Khi nói đến những phong tục dân gian của Mỹ, không thể không nói đến Lễ Tạ Ơn. Sẽ còn thú vị hơn nữa nếu dùng văn hóa các gia Nho, Đạo, Phật của phương Đông để xem xét phong tục Lễ Tạ Ơn của người Mỹ và những biến thiên lịch sử của họ.

Chỉ có hai ngày lễ quốc gia trong một năm mà người Mỹ được nghỉ hai ngày liên tiếp: Lễ Tạ Ơn và Lễ Giáng Sinh. Nhiều cơ quan chính phủ thậm chí Giáng Sinh chỉ được nghỉ một ngày, mà Lễ Tạ Ơn lại được nghỉ hai ngày. Điều này cho thấy sự trọng thị của người Mỹ đối với Lễ Tạ Ơn.

Tuy nhiên, một câu hỏi thú vị là: Mặc dù lịch sử nước Mỹ chỉ có hai trăm năm ngắn ngủi, nhưng có rất nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của một ngày lễ quan trọng như Lễ Tạ Ơn.

Lời giải thích phổ biến nhất cho nguồn gốc của Lễ Tạ Ơn là: 

Ngày 11/11/1621, những người châu Âu nhập cư đầu tiên đến sống tại Thuộc địa Plymouth ở Bắc Mỹ (nay là thị trấn Plymouth, bang Massachusetts, Mỹ), để cảm tạ các bộ tộc da đỏ đã giúp đỡ họ, họ đặc biệt mời người da đỏ đến dự tiệc kỷ niệm một năm ngày ký kết Công ước Mayflower. Đây là Lễ Tạ Ơn đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.

Một lời giải thích phổ biến khác là tại Lễ Tạ Ơn đầu tiên, người da đỏ bản địa chỉ là những người hàng xóm được mời tham gia hoạt động. Cốt lõi của Lễ Tạ Ơn là những người Thanh giáo đến từ Châu Âu cảm ơn Chúa vì sự chỉ dẫn, ban phước và che chở họ trong một năm.

Hai cách giải thích đứng từ hai giác độ khác nhau của nhân tình và tôn giáo để giải đáp nguồn gốc của hai chữ “tạ ơn”. Nhưng từ góc độ của một người Mỹ gốc Hoa, từ tư tưởng thiên mệnh trong văn hóa truyền thống mà nói, dường như có điều gì đó thiếu sót trong hai đáp án này.

Nho giáo truyền thống và học thuyết Âm Dương tin rằng, trong sự hưng suy của các triều đại và sự hoán đổi quân vương, đều thể hiện pháp tắc của thiên đạo, đều tuân tòng an bài của thiên thượng. Sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã sáng tạo ra một chế độ chính trị chưa từng có trong lịch sử loài người. Văn hóa Mỹ đã lãnh đạo trào lưu văn hóa thế giới trong hơn hai trăm năm. Nhìn từ góc độ thiên mệnh, dường như quốc vận hưng giáng có lẽ cũng là một phương diện “tạ ơn” đối với người Mỹ.

Vì vậy, chúng ta hãy quay trở lại cội nguồn lịch sử, xem xem nên lý giải hai chữ “tạ ơn” dưới góc độ vận mệnh nước Mỹ như thế nào.

Câu chuyện về nguồn gốc của Lễ Tạ Ơn

Ngày 9 tháng 11 năm 1620, con tàu Mayflower khởi hành từ cảng Plymouth, Anh, sau khi lênh đênh trên biển gần 10 tuần, cuối cùng nó đã đến Cape Cod (nay là Massachusetts, Mỹ) thuộc lãnh thổ Bắc Mỹ). Khi đó trên tàu có 100 người lớn và 2 trẻ sơ sinh. Trong số họ, khoảng một phần ba là tín đồ Thanh giáo, một phần ba là thuyền viên, và một phần ba là nô bộc làm thuê.

Hai ngày sau, vào ngày 11 tháng 11, 44 người đàn ông trên tàu đã bầu ra lãnh tụ thuộc địa mới của họ: ông John Carver, và dưới sự chủ trì của John Carver, họ đã cùng nhau ký kết Công ước Mayflower nổi tiếng.

