để diễn dịch, đặt định văn hóa, tư tưởng và nội hàm mà nhân loại cần để biết được chính Pháp, đắc Chính Pháp.

“Truyện Lý Bạch” do Phật Ấn đời Tống viết, hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

Lý Bạch là thi nhân, đến với thế gian, khai sáng văn phong, thi phong chính thống, dẫn dắt phong thái phong nhã lĩnh vực ăn học nghệ thuật, khai thị cho nhân loại thế nào là con đường mà văn nhân nên đi, thế nào là văn hóa nghệ thuật Thần truyền chính thống. Đặc biệt là nhân phẩm, nhân cách cao quý của ông được người đời sau coi là mẫu mực ngàn năm.

Thơ từ ca phú của thi Tiên Lý Bạch, và những bài thơ lời mộng sau chuyến du tiên của ông mà người thường rất khó lý giải. Cùng với thân thế, ngôn ngữ, văn phong, ý thơ, nhân cách, tâm tính, đạo đức, tình cảm, cảnh giới, tầng thứ tu luyện, những sở kiến Tiên giới, thay đổi không gian, xuất thế phi phàm của ông tự nhiên hòa thành một thể thống nhất, trở thành đỉnh cao tuyệt thế của văn học nghệ thuật, văn hóa Thần truyền Trung Hoa, không người nào có thể tiếp cận tới được. Điều đó khiến cho độc giả thọ ích khôn cùng, cũng khiến cho đạo đức xã hội nâng cao trở lại.

Ông đưa tu luyện chính Đạo vào trong thơ, từ, ca, phú, dùng văn hóa Thần truyền, tu luyện chính lý làm chủ đạo sáng tác, ngợi ca Phật, Đạo, Thần. Nhân cách vĩ đại, thi phong, văn phong chính thống của ông, tất cả những điều này đã triển hiện ra Sáng Thế Chủ và Thần đã để cho văn minh nhân loại, văn minh Trung Hoa có những nội hàm cần phải có, do đó, lưu truyền trăm đời, để lại ngợi ca tuyệt thế thiên cổ.

Trong 5000 năm lịch sử văn minh Trung Hoa, từng vở kịch kinh hồn lạc phách, từng màn tình tiết khắc cốt ghi tâm, đã hun đúc lên lịch sử huy hoàng của nhân loại. Thi Tiên Lý Thái Bạch sừng sững chói lòa, cống hiến cao xa vô tiền khoáng hậu của ông ở thời thịnh thế Đại Đường của Trung Hoa, chính là viên ngọc quý nhất trong những viên ngọc đẹp, là huy hoàng nhất trong những huy hoàng của nền văn minh Trung Hoa 5000 năm,

Đẹp thay! Vĩ đại thay! Sừng sững thay! Thi Tiên Lý Thái Bạch!

(Hết)

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Nam Phương biên dịch