Sau đó 2 người đến bộ Lễ, tìm những bài thi của các thí sinh trượt. Lý Quân vừa nhìn thấy bài thi liền khóc, nức nở rằng: “Ôi, mình tự làm tự chịu, đây là ý Trời vậy!”. 

Nhiều người hiện đại cho rằng cuộc sống sung túc là nhờ phấn đấu mà ra, vì thế không từ thủ đoạn để giành được danh lợi. Tuy nhiên, trên thực tế cuộc đời của một người có những thứ gì, không có những thứ gì, tất cả đều đã được an bài căn cứ vào đức và nghiệp của người đó nhiều hay ít.

Gắng sức cũng không thay đổi được vận mệnh

Vào cuối thời nhà Thanh, các tệ nạn thi cử đã trở nên nghiêm trọng. Có một số thí sinh, quan giám thị và quan giám khảo thông đồng cấu kết với nhau làm càn. Bởi vì bài thi được niêm phong kín danh tính thí sinh, do đó thí sinh và quan giám khảo đã hẹn trước dấu hiệu, tức là trong bài thi sẽ sử dụng một số chữ, ví dụ một số hư từ như “phàm là”, “vậy ư”… để làm ám hiệu. Khi chấm bài, những bài thi có các từ ám hiệu này sẽ được xem xét nâng điểm.

Âu Dương Triệu Hùng người Tương Đàm, Hồ Nam đã viết trong nhật ký của mình câu chuyện như sau:

Năm Đạo Quang Canh Tý (năm 1840), ông và đồng hương là Lý Quân vào kinh dự thi, cùng đến thăm một vị quan thị ngự. Quan thị ngự này từng là thầy của Lý Quân và cũng có mối thâm giao với Âu Dương Triệu Hùng. Quan thị ngự lấy cớ là xem bệnh, mời Âu Dương Triệu Hùng vào trong phòng nói chuyện.

Sau khi chẩn bệnh xong, quan thị ngự viết lên nghiên mực 4 chữ “Lòng Thánh vậy ư” cho Âu Dương, căn dặn rằng, khi thi có thể dùng 4 chữ này ở cuối câu hoặc mở đầu bài thơ ở đề bài thứ 3. Âu Dương Triệu Hùng trong tâm không cho là đúng, liền khéo léo cảm ơn từ chối. Anh tạ từ cũng rất có trình độ: “Thảo dân văn chương thô lậu, đã lâu không động đến giấy bút, sao dám viết 4 chữ này”.

Trở về, Lý Quân hỏi Âu Dương Triệu Hùng rằng quan thị ngự đã chỉ giáo điều gì. Âu Dương Triệu Dùng nói rõ sự thật, đồng thời nói: “Tôi đã cảm ơn, từ chối rồi”.

Sau đó không lâu niêm yết kết quả cuộc thi, Âu Dương Triệu Hùng và Lý Quân đều không có tên trên bảng vàng. Họ lại đến chỗ quan thị ngự. Quan thị ngự cảm khái nói với Lý Quân rằng: “Bài thi ban đầu rất may mắn thuận lợi, khi đến tay vị quan giám khảo tên là Tạ Phương Trai, liền tìm ra ngay. Thơ văn bài thi cũng khá tốt, chỉ là trong đó có 2 chữ bị một vị quan giám khảo khác là Phan Tương tìm ra lỗi. Thế là ta vội vàng căn dặn quan giám khảo Tạ, đem bài thi đó tiến cử lên quan chủ khảo. Nhưng cuối cùng vẫn do 2 chữ đó nên bị tìm ra lỗi khiến bài thi không được chấm đỗ. Thật đáng tiếc, đáng tiếc!”.

Lý Quân nghe xong nét mặt ủ rũ. Âu Dương Triệu Hùng trong lòng nghĩ: “Mình không viết mấy chữ ám hiệu đó, sự tình ra sao nhỉ?”.

Sau đó 2 người đến bộ Lễ, tìm những bài thi của các thí sinh trượt. Lý Quân vừa nhìn thấy bài thi liền khóc, nức nở rằng: “Ôi, mình tự làm tự chịu, đây là ý Trời vậy!”.

Sau đó anh ta kể lại sự tình: 

“Sau khi chúng ta đến nhà quan thị ngự lần đầu, tôi lại một mình đến lần nữa. Lúc đó quan thị ngự đang giám sát chấm thi, không ở nhà, tôi bèn nói với sư mẫu rằng, tôi đã thay 3 chữ ám hiệu “Lòng Thánh vậy ư” bằng 3 chữ “thế nên” viết ở đầu 3 đoạn mở đầu, xin sư mẫu hãy viết ám hiệu này lên mẩu giấy. Sau đó sư mẫu lấy mũ áo của quan thị ngự ra, giấu mẩu giấy vào đó, tìm cách chuyển đến tay quan thị ngự. Sư mẫu còn nói, nhất định sẽ căn dặn quan thị ngự tìm bài thi này”.

“Việc này người không hay quỷ không biết, đương nhiên là anh cũng không biết. Nhưng ai ngờ, bài văn của anh vô tình cũng có dùng 3 chữ “thế nên” mở đầu. Thật khéo bài thi của anh theo thứ tự ở trước bài thi của tôi, được người ta cho là bài thi của tôi, do đó được xem xét nâng đỡ. Kết quả bài thi của tôi bị đánh trượt, còn bài thi của anh được đặc cách 2 lần tiến cử, nhưng vẫn không đỗ. Đó là mệnh vậy”.

Âu Dương rất bình tĩnh nói với Lý Quân rằng: “Nếu trong mệnh được đỗ thì sao phải cần ám hiệu? Tôi không đi quan hệ, không coi việc thi cử lấy công danh làm trọng. Chỉ có điều tôi đã nhìn rõ rồi, tất cả đều là mệnh chú định, chính là cái gọi là ‘Không biết mệnh thì không lấy gì làm người quân tử được’”.

Lý Quân sau khi bị tạo hóa trêu đùa lần đó cũng đã tỉnh ngộ.

(Theo: “Thủy song xuân nghệ” của Âu Dương Triệu Hùng và Kim An Thanh đời Thanh).

Kiến Thiện
Theo Vision Times

Bạn đang đọc bài viết: “Dựa vào quan hệ có thể thành công hay không: Tất cả đều là duyên tiền định” tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!

videoinfo__video3.dkn.tv||b340ea7fe__