Những người ký kết Công ước Mayflower đã tuyên xưng “nhân danh Chúa”: “Vì vinh quang của Chúa, vì sự truyền bá tín ngưỡng Cơ đốc, và vì vinh dự của quốc vương và quốc gia của chúng ta, chúng ta đã vượt đại dương để thành lập vùng đất cư ngụ đầu tiên tại bắc Virginia. Chúng tôi, trước mặt Chúa, và trước mặt nhau, cộng đồng trang nghiêm ký ước, tự nguyện kết thành một đoàn thể trị lý dân sự nhằm duy hộ, thực thi và phát triển tốt hơn mục tiêu nêu trên. Vì vậy, chúng tôi kiến lập, hình thành và xây dựng thể hệ pháp luật, điển chương, pháp lệnh, hiến chương, hệ thống sự vụ công chính và bình đẳng; Nó sẽ phải đầy đủ, cần thiết, thuận tiện, được cập nhật kịp thời vì lợi ích công cộng của toàn thể nhân dân nơi họ sinh sống; Như thế, tất cả chúng ta đều cam kết tuân thủ và phục tùng.”

Nhìn lại lịch sử, Công ước Mayflower bộc lộ nhiều ý nghĩa khác nhau đối với nước My:

  • Nhóm người có tín ngưỡng bất đồng này coi Chúa là chủ tể tối cao.
  • Họ có một số người là vì truyền giáo, một số là vì quốc gia. Tuy họ mục đích bất đồng, nhưng lại có thể lấy phương thức tuyển cử để chọn ra một vị lãnh tụ, và kiến lập một chính phủ tự trị lấy công ước làm cơ sở.
  • Pháp luật của chính phủ tự trị này do công ước của bản thân các cư dân chế định và cộng đồng tuân thủ. Hình thức này đã đặt nền móng ban đầu cho nền dân chủ Mỹ sau này.

Tóm lại, quyết định chuẩn mực đạo đức là đúng hay sai đều do Chúa là chủ tể, mà pháp luật ắt phải do người tuân tòng đạo đức chế định ra một cách cụ thể. Người Mỹ ngày nay tại các cuộc tụ họp công chúng lớn nhỏ đều tuyên thệ trước quốc kỳ rằng: Nước Mỹ là một dân tộc đặt dưới Chúa (America is one nation under God). Nguồn gốc của lời thề này tuân theo tinh thần của Công ước Mayflower lúc đương sơ.

Công ước Mayflower được ký kết 156 năm trước khi Mỹ kiến quốc, nhưng không nghi ngờ gì, nó đã xây dựng nền móng cho nền độc lập sau này của nước Mỹ và chế định Hiến pháp Mỹ. Nó cũng kiến lập nền móng cho vận mệnh quốc gia sau này của Mỹ.

Thiên Chúa và tự do tín ngưỡng

Tự do tôn giáo là nền tảng lập quốc của nước Mỹ. Trong ảnh là Đại giáo đường Thánh Matthew Tông đồ ở Washington, DC. (Nicholas Kamm/AFP)

Nói về thiên mệnh và quốc vận của nước Mỹ đương nhiên không thể tách rời sự thành lập nước Mỹ.

Tự do tôn giáo là nền tảng lập quốc của nước Mỹ. Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ quy định năm quyền tự do: tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do bày tỏ sự bất mãn với chính phủ. Nền tảng căn bản của năm quyền tự do này là tự do tôn giáo, cũng được gọi là tự do tư tưởng.

Vậy nguồn gốc của sự tự do tôn giáo này là gì?

Ảnh hưởng lớn nhất đến văn hóa Mỹ là văn hóa Cơ đốc giáo. Mối quan hệ giữa văn hóa Mỹ và văn hóa Cơ đốc cũng tương tự như mối quan hệ giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Phật gia, hay văn hóa Trung Quốc và văn hóa Đạo gia. Để tìm ra nguồn gốc của tự do tôn giáo, tất nhiên chúng ta phải quay trở lại tìm trong văn hóa Cơ đốc.

Trong Mười điều răn của Môsê trong Kinh thánh đã ghi lại những chuẩn tắc về mối quan hệ giữa Thần và con người mà Thần của Cơ đốc giáo yêu cầu người theo đạo Cơ đốc phải tuân thủ. Điều răn đầu tiên trong Mười Điều Răn mà Chúa nói với Môsê là: Ngoài ta ra, không thể có Thần nào khác. Hiểu theo nghĩa trên bề mặt chữ thì là Chúa nói với Môsê: Ngươi không được tin vào vị thần nào trước ta. Điều rất thú vị ở đây là Chúa của Cơ Đốc giáo không nói rằng không có vị thần nào khác trước ngài, cũng không nói rằng sẽ không có vị thần nào khác tiếp theo sau ngài.

Những người theo đạo Cơ đốc tin rằng Chúa của họ là vị Thần duy nhất, dùng phương thức này để lý giải điều răn thứ nhất của Mười Điều Răn là không sai. Nhưng nhảy thoát ra khỏi tôn giáo mà xem, những gì Chúa phán với Môsê thực ra cũng giống với đạo lý “bất nhị pháp môn” trong Phật giáo. Ý tứ của Chúa là, nếu bạn chọn tin vào ngài, bạn nên tu luyện trong bộ thể hệ tu luyện mà ngài để lại, không kiêm tu những thể hệ khác.

Sau khi Châu Âu, tôn giáo trải qua một thời kỳ tăm tối trường kỳ thời kỳ Trung cổ, bắt đầu từ thế kỷ 16, bắt đầu xuất hiện một lượng lớn các nhân vật tư tưởng có suy ngẫm ngược lại về mối quan hệ giữa Thần và tôn giáo. Họ nhận ra rằng tôn giáo bất quá chỉ là một hình thức tổ chức của con người, tôn giáo không phải là Thần, và sự lý giải và chú thích của tôn giáo đối với Thần cũng không nhất định có thể đại biểu cho ý đồ chân thực của Thần. Họ tìm cách giới định lại mối quan hệ giữa Thần và tôn giáo, cũng như mối quan hệ giữa Thần và chính phủ quốc gia. Sau khi bước vào thế kỷ 17, tư tưởng của nhóm nhân vật tinh anh này đã hình thành nên xu hướng tư tưởng chủ nghĩa tự do cổ điển. Vào giữa và cuối thế kỷ 18, xu hướng tư tưởng này đã trở thành suối nguồn lý luận để các nhà lập quốc Mỹ kiếp lập nên chế độ dân chủ Mỹ.

Sự phân ly giữa tôn giáo và chính quyền, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận được chủ nghĩa tự do cổ điển xướng đạo là ba trụ cột lớn không thể khuyết thiếu của chế độ dân chủ Mỹ sau này. Mà tất cả những quyền tự do này đều bắt nguồn từ tư duy độc lập đối với Kinh Thánh của những người theo chủ nghĩa tự do cổ điển.

Vậy, chúng ta có thể nhận được khải thị gì khi nhìn chủ nghĩa tự do cổ điển của phương Tây cận đại từ góc độ văn hóa phương Đông?

Ai đã an bài vận mệnh quốc gia của nước Mỹ?

Cuốn sách “Thường thức” (Common Sense) xuất bản trước Chiến tranh Độc lập của nước Mỹ là tác phẩm khai sáng của cuộc Cách mạng Mỹ. Việc xuất bản cuốn sách này đã chuẩn bị lý luận tiền đề cho cuộc cách mạng và nền độc lập sau này của nước. Tín ngưỡng của tác giả cuốn sách, Thomas Paine, tin vào sự tồn tại của Thần, nhưng không tin tưởng Thần trong bất kỳ tôn giáo nào. Vì vậy, Paine không đến giáo đường nào cả.

Thomas Jefferson, người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập Mỹ và Paine, tín ngưỡng của họ đều là Thần luận tự nhiên (Deism).

Là một trong những biểu tượng của Thời đại Khải mông ở châu Âu vào thế kỷ 17 và 18, Thần luận tự nhiên là tín ngưỡng của một lượng lớn những người theo chủ nghĩa tự do cổ điển, và cũng là vũ trụ quan của nhiều người cha lập quốc của Mỹ. Thậm chí trong một số tín đồ Cơ đốc cũng tồn tại Thần phái tự nhiên Cơ đốc (Christian Deism). Tín ngưỡng của hệ phái này đồng ý với lời dạy của Giêsu, nhưng không tin rằng Giêsu là Chúa. Bởi vì vị Thần mà họ tin tưởng là cao hơn tôn giáo.

Những nhân vật nổi tiếng thuộc phái Thần luận tự nhiên hoặc thuộc về Thần phái tự nhiên Cơ đốc giáo trong thời đại Khải mông bao gồm: John Locke, người sáng lập chính của chủ nghĩa tự do cổ điển; các nhà khoa học vĩ đại Newton và Einstein; nhạc sĩ vĩ đại Beethoven; nhà thơ vĩ đại Schiller, v.v.

Trong lịch sử ngắn ngủi hơn 200 năm của Mỹ, những nhân vật nắm giữ loại vũ trụ quan này bao gồm: Tổng thống Mỹ George Washington, Abraham Lincoln, Theodore Roosevelt, Franklin Roosevelt, Harry Truman, Ulysses S. Grant, thống soái của quân đội miền Bắc trong thời kỳ nội chiến Mỹ, Robert E. Lee, thống soái quân đội miền Nam, tướng John Pershing, thống soái quân đội Mỹ trong Đại Thế chiến thứ nhất, và tướng MacArthur, thống soái khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong Đại Thế chiến thứ hai; tác gia vĩ đại Mark Twain, còn có nhà khai sáng gia tộc dầu mỏ Rockefeller, người sáng lập gia đình Ford Motor; Leland Stanford, nhà sáng lập Đại học Stanford, v.v.

Nói tóm lại, nền tảng lập quốc của Mỹ là tự do tôn giáo. Trên cơ sở tự do tôn giáo, rất nhiều nhân vật có ảnh hưởng đã sáng tạo nên lịch sử vẻ vang của nước Mỹ, đều tin vào một vị Thần siêu việt tôn giáo.

Khi các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ phát biểu, họ thường kết thúc bài phát biểu bằng câu: Xin Chúa phù hộ cho nước Mỹ (God bless America). Nhìn số phận của nước Mỹ trong hai trăm năm qua từ góc độ thiên mệnh, quả thực giống như được Thần ban phước.

Vì vậy, khi nói đến Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, lẽ nào chúng ta không nên tạ ơn Thần, đấng siêu việt trên mọi tôn giáo?

Thần của nước Mỹ và Đạo của Trung Quốc

Lão Tử không biết người sáng tạo ra trời đất vạn vật là ai nên, chỉ có thể dùng từ “Đạo” để biểu thị sự tồn tại của Ngài. Bức tranh thể hiện “Chân dung Lão Tử” của Văn Trưng Minh thời nhà Minh. (Phạm vi công cộng)

Vì những người theo thuyết Thần luận tự nhiên tin rằng Thần đã sáng tạo ra vũ trụ, nên họ không tin bất kỳ vị Thần nào trong tôn giáo. Vì vậy, một câu hỏi thú vị là: Những người theo chủ nghĩa Thần luận tự nhiên, lẽ nào họ biết vị Thần siêu việt tôn giáo mà họ tín ngưỡng là ai?

Câu trả lời tất nhiên là phủ định.

Vì vậy, một câu hỏi thú vị hơn là: Mối quan hệ giữa vị Thần siêu việt tôn giáo này trong văn hóa Mỹ và Đạo của đạo pháp tự nhiên trong truyền thống Trung Hoa là gì?

Thuyết thiên mệnh xuất phát từ tư tưởng Nho gia và học thuyết âm dương, nhưng xét cho cùng thì tất cả đều xuất phát từ pháp tắc thiên đạo của Đạo gia.

Lão Tử trong “Đạo Đức Kinh” viết: Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh, nhập hề lưu hề, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất  đãi, khả dĩ vi thiên địa mẫu. Ngộ bất tri kỳ danh, cường tự chi nhật đạo…

Lão Tử không biết người sáng tạo ra thiên địa vạn vật là ai, nên chỉ có thể dùng từ “Đạo” để biểu thị sự tồn tại của ngài.

Tóm lại, có một nhóm nhà hiền triết phương Đông cổ đại không rõ Đạo là vật gì. Nhưng họ biết rằng chỉ cần tìm được Đạo này, họ có thể tìm ra chân lý tối thượng. Vì vậy, họ trong quá trình cầu đạo, họ hết thời đại này đến thời đại khác đều tìm kiếm con đường phản bổn quy chân. Cuối cùng, họ đã lưu lại nền văn minh rực rỡ năm ngàn năm này.

Có một nhóm nhà thông thái trong số những người phương Tây hiện đại tin rằng có một vị chủ tể cao hơn vượt trên tất cả các tôn giáo. Do không ngừng thực tiễn niềm tin này, nhóm người này và con cháu của họ cuối cùng đã thiết lập được một chế độ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử trên đại lục địa mới. Chế độ này được gọi là bình đẳng nhân quyền thiên phú.

Là một người Mỹ gốc Hoa, khi mang món gà tây thơm lừng đến bàn Lễ Tạ Ơn, tôi không dám phớt lờ sự an bài mà Thần lưu lại cho thế giới xung quanh, cũng không dám quên di sản văn hóa truyền thừa năm nghìn năm trong máu thịt của mình. 

Điều duy nhất tôi có thể làm là biết ơn Sáng Thế Chủ vì vạn chủng cơ duyên mà Ngài đã lưu lại cho muôn loài chúng sinh trong những năm tháng tuế nguyệt dài như vô tận.

Tác giả: Sở Nhất Đinh – Tân Kỷ Nguyên
Hương Thảo biên dịch

Từ Khóa: