Giả sử người Trung Hoa luôn có thể, như Tưởng Giới Thạch đã nói, ai ai cũng thực hành lễ nghĩa liêm sỉ, tâm tồn nhân nghĩa thiện lương, thì có lẽ bạo lực và cái ác sẽ mất đi gốc rễ sinh tồn, những hành vi thác loạn thấp kém sẽ lặng lẽ biến mất.
Mới đây, một vụ đánh người ở Đường Sơn đã gây bão mạng. Đánh giá từ đoạn video bị lộ, 9 người đàn ông đã ra tay đánh đập 4 phụ nữ một cách rất thô bạo. Các cô gái trẻ bị đánh đập dã man đã phát ra những tiếng thét thê thảm khiến nhiều người kinh hoàng, lạnh sống lưng. Chính vì vậy, nó một lần nữa khiến dư luận phải suy tư: đất nước Trung Hoa cổ lão của lễ nghĩa chi bang, nay vì cớ chi mà đầy rẫy bạo ngược?
Trong những năm 1920 và 1930, Tưởng Giới Thạch (còn gọi là Tưởng Công), người hiểu biết thâm khắc và nỗ lực tiễu trừ ĐCSTQ, tin rằng ĐCSTQ dạy người dân vứt bỏ tổ tông Trung Hoa, trở thành dã nhân không biết đến lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Để chống ngoại xâm và phục hưng Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch trong rất nhiều trường hợp đã nhắc đi nhắc lại các giá trị quan “lễ, nghĩa, liêm, sỉ” và tận tâm tận lực xướng đạo thực hành. Sau đây, chúng tôi xin dùng một số diễn giảng của Tưởng Công để hâm nóng lại các lý niệm uẩn hàm giá trị về “lễ, nghĩa, liêm, sỉ” trong tâm mục của ông.
Quản Trọng, một vị quan hiền thời Xuân Thu: “Lễ nghĩa liêm sỉ, tứ duy trị quốc”
“Lễ nghĩa liêm sỉ, quốc chi tứ duy, tứ duy bất trương, quốc nãi diệt vong” trích từ cuốn “Quản Tử · Mục Dân”, đại ý là nói, lễ nghĩa liêm sỉ là bốn loại kỷ cương duy trì quốc gia; nếu không phát huy bốn kỷ cương đó, quốc gia sẽ diệt vong.
Cố Viêm Vũ đã trích dẫn “Ngũ đại sử · Phùng đạo truyền” của Âu Dương Tu trong chương mở đầu của bài viết “Liêm sỉ”. Ông cũng trích dẫn câu nói này và nhận xét: “Thiện hồ quản sanh chi năng ngôn dã! Lễ nghĩa, trị nhân chi đại pháp; liêm sỉ, lập nhân chi đại tiết.”
Âu Dương Tu nghĩ rằng những lời của Quản Trọng, một vị đại thần nổi tiếng thời Xuân Thu, nói thật là hay. Lễ nghĩa – nguyên tắc trọng yếu để trị dân; Liêm sỉ – hạnh kiểm trọng yếu để một người lập thân xử thế. “Hạp bất liêm tắc vô sở bất thủ, bất sỉ tắc vô sở bất vi. Nhân nhi như thử, tắc họa bại loạn vong diệc vô sở bất chí. Huống vi đại thần nhi vô sở bất thủ, vô sở bất vi, tắc thiên hạ kì hữu bất loạn, quốc gia kì hữu bất vong giả hồ?”, ý tứ là: Người có những hành vi không liêm khiết, thì thứ gì cũng muốn chiếm đoạt; người không có tâm tu sỉ, việc gì bất hảo đều dám làm. Nếu những người như vậy làm việc, vậy thì tai họa bại vong liền theo đó mà đến. Huống hồ thân là một đại thần, nếu những thứ này đều muốn đoạt, việc gì cũng đều dám làm, vậy thì thiên hạ không hỗn loạn, quốc gia không diệt vong được sao?
Ngự ngoại vũ, trấn tứ duy
Tưởng Giới Thạch trong khi diễn giảng đã nhiều lần đề cập đến câu: “Lễ nghĩa liêm sỉ, quốc chi tứ duy; Tứ duy bất trương, quốc nãi diệt vong.” Ông nhiều lần bình luận về “lễ nghĩa liêm sỉ”, thúc đẩy sự đề cao mỹ đức, nhằm cải thiện phong mạo tinh thần quốc dân. Năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 23 (1934), Tưởng Giới Thạch đã đọc diễn văn phát biểu tại Tuần lễ kỷ niệm hành dinh mở rộng tại Nam Xương.
Trong bài phát diễn giảng này, Tưởng Giới Thạch nói về nguyên nhân khiến đất nước suy bại, đó là do sự thất lạc hoàn toàn tinh thần và mỹ đức truyền thống, chứ không phải là vũ khí không đủ tối tân. Vì vậy, ông đặc biệt nhấn mạnh, rằng chấn hưng dân tộc phải bắt đầu từ giáo dục, dùng giáo dục để thay thế vũ lực, mà căn bản của giáo dục cần “nghĩa”, bắt đầu từ việc thực hành “lễ, nghĩa, liêm, sỉ”. Ông nói:
“Tuyệt đối không chỉ là một chút tri thức sách vở trên giảng đường, giúp người tiếp thụ giáo dục biết đọc sách, viết chữ, hiểu biết toán học, vật lý, hóa học, chính trị học, kinh tế học và các ngành khoa học khác, cũng không phải chỉ luyện một chút các kỹ thuật phổ thông tại thao trường, như nhắm mục tiêu, bắn súng, cưỡi ngựa, chạy, v.v. Bởi vì những thứ này chẳng qua chỉ là những kỹ năng học thuật phổ thông, và chỉ dạy những khoa mục này thôi thì quyết không đủ để kiến thiết quốc gia, phục hưng dân tộc; loại giáo dục này, không thể được tính là giáo dục hoàn thiện chân chính. Giáo dục hoàn thiện chân chính nhất định cần có, ngoài một số khoa mục trên, và trước khi giáo thụ hết thảy các khoa mục này, phải có thể giúp người tiếp thụ giáo dục trở thành người tốt! Hiểu biết những đạo lý làm người – lễ nghĩa liêm sỉ! Con người sở dĩ khác biệt cầm thú, là anh linh của vạn vật, chính là vì con người hiểu biết đạo lý làm người, hiểu được [lễ nghĩa liêm sỉ]!”
Trích từ “Tuyển tập tư tưởng ngôn luận Tổng thống Tưởng Công” quyển 12 “Tinh túy của lễ nghĩa liêm sỉ”.
Nếu chỉ dạy người học kỹ nghệ, mà không giáo dục đạo lý làm người, vậy thì so với động vật không có khác biệt. Vì đôi khi với một số kỹ năng, động vật so với con người còn dũng mãnh hơn. Một cá nhân không hiểu lễ nghĩa liêm sỉ, dù rất thông minh, nhưng có lúc sẽ lạm dụng [thông minh], ngược lại gia tăng năng lực tác ác của anh ta, mà không khởi được tác dụng chấn hưng dân tộc.
Tưởng Giới Thạch dẫn dụng câu “Lễ nghĩa liêm sỉ, quốc chi tứ duy, tứ duy bất trương, quốc nãi diệt vong”, khuyến cáo các giai tầng cần thiết thực cổ súy và thực hành lễ nghĩa liêm sỉ:
“Bất luận là tại trường học, trong đảng bộ, trong quân đội, hoặc những người làm việc trong cơ quan chính phủ, tất cả đều cần chú trọng một điểm này, đặc biệt là cảnh sát và những người thầy của xã hội cần làm tấm gương mô phạm cho dân chúng, cần tùy thời tùy điểm cụ thể mà giáo đạo cho quốc dân về lễ nghĩa liêm sỉ.”
Trích từ Tuyển tập tư tưởng ngôn luận Tổng thống Tưởng Công” quyển 12 “Tinh túy của lễ nghĩa liêm sỉ”.
Tưởng Công nói:
“Lễ nghĩa liêm sỉ, kinh điển lập quốc cổ kim, cho dù thời gian và không gian bất đồng, nhưng chúng đều tự tác thành những ý nghĩa mới; Khi chúng ta áp dụng nó đối với con người ngày nay, trong cách đối nhân xử sự, tiếp vật (thu nhận), trì cung (cung cấp), có thể giải thích đơn giản như sau:
“Lễ 禮” là thái độ có quy quy củ củ
“Nghĩa 義” là hành vi đường đường chính chính
“Liêm 廉” là phân biệt minh minh bạch bạch
“Sỉ 恥” là sự giác ngộ thiết thiết thực thực.”
Ông giải thích:
“Người biết Lễ, cũng biết lý: Lý trong giới tự nhiên thì gọi là định luật; lý trong xã hội, gọi là quy luật; lý tại quốc gia, gọi là kỷ luật; Hành vi của con người, có thể lấy ba luật này làm thước đo tiêu chuẩn, thì gọi là thủ giữ quy củ. Còn biểu hiện hành vi thủ giữ quy củ, thì gọi là thái độ quy quy củ củ.”
“Người biết Nghĩa, cũng biết nghi 宜: Nghi là hành vi chính đáng của con người, dựa vào lễ – tức là phù hợp với định luật tự nhiên, quy luật xã hội và kỷ luật quốc gia, được gọi là những hành vi chính đáng; hành vi không chính đáng, hoặc biết là chính đáng mà không thực hành, đều không đạt được cái gọi là nghĩa.”
“Người biết Liêm, cũng minh bạch: có thể phân biệt cái gọi là ‘thị phi’ (đúng sai), thuận hợp với lễ nghĩa là ‘thị’ (đúng), phản lại lễ nghĩa là ‘phi’ (sai); biết điều gì đúng mà chọn, biết điều gì sai mà vứt bỏ, đây được gọi là sự phân biệt minh minh bạch bạch.”
“Người biết Sỉ, cũng biết tri 知 (nhận thức), biết tri ắt sẽ có tâm niệm tu ác. Hành vi của bản thân nếu không hợp với lễ nghĩa và liêm, cảm thấy hổ thẹn, gọi là tu sỉ; Hành vi không hợp với lễ nghĩa và liêm, mà không cảm thấy hổ thẹn, thì gọi là ác; Cần tâm niệm tu ác, chính là vì luôn khó tránh khỏi những khuyết điểm bất cập, do vậy, cần cảm ngộ một cách thiết thực, tu ác một cách thiết thực, mong cầu tiến bộ; Thiết thực tu ác, tức là tận lực gột rửa ác niệm ác hành; Đó gọi là giác ngộ thiết thiết thực thực.”
Trích từ “Tuyển tập tư tưởng ngôn luận Tổng thống Tưởng Công” quyển 30 “Cương lĩnh vận động nếp sống mới”
Lễ thông nằm ở ngôn hành
“Cái gọi là ‘Lễ’ kỳ thực chính là ‘Tín 信’, ‘Tín’ bao hàm các nghĩa ‘thành thực 誠實’, ‘chuẩn xác 準確’, ‘nhân nghĩa 信義’. Trước hết giảng chữ ‘Thành 誠’, cổ nhân chân tâm thành ý, trước tiên cần kiểm tra công phu của thân tâm, gọi là cư kính tồn thành (biết kính trọng người mà tồn tại lòng thành), thực tế chỉ là một. Công phu của cư kính 居敬 (biết kính trọng người), bắt đầu bằng nét mặt cử chỉ trong cuộc sống cho đến động tĩnh của cá nhân, bất luận là ở chốn đông người hay ở một mình, đều cần nhất thiết hợp với Lễ, Lễ đứng đầu Kính, từ Kính mà dẫn đến ‘Thành’, rồi sau đó mới mở ra được cục vàng ‘chí Thành’. Người biết thủ lễ, nhất định là dù cúi đầu hay ngẩng đầu đều không phải hổ thẹn, thành thật trung hậu không lừa dối.”
Trích từ “Tuyển tập tư tưởng ngôn luận Tổng thống Tưởng Công” quyển 12 “Tinh túy của Lễ nghĩa liêm sỉ”.
Nghĩa thông nằm ở Nhân
“‘Nghĩa’ của ‘Lễ nghĩa liêm sỉ’, chính là ‘Nhân 仁’ của ‘tri nhân dũng’. Bản lai hàm nghĩa của chữ ‘Nhân’ rất rộng, nhưng giải thích một cách ngắn gọn nhất, chính là ‘bác ái’, chính là ‘vị nhân’ (vì người). Từ nghĩa từ mà giảng: ‘Nhân giả nhân dã 仁者人也’, có thể thấy ‘Nhân’ chính là thuận hợp với tư tưởng nhân đạo, phàm là tự tư tự lợi thì đều vi phản nhân đạo, chúng ta gọi là ‘vô cảm bất nhân’. Nếu nuôi dưỡng chủ nghĩa ‘bác ái’, tâm tồn tư tưởng vị nhân, lại biểu hiện ra ở hết thảy hành vi của chúng ta, áp dụng cho mọi sự vật, vì người khác, vì xã hội, vì quốc gia mà tạo phúc, đây chính gọi là ‘cứu nhân chi nhân’, ‘cứu quốc chi nhân’ và ‘cứu thế chi nhân’ (dùng ‘nhân’ cứu người, cứu nước và cứu thế giới); đó chính là chữ ‘nghĩa’ trong ‘lễ nghĩa liêm sỉ’. Cổ nhân nói: ‘Nghĩa giả, nghi dã, hành nhi nghi chi vị nghĩa’. Thử nghĩ, chúng ta là một thành viên sống trong một xã hội, một công dân sống trong một quốc gia, thì ‘xả kỉ lợi tha’ (bỏ lợi mình, vì lợi người) ‘hiến thân phụng công’ (hiến mình phụng sự công chúng) chẳng phải là hành vi càng hợp lý càng thích nghi sao? Quần thể là dựa vào sự tương trợ mà duy trì hệ thống. Hành vi tương trợ chính là ‘nghĩa’, và động cơ tương trợ ắt là phát xuất từ ‘nhân’. Những danh từ gọi là ‘nghĩa dũng’, ‘nghĩa hiệp’ và ‘nghĩa vụ’ thông hành trên thế giới, không chỉ là hy sinh bản thân tạo lợi cho người khác, mà cái tâm ‘lợi người’ đó là phát sinh từ ‘nhân’. Do đó ‘nhân’ và ‘nghĩa’ thực tại là cùng một thứ: thứ mà lưu tồn trong tâm thì gọi là ‘nhân’, còn thực thi nó vào công việc thì gọi là ‘nghĩa’.”
Trích từ “Tuyển tập tư tưởng ngôn luận Tổng thống Tưởng Công” quyền 12 “Tinh túy của lễ nghĩa liêm sỉ”.
Liêm thông nằm ở Tri
“Hãy nói về từ ‘Liêm’ trong ‘lễ nghĩa liêm sỉ’. Rất nhiều người hiện vẫn cảm thấy không dễ để lý giải minh bạch, kỳ thực, chữ ‘Liêm 廉’ trong ‘lễ nghĩa liêm sỉ’ chính là chữ ‘tri’ trong ‘tri nhân dũng’. Chữ ‘liêm’ trong văn tự của nước ta, cách dùng sớm nhất là chữ ‘liêm’ trong ‘đường liêm’, có ý nghĩa là ‘giữ mình trong góc’, chúng ta thường thấy có câu: ‘chỉ lệ liêm ngung’, chữ liêm nói đến ở đây, tối nguyên sơ chỉ cái góc trong sảnh đường, dẫn thân khởi lai là ‘lăng giác’, sử dụng như động từ ‘minh sát’. Cách dùng sau này, bao quát lăng giác phân minh, giới hạn rõ ràng, công tư minh bạch, chính tà phân biệt. Chúng ta biết quan niệm diện tích, thể tích, nhưng ranh giới giữa công và tư, giữa đúng và sai, trong tri thức của nhân loại tiến bộ là cũng chưa nhận thức được minh xác. Chỉ những người am tường và giàu tri thức mới có thể nhìn rõ công và tư, đúng và sai mà thận trọng lựa chọn hay vứt bỏ. Do đó ý nghĩa của ‘liêm’, thực tại nằm ở ‘tri’, người bất tri (không biết) thì không thể liêm, người bất liêm kỳ thực chính là bất tri. Bởi vì phàm là người sẵn có thông minh chân chính, đại trí đại huệ, nhất định có thể phân định rõ giới hạn đúng sai thiện ác, công tư nghĩa lợi, cuối cùng có thể minh tỏ vinh nhục được mất, do đó có thể làm được đến ‘công chính liêm minh’, ‘lâm tài bất cẩu’ (đối mặt với tiền tài không cẩu thả bất cẩn), những việc được, mất, cho hay lấy, hết thảy đều phù hợp với lễ, chính là có thể ‘liêm’.”
Trích từ ‘Tuyển tập tư tưởng ngôn luận Tổng thống Tưởng Công” quyển 20 “Tinh túy của lễ nghĩa liêm sỉ”.
Sỉ thông nằm ở Dũng
“‘Sỉ’ chính là ‘dũng 勇’, cổ nhân nói: ‘Tri sỉ cận hồ dũng’ (biết hổ thẹn gần như dũng cảm), vì vậy người biết ‘sỉ’, nhất định có cảm ngộ ‘sỉ bất nhược nhân’, nhất định có dũng khí khắc khổ phấn đấu, nhất định có quyết tâm hi sinh cảm tử! Nhất định có thể hữu sở bất vi (biết có những điều không nên làm), cũng nhất định có thể kích phát lương tri thiên lương, noi theo thuần thiện, phấn đấu không thôi, dũng cảm tiến lên! Nói một cách đơn giản hơn: ‘Dũng’ chính là ‘không sợ chết’, người biết sỉ nhất định không sợ chết, người sợ chết đều là vì không biết sỉ! Bạn nhìn hiện tại những người sợ chết, những người khuất phục đầu hàng địch, những kẻ hành động bán nước, nguyên nhân họ lén lút, táng tận lương tâm chẳng phải là do không biết sỉ (không biết nhục) sao! Trái lại chỉ cần có một chút tâm sỉ, ngay cả nọa phu (đàn ông tay không) cũng có thể lập chí, nhược nữ (phụ nữ yếu đuối) cũng có thể kháng bạo, vô hình trung, dũng khí chính vì sỉ mà đã được sinh ra, thành tựu sự nghiệp phi thường bàng đại! Chính vì nhân loại có thể cảm ngộ tới lúc ‘sỉ nhục bất năng tái nhẫn’ (bị làm nhục tới mức không thể lại nhẫn), tự nhiên cảm thấy sinh tử đều không đáng sợ, từ đó mà dũng khí tự nhiên thăng hoa trăm lần. Do đó tôi nói ‘Sỉ’ chính là giác ngộ thiết thiết thực thực.”
Trích từ ‘Tuyển tập tư tưởng ngôn luận Tổng thống Tưởng Công” quyển 20 “Tinh túy của lễ nghĩa liêm sỉ”.
Trong suy nghĩ của Tưởng Công, lễ nghĩa liêm sỉ và tứ đức tín nhân trí dũng hoàn toàn là tương thông với nhau. Một cá nhân một khi có thể chân chính làm được đến ‘lễ nghĩa liêm sỉ’, thì sẽ không khó làm được “trung hiếu, nhân ái, tín nghĩa, hòa bình”.
Nếu người Trung Hoa luôn có thể như Tưởng Công đã nói, sướng hành lễ nghĩa liêm sỉ, người người tâm tồn nhân nghĩa thiện lương, thì có lẽ bạo ác và gian tà sẽ mất gốc rễ sinh tồn, và những hành vi thác loạn và xú lậu sẽ biến mất. Mọi người đều có thể làm thiên chức của mình, tương trợ lẫn nhau, đãi nhân bằng những mỹ đức cố hữu, phát dương ánh sáng vĩ đại của nghệ thuật tu tâm: tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ của dân tộc Trung Hoa, vậy thì những tồn tích của cái ác, cuồng dã bột loạn, hung bạo ti liệt sẽ tự nhiên bị tiêu trừ.
Nhìn người lại ngẫm đến ta, thiết nghĩ nếu người Việt có thể trở lại trân trọng bảo tồn và hồng dương những mỹ đức nho nhã vốn có của ông cha, dũng cảm tu sỉ tu ác, thì chúng ta và hậu thế luôn có thể vượt qua sóng gió mà tiếp nối những trang sử sáng lạn của dân tộc.
Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch